Các nước lớn ở châu Âu nỗ lực tránh kịch bản phong tỏa toàn quốc
Một số nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Đức, Anh và Italy đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp nâng cao nhận thức phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở các địa phương và nhóm tuổi cụ thể cũng như từng cá nhân với hy vọng sẽ tránh được việc phải áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng trong bối c ảnh làn sóng dịch bệnh thứ hai đang ngày một dâng cao.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố London, Anh khi lệnh phong tỏa có hiệu lực nhằm ngăn dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 17/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người dân hạn chế tối đa các hoạt động tiếp xúc xã hội và đi lại, nâng cao ý thức phòng dịch cá nhân sau khi chính quyền các bang và liên bang cuối cùng cũng đạt được nhất trí về các biện pháp kiềm chế làn sóng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp thứ hai tại quốc gia này. Bà kêu gọi người dân bằng mọi cách ngăn chặn kịch bản virus lây lan mất kiểm soát.
Theo Viện Robert Koch (RKI), dù tỷ lệ nhiễm bệnh tại Đức hiện thấp hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia châu Âu, nhưng số ca mắc tại nước này vẫn đang gia tăng và ngày 17/10 lên mức cao nhất là 7.830 ca/ngày. Các chính trị gia và chuyên gia y tế khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp tự giác phòng dịch và bên cạnh các biện pháp đã được yêu cầu như đeo khẩu trang thì người dân nên tránh tiếp xúc và thường xuyên rửa tay.
Video đang HOT
Tại Anh, giáo sư John Bell, cố vấn chương trình xét nghiệm dịch COVID-19 của Chính phủ Anh, cho rằng nước này nên áp dụng một lệnh phong tỏa toàn quốc trong thời gian ngắn khi mà vùng England đang chứng kiến mức lây nhiễm đáng báo động.
Khi làn sóng dịch bệnh thứ hai dần tăng tốc, chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson ưu tiên sử dụng các biện pháp hạn chế ở cấp địa phương tại những vùng có số ca mắc tăng mạnh với hy vọng có thể vừa kiểm soát dịch vừa duy trì hoạt động kinh tế tại ở những vùng ít chịu tác động. Ngày 16/10, Thủ tướng Johnson cũng tái khẳng định tin tưởng các biện pháp cấp địa phương sẽ hiệu quả hơn việc phong tỏa toàn quốc.
Tuy nhiên, giáo sư Johns Bell, giảng dạy tại Đại học Oxford, đánh giá các biện pháp hiện tại chưa đủ để kiềm chế dịch bệnh và kêu gọi áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc “trong thời gian ngắn” để làm cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Ông cũng cho rằng các trường học và trường đại học cũng nên tạm dừng hoạt động một thời gian ngắn. Việc này nhằm giảm các sóng lây nhiễm đang dâng cao đáng quan ngại tại nhiều vùng và để bắt đầu một cơ chế xét nghiệm thật tích cực. Các số liệu cho thấy ngày 16/10, số ca mắc mới tại vùng England vẫn tăng cao, trung bình 27.900 ca/ngày trong tuần gần nhất.
Trong khi đó, vùng Lombardy của Italy, tâm dịch của làn sóng dịch bệnh thứ nhất tại châu Âu, đã yêu cầu tất cả các quán bar dừng hoạt động vào nửa đêm, bắt đầu từ ngày 17/10 khi vùng này đương đầu với làn sóng thứ hai. Mọi sự kiện thể thao không chuyên tại vùng đất giàu có ở miền Bắc đất nước này cũng đều đã tạm hoãn. Các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực đến ngày 6/11, theo đó, sau 18h hằng ngày, các quán bar không được phép đón khách mới và từ thời điểm này, các quán cũng không được phép bán đồ uống có cồn mang đi. Mọi hoạt động ăn uống ở nơi công cộng ngoài trời đều sẽ bị cấm.
Lombardy là nơi ghi nhận ca bệnh đầu tiên trong làn sóng dịch bệnh thứ nhất tại châu Âu hồi tháng 2. Hiện địa phương này đang triển khai những biện pháp hạn chế chủ yếu nhắm tới nhóm trẻ tuổi như các sự kiện thể thao, câu lạc bộ đêm, cấm đến thăm các viện dưỡng lão nếu không có giấy phép từ cơ quan y tế
Ngày 16/10, Italy ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua, dù chính quyền các khu vực đã áp dụng những biện pháp hạn chế. Vùng Campania, địa phương chịu tác động mạnh thứ hai tại Italy, cũng áp dụng một số biện pháp hạn chế mới như đóng cửa các trường học, cấm tiệc tùng và cử hành tang lễ. Tuần trước, Chính phủ Italy cũng đã bắt buộc đeo khẩu trang ở các địa điểm ngoài trời và gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp tới ngày 31/1/2021 và đang cân nhắc áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm.
EU không nhượng bộ Anh trong các vấn đề chính
Ngày 13/10, các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo mặc dù thời gian để liên minh và Anh đạt thỏa thuận thương mại trong giai đoạn hậu Brexit không còn nhiều, nhưng Brussels sẽ không nhượng bộ London trong các vấn đề như quy định về cạnh tranh công bằng và quyền đánh bắt cá, vốn đang là những vấn đề chính cản trở đàm phán song phương đi đến đích cuối cùng.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu khi tới Luxembourg tham dự các cuộc đàm phán Brexit cùng các bộ trưởng đến từ các nước thành viên EU khác, Bộ trưởng Các vấn đề EU của Đức Michael Roth hối thúc Anh có hành động thiết thực nhằm tháo gỡ những bế tắc về vấn đề đánh bắt cá, cơ chế giải quyết mâu thuẫn và các quy định trợ cấp nhà nước trong đàm phán thỏa thuận thương mại với EU. Ông Roth cho biết EU đang nỗ lực để hai bên đạt thỏa thuận nhưng cùng với đó cũng chuẩn bị cho kịch bản giao thương từ năm 2021 mà không có một thỏa thuận nào quy định về các vấn đề thuế quan và hạn ngạch. Nhấn mạnh đàm phán đang trong giai đoạn rất quan trọng, với áp lực cực lớn khi thời hạn chót cận kề, Bộ trưởng Đức Roth khẳng định EU muốn có tiến triển rõ rệt từ phía các đối tác Anh trong các vấn đề quan trọng như đánh bắt cá, cạnh tranh bình đẳng....
Bộ trưởng Các vấn đề EU của Phần Lan Tytti Tuppurainen cũng đồng ý với người đồng cấp Đức, cho rằng hiện vẫn còn nhiều vấn đề mở. Bà khẳng định EU mong muốn đạt được thỏa thuận với Anh nhưng không phải với mọi giá. Bà cho rằng các quốc gia châu Âu cần chú ý tới các cuộc đàm phán kỹ thuật Anh-EU, trong đó có vấn đề hàng không, một vấn đề quan trọng với Phần Lan.
Chú trọng hơn tới vấn đề đánh bắt cá, lâu nay, Pháp có rất ít tín hiệu sẵn sàng nhượng bộ Anh trong vấn đề quyền tiếp cận các vùng đánh bắt cá của Anh và chia sẻ hạn ngạch trong tương lai, bất chấp những áp lực ngày càng gia tăng từ các quốc gia khác trong liên minh để tháo gỡ bế tắc. Bộ trưởng Các vấn đề EU của Pháp Clement Beaune nhấn mạnh điều quan trọng là 27 quốc gia thành viên EU phải đoàn kết cùng quan điểm. Theo ông, toàn liên minh phải "rất chắc chắn" về những ưu tiên hàng đầu, trong đó có vấn đề đánh bắt cá, đảm bảo cạnh tranh công bằng là điều kiện không thể thiếu nếu Anh muốn tiếp cận thị trường chung châu Âu với 450 triệu người mà không có một rào cản thuế quan nào.
EU và Anh đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa thuận đối tác mới về mọi lĩnh vực từ thương mại tới giao thông và hợp tác hạt nhân, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 khi quá trình chuyển tiếp hậu Brexit kết thúc vào cuối năm nay. Thủ tướng Anh Boris Johnson từng bày tỏ mong muốn trước ngày 15/10 tới sẽ xác định được khả năng hai bên có đạt được thỏa thuận hay không. Tuy không công nhận hạn chót trên, nhưng các quan chức EU cảnh báo nếu hai bên không vạch ra được khung một thỏa thuận vào cuối tháng này thì sẽ không đủ thời gian để phê chuẩn trước khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc.
Theo kế hoạch, các lãnh đạo EU sẽ họp trong ngày 15-16/10 tại Brussels và nghe trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier báo cáo. Bộ trưởng Roth khẳng định các quan ngại chính của EU hiện nay là cách quản lý thỏa thuận, các quy định về sân chơi công bằng trong cạnh tranh. Chính phủ của Thủ tướng Johnson luôn phản đối để thỏa thuận quan hệ thương mại song phương chịu sự chi phối của luật pháp châu Âu, và khẳng định London phải có quyền quyết định về vùng đánh bắt cá của nước này như một cách khẳng định chủ quyền.
Anh chính thức rời EU ngày 31/1 vừa qua, nhưng sẽ chỉ rời thị trường chung và liên minh thuế quan EU vào cuối năm nay, sau quá trình chuyển tiếp kéo dài 11 tháng. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, hoạt động thương mại giữa hai cựu đối tác sẽ trở về "vạch xuất phát" là dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một kịch bản được cho là sẽ gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế và giao thông song phương.
Anh khoe nhóm tác chiến tàu sân bay Anh lập nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, gọi đây là lực lượng hải quân mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong 20 năm qua. "Nhóm tác chiến tàu sân bay thế hệ mới của hải quân Anh đã tập hợp lần đầu tiên, đánh dấu mở đầu giai đoạn vận hành tác chiến mới. Tàu sân bay...