Các nước EU “trở mặt” với nhau vì Ukraine
Những tranh cãi về việc nên hay không cung cấp vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine cũng như tăng cường lệnh trừng phạt chống lại Nga đang trở thành 2 đề tài gây chia rẽ sâu sắc trong khối EU.
Cung cấp vũ khí sát thương
Việc nên hay không nên cung cấp vũ khí sát thương cho quân chính phủ Kiev chống lại phe nổi dậy thân Nga tại miền đông Ukraine đang trở thành một trong những nội dung thảo luận gây tranh cãi trong khối Liên minh châu Âu (EU).
Khi mà Mỹ, Anh đang nghiêng về giả thuyết hỗ trợ vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine thì Đức và Pháp lại lên tiếng khẳng định hành động này sẽ chỉ làm chiến sự ngày càng leo thang và gia tăng đổ máu.
Quân chính phủ Kiev triển khai vũ khí tấn công phe ly khai đóng quân bên ngoài thành phố Debaltsevo, miền đông Ukraine hôm 8/2.
Hôm 21/1, tơ Gazeta cua Nga đưa tin trong vài ngày tới, chinh quyên Tông thông My Barack Obama se đưa ra quyêt đinh vê vân đê hô trơ vu khi cho Ukraine va mơ rông trưng phat Nga.
Trong chuyến thăm Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry xác nhận rằng chính quyền của Tổng thống Obama sẽ sớm quyết định thời điểm cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo đó, chính phủ Mỹ đang cân nhắc khả năng cung cấp cho Ukraine một số loại vũ khí sát thương có tổng trị giá 3 tỷ USD gồm tên lửa chống tăng, xe bọc thép Humvees, trực thăng tấn công không người lái, radar…
Sau đó, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố, Washington mong muốn một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine nhưng nhấn mạnh thêm rằng Kiev có quyền tự vệ trước Nga và Mỹ sẽ cung cấp các công cụ để Ukraine làm điều này.
Tương tự, phát biểu trước phóng viên tại Hội nghị An ninh Munich ngày 7/2, Tư lệnh NATO tại châu Âu, Tướng Philip Breedlove tuyên bố Phương Tây sẽ không loại trừ lựa chọn quân sự cho vấn đề Ukraine, đồng thời ám chỉ tới khả năng cung cấp vũ khí và trang bị quân sự cho Kiev hơn là điều binh lính tới nước này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã khẳng định việc “cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev” sẽ chỉ làm trầm trọng thêm “tấn bi kịch ở Ukraine”.
Do đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine là thông qua các biện pháp ngoại giao, thay vì hành động quân sự. Bà Merkel cũng tuyên bố Đức sẽ không vận chuyển vũ khí cho Kiev.
Ngay cả trong nội bộ NATO cũng đang có sự chia rẽ về vấn đề này. Tại hội nghị của NATO diễn ra vào ngày 5/2, một số bộ trưởng quốc phòng các nước EU đã lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho quân đội chính phủ Ukraine, và cảnh báo về sự rạn nứt giữa hai bờ Đại Tây Dương nếu Mỹ quyết định thúc đẩy kế hoạch này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen cho rằng, việc đổ thêm vũ khí vào miền đông Ukraine sẽ không thể đem lại một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
“Chúng ta cần phải đặt thật nhiều áp lực cho phe đối lập ở miền đông Ukraine cũng như Nga về mặt kinh tế và chính trị để tìm ra một giải pháp trên bàn đàm phán thay vì trên chiến trường”, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, bà Jeanine Hennis-Plasschaert cũng nhất trí với quan điểm của người đồng cấp Đức. Bà Plasschaert khẳng định phần lớn các nước châu Âu bao gồm Hà Lan sẽ chỉ hỗ trợ vũ khí phi sát thương cho chính phủ Ukraine.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh (trái) tuyên bố điều cố vấn quân sự tới hỗ trợ đào tạo cho binh sĩ Ukriane.
Tuy nhiên, trái với quan điểm của Đức và Hà Lan, Anh lại đưa ra tuyên bố trái chiều. Theo tờ Kyiv Post, Anh đã khiến cả châu Âu bất ngờ và choáng váng khi tuyên bố sẽ đơn phương gửi 75 quân tới Kiev để đào tạo cho quân đội Ukraine bộ 4 kĩ năng gồm bộ binh, tình báo, hậu cần và y tế.
“Trong tháng tới, chúng tôi sẽ triển khai các nhân viên quân sự tới để tư vấn, đào tạo các kĩ năng từ tình báo chiến thuật đến hậu cần và chăm sóc y tế, những thứ mà Ukraine đang cần”, Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu hôm 24/2.
Theo Guardian, ban đầu khoảng 30 nhân viên huấn luyện quân sự Anh sẽ được gửi đến Ukraine, bao gồm 25 tư vấn viên đào tạo y tế, hậu cần, phân tích thông tin tình báo và đào tạo binh lính. Ngoài ra, Anh khẳng định sẽ không gửi các chuyên viên này đến khu vực xung đột thuộc miền đông Ukraine. Guardian nhận định quyết định trên có thể kéo nước Anh đến gần hơn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga.
Trong khi đó, Downing Street cho biết việc triển khai này không chỉ là một phản ứng song phương hỗ trợ Ukraine mà còn là tín hiệu với người Nga rằng nước Anh không tán thành thêm bất kỳ một cuộc thôn tính nào lớn hơn nữa tại miền đông Ukraine trong bối cảnh khu vực này đang thi hành thỏa thuận ngừng bắn Minsk.
Các quan chức EU đã rất bất ngờ khi nghe được thông tin trên. Hiện EU có hai tùy viên quân sự ở Ukraine nhưng họ không tham gia vào các hoạt động huấn luyện.
Động thái trên của Anh được cho là sẽ gây chia rẽ EU trầm trọng hơn vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Hy Lạp và Hungary cũng đang phản đối các lệnh trừng phạt mới đối với Nga vì sợ rằng nền kinh tế các nước này sẽ bị ảnh hưởng.
Đại sứ quán Pháp tại Kiev cũng lấy làm ngạc nhiên và cho hay họ vẫn đang tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình vừa kết thúc tại Paris với sự tham dự của các ngoại trưởng Pháp và Đức, Ukraine và Nga.
Ngay sau tuyên bố của Anh về việc cử quân nhân tới đào tạo cho các binh sĩ quân chính phủ Kiev, hôm 25/2, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã lên tiếng khẳng định Paris không có kế hoạch đưa các cố vấn quân sự hay chuyển vũ khí tới Ukraine.
“Anh đang làm trầm trọng thêm tình hình chiến sự khi quyết định điều động cố vấn quân sự tới Ukraine như thông báo của Thủ tướng David Cameron. Nhưng chúng tôi vẫn giữ vững lập trường của mình, và vẫn giữ quan điểm quyết tâm hạ nhiệt căng thẳng giao tranh”, Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Fabius phát biểu trên kênh France Info
Ukraine đã ký nhiều hợp đồng mua bán vũ khí với một số nước tham gia Triển lãm vũ khí IDEX-2015 tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Song song với việc tìm kiếm sự trợ giúp vũ khí từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, chính quyền Ukraine hôm 24/2 đã ký 20 hợp đồng mua bán vũ khí của nhiều nước nhân Triển lãm vũ khí IDEX-2015 diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
“Những vũ khí được mua lần này là sản phẩm của các công ty châu Âu, Mỹ và Trung Đông. Ngoài ra, chúng tôi cũng ký hợp đồng bán một số sản phẩm quân sự của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine với tổng trị giá hàng chục triệu USD để có thêm ngoại tệ cho hiện đại hóa quân đội”, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết.
Trong khuôn khổ chuyến thăm triển lãm tại UAE, phái đoàn Ukraine cũng đã có cuộc gặp với phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Quốc phòng Frank Kendall dẫn đầu để thảo luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, chi tiết cuộc gặp không được tiết lộ.
Hồi tuần trước, Phó chủ tịch quốc hội Ukraine, ông Andriy Parubiy vừa có chuyến thăm Ottawa khi tới Washington .Chuyến thăm của ông Parubiy mang mục đích thuyết phục các nước phương Tây tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn gần như không có hiệu lực thi hành và quân đội Kiev thất thế trước phe ly khai.
Chính quyền Ukraine cho rằng Mỹ đang chần chừ trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là vì chưa có đồng minh nào tác động đủ mạnh. Tại châu Âu thì cả Đức và Pháp đều không muốn cuộc xung đột tại Ukraine leo thang và phản đối việc cung cấp vũ khí.
Riêng Anh thì ủng hộ Mỹ nhưng theo chính sách Mỹ làm gì thì Anh làm theo. Do đó, chỉ có Canada là nước lớn duy nhất đủ tiếng nói tác động đến chính sách của Mỹ. Trước đó, Canada đã viện trợ quân sự trị giá 61 triệu USD cho chính quyền Kiev nhưng là các vũ khí phi sát thương.
Tăng cường lệnh trừng phạt Nga
Trong bối cảnh, thỏa thuận ngừng bắn Minsk tại miền đông Ukraine đang có dấu hiệu bị phá vỡ, Mỹ và các đồng minh châu Âu cũng tiến hành thảo luận về khả năng áp đặt thêm lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.
Khả năng EU sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga trong thời gian tới liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hôm 21/2, sau khi hội đàm với người đồng cấp Anh, ông Philip Hammond, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng “sự vi phạm nghiêm trọng” nhất đến thỏa thuận ngừng bắn là cuộc tấn công vào thành phố Debaltseve do phe ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine tiến hành, buộc quân chính phủ Kiev phải rút lui. Mỹ cũng cáo buộc Nga tiếp tục hỗ trợ quân sự cho phe ly khai nhưng Moscow luôn bác bỏ luận điểm này.
Còn theo Thủ tướng Anh David Cameron, hành động “phi pháp” của Nga ở Ukraine đạt cấp độ mới và cảnh báo Moscow sẽ phải hứng chịu những lệnh trừng phạt cứng rắn hơn nếu phe ly khai cố chiếm thêm phần lãnh thổ tại miền đông dù là hướng về Mariupol hay nơi nào khác.
Tuy nhiên, EU đã phải gánh chịu tổn thất lên tới 21 tỷ euro giá trị xuất khẩu vì các biện pháp trừng phạt mà chính họ áp đặt lên Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
“Các biện pháp trừng phạt đã khiến tất cả chúng ta đều phải trả giá đắt. Liên minh Châu Âu (EU) đến nay đã phải chịu tổn thất lên tới 21 tỉ euro (23,7 tỉ USD). Ở Tây Ban Nha, chúng tôi đã bị ảnh hưởng nặng nề cả trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch”, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, ông Jose Manuel Garcia-Margallo phát biểu hôm 9/2. Ông Garcia-Margallo là vị quan chức đầu tiên công bố con số tổn thất của EU trong “cuộc chiến” trừng phạt nhằm vào Nga.
Những tổn thất về kinh tế đã khiến EU ngày càng trở nên chia rẽ vì chính sách trừng phạt kinh tế mạnh tay nhằm vào Nga.
Hãng thông tấn Tass cho biết Tổng thống Síp Nicos Anastasiadis đã chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ và EU áp đặt chống Nga và cho rằng nó “không mang lại kết quả gì cho người khởi xướng”. Theo ông Anastasiadis, các lệnh trừng phạt không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến Nga mà còn đến cả Síp cũng như Áo, Tây Ban Nha và khắp châu Âu.
Trước đó, hôm 5/1, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi sớm hủy bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. “Tôi nghĩ, đây là lúc cần thiết để chấm dứt các lệnh trừng phạt. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với tôi rằng, ông ấy không hề muốn thôn tính miền đông Ukraine”, ông Hollande cho biết.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng và Đối ngoại kinh tế Đức cảnh báo, nếu áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với Nga sẽ gây ra những tác động nguy hiểm hơn đối với toàn khu vực châu Âu.
Ông Gabriel cho rằng mục đích của những biện pháp trừng phạt Nga là khiến Moscow quay trở lại bàn đàm phán nhằm tìm ra biện pháp cho khủng hoảng Ukraine và việc tìm cách gia tăng trừng phạt không khác nào loại Nga ra khỏi những nỗ lực chung nhằm giải quyết các xung đột trên thế giới.
Nga cấm nhập khẩu nhiều loại trái cây có xuất xứ từ các nước trong khối EU để đáp trả đòn trừng phạt.
Để đáp trả đòn trừng phạt, Nga đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu nông sản, thực phẩm từ châu Âu khiến nông dân các nước này lao đao. Từ tháng 8/2014, Nga đã ra lệnh cấm nhập khẩu một năm đối với nhiều sản phẩm lương thực thực phẩm của phương Tây với những lý do tương tự như trên.
Mới đây, hôm 22/2, Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Phil Hogan đã phải thông báo EU sẽ triển khai việc hỗ trợ những người chăn nuôi trong việc tiêu thụ thịt lợn để có thể tăng giá bán trên thị trường hiện đang sụt giảm do lệnh cấm của Nga.
Theo tính toán của Nghị viện châu Âu, có ít nhất 9,5 triệu chủ trại sản xuất nông nghiệp ở EU bị thiệt hại do lệnh cấm nhập khẩu nông sản của Nga.
Điển hình, theo RIA Novosti, trong cuộc họp với Ủy viên về nông nghiệp của EU, ông Dacian Ciolos ngày 12/8 năm ngoái, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan đã yêu cầu EU có những biện pháp hỗ trợ, bồi thường cho nông dân nước mình.
Trong sắc lệnh mới nhất của Nga, Ba Lan không được phép nhập trái cây và rau củ quả vào Nga. Nga còn cấm nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan với lý do phát hiện những trường hợp cúm heo ở Ba Lan và Lithuania. Liên tiếp bị cấm xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt, Ba Lan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Theo Daily World, vào năm ngoái, Ba Lan, Pháp, Hà Lan và Đức là những nước bị thiệt hại nhiều nhất vì bị giảm lượng nông sản xuất sang Nga.
Về phần mình, Thủ tướng Ukraine Yasheniuk cho rằng với lệnh cấm các mặt hàng sữa, hoa quả, rau xanh và đồ hộp của Nga, nền kinh tế Ukraine sẽ bị thiệt hại lên tới 7 tỷ USD.
Ngoài ra, các khách hàng Nga còn từ chối không mua nhiều sản phẩm của Ukraine gồm thép, hóa chất như phân bón. Thậm chí, các tổ hợp quân sự của Ukraine cũng chịu cảnh thất thu do lệnh cấm của chính phủ đối với việc hợp tác và cung cấp cho Nga những thiết bị, phụ tùng quân sự.
Minh Thu (Tổng hợp)
Theo Infonet
Đòn trả đũa của Nga
Cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và phương Tây leo lên một nấc thang mới khi Matxcơva quyết định mở rộng thêm lệnh trừng phạt nhằm vào hàng hóa châu Âu nhập khẩu vào Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm một cửa hàng thực phẩm sau lệnh cấm nhập nông sản từ EU
Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nga Rosselkhoznadzor cho biết, nước này bắt đầu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, mỡ và nội tạng động vật có ngồn gốc châu Âu từ ngày 21-10. Lý do, theo Rosselkhoznadzor, là do các nhà sản xuất châu Âu vi phạm quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi phát hiện 17 sản phẩm không đạt chất lượng có xuất xứ từ Áo, Đức, Đan Mạch, Italia và Ba Lan được nhập vào Nga trong 2 tháng qua. Cụ thể hơn, Ropotrebnadzor cho biết đã phát hiện ấu trùng của một loài sâu bướm có hại trong một số lô hoa quả nhập khẩu từ châu Âu nên lo ngại nguy cơ bùng phát khuẩn salmonella, có thể biến thức ăn thành độc tố.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, lệnh cấm nhập khẩu trên thực chất là quyết định mở rộng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu mà Matxcơva đã áp đặt trước đó. Bởi sau khi bị Mỹ và phương Tây trừng phạt hồi tháng 8 vừa qua do cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã ngay lập tức đáp trả bằng lệnh cấm nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như thịt, cá, hoa quả và rau có nguồn gốc từ các nước Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và một số nước khác như Australia và Na Uy.
Có thể thấy cuộc chiến kinh tế-thương mại giữa phương Tây và Nga do khủng hoảng Ukraine vẫn tiếp tục căng thẳng dù hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề. Trong khi các chuyên gia kinh tế đánh giá sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây có thể làm giảm tới 1,5% GDP của nước Nga trong năm 2014 thì đòn trả đũa của Matxcơva cũng gây thiệt hại hàng chục tỷ USD cho phương Tây, đặc biệt là nông dân EU.
Theo đánh giá, các quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất từ sự trả đũa trừng phạt kinh tế của Nga là Ba Lan, Latvia, Czech, Hà Lan và Bỉ với thiệt hại cho EU ước tính trên 12 tỉ Euro. Người phát ngôn của Ủy ban Nông nghiệp EU Roger Waite phải cảnh báo về "nguy cơ của một cuộc khủng hoảng mới" do các sản phẩm như cà rốt, cà chua, bắp cải, nấm, táo, lê, nho... không có thị trường tiêu thụ và tụt giá.
Trước ảnh hưởng tiêu cực từ việc Nga trừng phạt các nhà sản xuất nông sản và thực phẩm châu Âu, một số thành viên EU đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) phải có chính sách hỗ trợ nông dân. Trung tuần tháng 9 vừa qua, ngoài chương trình hỗ trợ ngắn hạn 125 triệu Euro, EC đã quyết định thực hiện một số giải pháp khẩn cấp giải ngân quỹ dự phòng 420 triệu Euro mỗi năm để hỗ trợ các nhà sản xuất nông sản trong EU.
Nhằm giảm thiểu tác hại tiêu cực của trừng phạt kinh tế từ Mỹ và phương Tây tới nền kinh tế, Nga đã chuyển hướng đẩy mạnh hợp tác với các thị trường khác, nhất là châu Á và Mỹ Latin. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây chắc chắn không làm thay đổi lập trường và chiến lược của Nga trong vấn đề Ukraine và đòn trừng phạt kiểu "ăn miếng trả miếng" giữa hai bên có thể dẫn đến bất ổn khôn lường với cả thế giới.
Theo An ninh thủ đô
Anh sẽ điều đặc nhiệm giải cứu con tin trong tay IS? Chính phủ Anh đang xem xét kế hoạch đưa đặc nhiệm SAS tập kích vào Syria để giải cứu con tin bị phiến quân IS dọa giết. Ngày 3/9, Bộ Ngoại giao Anh cho hay họ đang xem xét kế hoạch điều lực lượng đặc nhiệm SAS thực hiện một cuộc tập kích bí mật nhằm giải cứu con tin người Anh đang...