Các nước kém phát triển kêu gọi cải cách chương trình phân bổ viện trợ
Lãnh đạo các nước kém phát triển kêu gọi sửa đổi các quy định phân bổ hàng tỷ USD tiền viện trợ và cho vay, trong bối cảnh đối mặt với gánh nặng nợ nần, hàng loạt cuộc khủng hoảng diễn ra chồng chéo.
Tổng thống Timor Leste Jose Ramos Horta. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tại Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc về các nước kém phát triển (LDC), diễn ra tại Doha, Qatar, từ ngày 5-9/3, lãnh đạo các nước kém phát triển đã kêu gọi việc sửa đổi các quy định phân bổ hàng tỷ USD tiền viện trợ và cho vay, trong bối cảnh đối mặt với gánh nặng nợ nần và hàng loạt cuộc khủng hoảng diễn ra chồng chéo.
Các nước kém phát triển cho biết biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 bùng phát, giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt do xung đột Nga-Ukraine và những khoản nợ ngày càng lớn đang cản trở các nước này trong quá trình phục hồi và phát triển.
Tổng thống Timor Leste Jose Ramos-Horta cho rằng các chương trình viện trợ chưa được triển khai phù hợp cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế của các nước kém phát triển.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nước phương Tây đã cấp tài trợ chính thức cho các nước kém phát triển hoặc cho vay với lãi suất thấp, tổng số tiền khoảng 185 tỷ USD trong năm 2021. Các khoản viện trợ chính thức cho mục tiêu phát triển này là một trong những trụ cột của hệ thống tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay chưa phục vụ lợi ích tập thể; trong đó các nước nghèo chịu ảnh hưởng do không có dự trữ ngoại hối mà lãi suất cho vay lại cao.
Video đang HOT
Đại dịch COVID-19 cũng là thách thức lớn, đặc biệt với các nước kém phát triển khi được phân bổ ít vaccine hơn, sau đó phải vay với lãi suất thấp để chi trả cho các biện pháp khẩn cấp chống dịch.
Trước thềm hội nghị, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ông Achim Steiner đã kêu gọi gia tăng các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ 52 nước đang đối mặt khủng hoảng nợ, thậm chí đứng trước nguy cơ vỡ nợ, giảm bớt gánh nặng này.
Chia sẻ quan điểm trên, Phó Thủ tướng Lesotho Nthomeng Majara đã kêu gọi các chủ nợ giãn nợ “khẩn cấp” hoặc xóa nợ cho các nước đang đối mặt khủng hoảng.
Trong khi đó, Tổng thống Seychelles Wavel Ramkalawan cho rằng đã đến lúc các tổ chức tài chính quốc tế cần đa dạng hóa các thước đo đánh giá sự phát triển của một đất nước, thay vì chỉ dựa trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như hiện nay.
Tổng thống Ramkalawan cho rằng thước đo này chưa chắc đã phù hợp với mọi quốc gia.
Tổng thống Seychelles Wavel Ramkalawan. (Nguồn: jpost.com)
Những lời kêu gọi tại hội nghị càng làm tăng sức ép đối với Ngân hàng Thế giới ( WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vốn đã đối mặt nhiều tranh cãi khi áp đặt các biện pháp “ thắt lưng buộc bụng” đối với những nước kém phát triển cần vay vốn.
Trung Quốc hiện là nước chủ nợ lớn nhất nhưng gần đây đã cho thấy sẵn sàng hợp tác với IMF và các tổ chức khác để tái cơ cấu các khoản nợ hoặc giảm bớt nợ.
Các tổ chức phi chính phủ cũng tiến hành thảo luận bên lề hội nghị, nhằm tìm ra giải pháp đối với vấn đề nợ toàn cầu. Một số ý kiến cho rằng một thỏa thuận tương tự như công ước khí hậu có thể là giải pháp; trong đó các nước giàu sẽ buộc phải có trách nhiệm hơn đối với hệ thống kinh tế không bền vững hiện nay.
Tại một hội nghị về khí hậu diễn ra năm 2009, các nền kinh tế lớn đã cam kết tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm (tới năm 2020) cho những quốc gia đang phát triển để bù đắp cho những tác động xuất phát từ tình trạng ấm lên của Trái Đất, song đến nay mục tiêu này vẫn chưa được thực hiện.
Hôm 4/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết nợ nước ngoài của các nước nghèo đã tăng rất mạnh trong thập kỷ qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt, cũng như khủng hoảng tài chính.
Một số nước đã rơi vào tình trạng vỡ nợ trong 2 năm qua; trong đó, một số nước châu Phi như Nigeria, Mali và Burkina Faso đã mất tới 20 năm phát triển.
Các nước này bị cuốn vào vòng xoáy của bạo lực chính trị gia tăng, thiếu các dịch vụ cơ bản, điều kiện an ninh, y tế và giáo dục không được đảm bảo.
Pakistan tìm kiếm nguồn lực tài chính lớn để phục hồi sau lũ lụt lịch sử
Lãnh đạo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Pakistan phục hồi sau trận lũ lụt lịch sử năm ngoái và tăng khả năng ứng phó với các vấn đề khí hậu, trong bối cảnh quốc gia này có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng nếu không được hỗ trợ để phục hồi kịp thời.
Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt tại tỉnh Balochistan, Pakistan ngày 8/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, tình hình lũ lụt tại Pakistan vẫn diễn biến phức tạp. Một số khu vực xung yếu vẫn chìm trong nước lũ. Chính quyền Pakistan đã sơ tán người dân đến các khu vực an toàn, nhưng thiệt hại do lũ lụt gây ra ước tính có thể lên tới 30 tỷ USD.
Tổng Giám đốc UNDP, ông Achim Steiner, nhấn mạnh trận lũ đã tàn phá nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế, cũng như hệ thống thông tin liên lạc, mùa màng, nhà cửa và đường sá ở nhiều vùng của Pakistan. Theo ông Steiner, những cú sốc to lớn mà Pakistan đang phải đối mặt "đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải tăng cường hợp tác" để hỗ trợ nước này phục hồi. Nếu không, Pakistan sẽ vẫn bị "mắc kẹt trong tình trạng không thể phục hồi, và trong nhiều năm, có thể trong nhiều thập niên nước này sẽ tụt hậu so với tiềm năng thực sự". Ông nhấn mạnh việc hỗ trợ đất nước dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu như Pakistan tái thiết bền vững là cách duy nhất để hạn chế những thiệt hại, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng.
Nhằm huy động nguồn tài trợ trong bối cảnh quốc gia Nam Á này phải nỗ lực tái thiết đất nước sau khi các trận lũ lụt nghiêm trọng, Pakistan và Liên hợp quốc (LHQ) sẽ đồng tổ chức hội nghị quốc tế vào ngày 9/1 tại Geneva (Thụy Sĩ) để tìm kiếm nguồn tài chính và hỗ trợ khác cho quá trình phục hồi lâu dài và kế hoạch nâng cao sức chống chịu trong dài hạn. Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres schủ trì cuộc họp này, trong đó bao gồm các bài phát biểu của một số nguyên thủ quốc gia và chính phủ. LHQ cho biết Pakistan cần hơn 16 tỷ USD để phục hồi sau các trận lũ lụt nghiêm trọng hồi năm ngoái cũng như ứng phó tốt hơn với tình trạng biến đổi khí hậu.
Trận lũ lụt hồi tháng 6/2022 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của 33 triệu người, phá hủy 1,7 triệu ngôi nhà và cướp đi sinh mạng của gần 1.400 người. Hàng triệu người phải sơ tán và đến nay vẫn chưa thể quay trở về nhà, trong khi nước lũ chưa rút dẫn đến nguy cơ lây lan hàng loạt dịch bệnh. Trong khi đó, giá thực phẩm tăng vọt và theo số liệu của LHQ, số người đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng gấp đôi lên 14,6 triệu người. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính 9 triệu người có thể rơi vào cảnh nghèo đói do ảnh hưởng của lũ lụt tại Pakistan.
Pakistan - quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới, chỉ chiếm 0,8% lượng phát thải toàn cầu nhưng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước thời tiết khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cung cấp bột mì miễn phí cho các nước kém phát triển Theo hãng tin Reuters của Anh ngày 21/11, Đài phát thanh Haberturk dẫn lời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xác nhận ông đã nhất trí với người đồng cấp Vladimir Putin về kế hoạch nhập khẩu lúa mì từ Nga để sản xuất bột mì tại Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp miễn phí cho các nước kém phát triển nhất nhằm xoa...