Các nước Hồi giáo hé lộ cách đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ
Đầu tuần qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã kêu gọi cộng đồng Hồi giáo hiệp lực và đưa ra các biện pháp để thoát khỏi sự thống trị của hệ thống tài chính Mỹ và đồng USD.
Đồng đô la Mỹ. Ảnh: Pixabay
Đài Sputnik đưa tin Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết đất nước ông, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có thể sử dụng dinar – đồng tiền vàng thời trung cổ của Iran – cũng như trao đổi hàng hóa như một hàng rào để chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế.
Phát biểu tại Kuala Lumpur Summit hôm 21/12, ông Mahathir nói: “Với việc thế giới đang chứng kiến các đất nước đưa ra quyết định đơn phương để áp đặt trừng phạt, Malaysia cùng các quốc gia khác cần ghi nhớ rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị trừng phạt”.
Thủ tướng Malaysia rõ ràng đã nhắc tới sự kiện Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar năm 2017 liên quan đến các cáo buộc đất nước này hỗ trợ khủng bố, cũng như các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran mà Mỹ áp đặt sau rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện ký (JCPOA) năm 2015.
Video đang HOT
Ông Mahathir Mohamad nói thêm: “Tôi đề xuất nối lại ý tưởng sử dụng đồng dinar vàng và trao đổi hàng hóa giữa các nước. Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét vấn đề này, đồng thời hy vọng có thể tìm được một cơ chế để triển khai hiệu quả”.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Malaysia được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Rouhani phát biểu tại Kuala Lumpur Summit rằng “thế giới Hồi giáo nên áp dụng các biện pháp để tự giải thoát khỏi sự thống tri của hệ thống tài chính Mỹ cùng đồng đô la Mỹ”. Ông Rouhani gợi ý các nước Hồi giáo lớn có thể ủng hộ lẫn nhau bằng cách ký kết những thỏa thuận hợp tác ngân hàng mới và lập ra các cơ chế tài chính mới. Trước đó, ông cam kết Iran sẽ vượt qua các lệnh cấm vận của Mỹ bằng mọi giá.
Giữa tháng 9, Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) cho biết Tehran đang lên kế hoạch vượt qua cấm vận kinh tế của Mỹ bằng cách chuyển hoàn toàn từ đồng USD sang tiền tệ quốc gia trong giao dịch cũng như từ bỏ Dịch vụ viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT).
Iran đang vật lộn với nhiều khó khăn do các biện pháp trừng phạt của Mỹ, làm tê liệt nền kinh tế nước Cộng hòa Hồi giáo này. Ngoài ra, Iran cũng phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối giá xăng dầu tăng cao.
Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã rơi vào khủng hoảng từ tháng 5/2018 – thời điểm Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với các cường quốc. Sau đó, Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vùng Vịnh này nhằm ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, yêu cầu Iran đàm phán về một thỏa thuận mới. Tuy nhiên, Tehran kiên quyết lập trường chỉ đàm phán khi Washington tham gia trở lại JCPOA và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Nhà Trắng cũng đe dọa trừng phạt bất kỳ thực thể nào giao thương với Iran, kể cả các nước thành viên Liên minh châu Âu.
Để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ, ngày 8/12, Tổng thống Rouhani đã trình dự thảo ngân sách tài khóa 2020 lên Quốc hội, đồng thời chỉ rõ ngân sách này được soạn thảo để đối phó với các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách hạn chế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.
Dự thảo ngân sách tài khóa 2020 (bắt đầu từ ngày 20/3/2020) ước tính vào khoảng 4.845 tỷ rial (khoảng 36 tỷ USD theo tỉ giá thị trường tự do). Nhà lãnh đạo Iran cho biết dự thảo ngân sách này được đề ra là nhằm hỗ trợ người dân Iran vượt qua khó khăn.
Theo Xuân Chi/Báo Tin tức
Cộng đồng Hồi giáo rạn nứt vì hội nghị thượng đỉnh tại Malaysia
Saudi Arabia và Pakistan đã tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo tại Malaysia, với lập luận cho rằng hội nghị này được tổ chức sai mục đích.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn:Daily Pakistan)
Các nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia Hồi giáo, trong đó có Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Iran, đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo tại Malaysia, thảo luận cách thức giải quyết các vấn đề mà cộng đồng Hồi giáo trên toàn cầu đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, Saudi Arabia và nước đồng minh gần gũi Pakistan tẩy chay cuộc gặp này.
Tại một bữa tiệc tối chào đón khách mời ngày 18/12, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết hội nghị thượng đỉnh 4 ngày tại Kuala Lumpur sẽ "làm một điều gì đó" để cải thiện cuộc sống của người theo đạo Hồi và vượt qua tình trạng bài Hồi giáo hiện nay. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần tìm một cách để giải quyết những thiếu sót của mình, sự phụ thuộc của chúng ta vào những người không theo đạo Hồi để bảo vệ chính mình chống lại kẻ thù của Hồi giáo."
Tuy nhiên, tới phút chót, Thủ tướng Pakistan Imran Khan, người cùng với Thủ tướng Mahathir và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh này, đã quyết định không tham gia sự kiện. Một số nguồn tin cho rằng ông Khan chịu sức ép của Riyadh. Saudi Arabia cho rằng hội nghị này không phải là diễn đàn về các vấn đề quan trọng của 1,75 tỷ tín đồ Hồi giáo trên thế giới.
Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia cho biết Quốc vương Salman đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Mahathir và tái khẳng định rằng các vấn đề nói trên nên được thảo luận thông qua Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) có trụ sở tại Jeddah (Saudi Arabia). Giới phân tích cho rằng Saudi Arabia lo ngại bị cô lập về ngoại giao trước các đối thủ trong khu vực như Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, cùng quan điểm với Saudi Arabia, Tổng Thư ký OIC Yousuf al-Othaimeen cho biết sự kiện tại Kuala Lumpur "đi ngược lại với các lợi ích của cộng đồng Hồi giáo" khi triệu tập họp bên ngoài sự bảo trợ của OIC. Ông thậm chí cho rằng hội nghị trên sẽ phá vỡ tình đoàn kết Hồi giáo.
Đáp lại, Văn phòng Thủ tướng Mahathir ra tuyên bố khẳng định không có ý định tạo ra một "khối mới như một số người chỉ trích đã bóng gió." Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng hội nghị này "không phải là diễn đàn để thảo luận về tôn giáo hay các vấn đề tôn giáo, mà chỉ tập trung vào các vấn đề của cộng đồng người theo đạo Hồi"./.
Theo TTXVN/Vietnamplus.vn
Malaysia: Mỹ vi phạm Hiến chương LHQ khi trừng phạt Iran Ngày 14/12, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nhận định các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong cuộc họp báo tại Putrajaya ngày 9/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại họp báo khi tham dự Diễn đàn Doha ở Qatar, Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh...