Các nước EU lên kế hoạch bắt đầu tiêm phòng COVID-19 trong cùng một ngày
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 16/12 cho biết 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong cùng một ngày để biểu thị tình đoàn kết nhằm vượt qua đại dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 8/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong phiên họp của Nghị viện châu Âu (EP), bà von der Leyen cho rằng để khống chế được đại dịch, cần tới 70% dân số được tiêm phòng. Theo bà, đây là một nhiệm vụ lớn lao, do đó 27 nước thành cần khởi động chiến dịch tiêm phòng cùng nhau, bắt đầu vào cùng 1 ngày.
Hiện dư luận đang gây sức ép để EU phê chuẩn việc lưu hành vaccine phòng COVID-19, để bắt kịp Mỹ và Anh – vốn đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân loại vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế.
Video đang HOT
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) lên kế hoạch nhóm họp để thảo luận việc cấp phép cho vaccine của Pfizer/BioNTech vào ngày 21/12 tới, nhanh hơn 1 tuần so với dự kiến ban đầu.
Theo quy định, các nước EU có thể tự tiến hành chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, song EC muốn các nước phối hợp cùng nhau để đảm bảo không nước nào bị bỏ lại phía sau. Người đứng đầu EC cũng nhấn mạnh vaccine của Pfizer/BioNTech chỉ là 1 trong 6 loại vaccine tiềm năng mà EU đã ký hợp đồng.
Theo bà, trong vòng 1 tuần tới, giới chức EU sẽ phê chuẩn việc lưu hành vaccine. EU đã mua lượng vaccine nhiều hơn số lượng người dân, và có thể hỗ trợ các nước láng giềng, cũng như các đối tác trên khắp thế giới, thông qua Cơ chế Tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi toàn cầu (COVAX), để không ai bị bỏ lại phía sau.
Putin: Nga đăng ký vaccine Covid-19 thứ hai vào tháng sau
Putin nói vaccine Covid-19 thứ hai, do trung tâm khoa học Vector phát triển, sẽ được đăng ký tại Nga vào tháng 9 và cạnh tranh với vaccine Sputnik V.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya 24 hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vaccine Covid-19 thứ hai của nước này đã sẵn sàng vào tháng tới. Theo Putin, loại vaccine này do Viện Vector, một trung tâm có mức độ an toàn sinh học cao ở Novosibirsk, phát triển.
Tổng thống Nga nói thêm rằng vaccine mới dự kiến cạnh tranh với Sputnik V, loại vaccine Covid-19 đầu tiên được Nga đăng ký đầu tháng này, và ông hy vọng cả hai đều an toàn, hiệu quả như nhau. Phó thủ tướng Tatyana Golikova trước đó tiết lộ hiện có 27 quốc gia quan tâm đến việc mua vaccine của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trả lời phỏng vấn kênh Rossiya 24 hôm nay. Ảnh: AFP.
Khi được hỏi về con gái, người đã thử nghiệm Sputnik V, Putin khẳng định cô vẫn khỏe mạnh và cơ thể đã phát triển thành công khả năng miễn dịch với Covid-19. Tổng thống Nga cho biết con gái ông đã tình nguyện thử nghiệm tiêm vaccine mà không hỏi ý kiến ông.
Putin bác bỏ cáo buộc rằng vaccine Sputnik V được cấp phép khi chưa tiến hành đầy đủ các giai đoạn thử nghiệm. Ông khẳng định vaccine này được đăng ký theo mọi yêu cầu của luật pháp Nga cũng như thông lệ quốc tế.
Ông cũng ca ngợi cách giới chức Nga xử lý đại dịch Covid-19, nhấn mạnh rằng những động thái kịp thời và quyết đoán của họ không chỉ giúp tỷ lệ tử vong được giữ ở mức tối thiểu mà còn hạn chế tác động của đại dịch đối với nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, Tổng thống kêu gọi người dân Nga tiếp tục tuân thủ các khuyến nghị dịch tễ để ngăn chặn virus lây lan.
Sputnik V do Viện Gameleya phát triển, là vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và công sức nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới.
Nga, Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu "cuộc chạy đua" sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên. Theo dữ liệu dự thảo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tuần qua, hiện có 29 loại vaccine đang được đánh giá lâm sàng.
Nga yêu cầu Đức cung cấp hồ sơ y tế của Navalny Công tố viên Nga yêu cầu Đức cung cấp hồ sơ y tế của lãnh đạo đối lập Navalny sau khi một bệnh viện Berlin nói ông bị đầu độc. Văn phòng Tổng công tố Nga hôm nay cho biết họ đã gửi yêu cầu tới cơ quan nhà nước Đức để đề nghị cung cấp "tài liệu về dữ liệu y tế...