Các nước Đông Nam Á đều sở hữu vũ khí “sát thủ hủy diệt tàu sân bay”
Trong hải hành viễn dương,Liêu Ninhđã bị sự uy hiếp cực lớn của các tên lửa phóng từ trên không, thế nhưng nó còn gặp phải sự đe dọa ghê gớm từ các “sát thủ tàu sân bay” phóng từ các tàu mặt nước, tàu ngầm và lực lượng phòng thủ bờ biển.
Tên lửa hạm và ngầm đối hạm
Ít ai ngờ được, các loại tên lửa hạm đối hạm và bờ đối hạm mạnh nhất không phải đến từ Mỹ, Nhật… mà chủ yếu xuất phát từ Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Điều này xuất phát những tranh chấp căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua làm các quốc gia này ồ ạt tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân, trong đó tập trung vào các loại vũ khí có tính chất phòng thủ như: tên lửa hạm đối hạm, bờ đối hạm…
Ở dưới nước, các loại tên lửa 3M-54E và 3M-54E1 trên tàu ngầm Kilo 636 đều có khả năng phá hủy Liêu Ninh chỉ bằng một quả tên lửa. Các loại tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 220 và 350km, đầu đạn nặng 200 và 450kg, giai đoạn đầu nó bay với vận tốc hạ âm 0,8 Mach, giai đoạn cuối tăng tốc đột ngột lên 2,9 Mach, đây là loại vũ khí được đánh giá cao nhất trong tấn công tàu sân bay.
Tên lửa đối hạm có khả năng phóng từ tàu ngầm và tàu mặt nước 3M-54E1
Các tàu mặt nước của Ấn Độ cũng được trang bị loại tên lửa họ Club 3M-54E1 với hệ thống phóng thẳng đứng này, tuy tầm bắn vẫn đạt 300km nhưng trong suốt quá trình bay nó chỉ bay với vận tốc cố định là 0,8 Mach. 2 họ tên lửa này đều có 1 ưu điểm đặc biệt là trong giai đoạn cuối nó bay với độ cao sát mặt biển (từ 5-15m) nên rất khó bị phát hiện và đánh chặn.
Kanwa cũng đánh giá cao việc các tàu chiến Việt Nam từ các tàu hộ vệ cỡ lớn như Gerpa 3.9 hay các tàu tên lửa cỡ nhỏ đều được trang bị loại tên lửa hạm đối hạm có tính năng tương đối mạnh là Kh-35 Uran E có tầm bắn 130km. Loại tên lửa này cũng có khả năng đánh đắm các tàu khu trục hạng nặng và đánh bị thương các hàng không mẫu hạm. Với khả năng cơ động cao của các tàu cao tốc tên lửa, Kh-35 Uran E thực sự trở thành vũ khí rất đáng gờm.
Tên lửa bờ đối hải
Còn đối với họ tên lửa bờ đối hải, một loại vũ khí tuy đã cũ nhưng cũng có khả năng hạ sát tàu sân bay là Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3).
P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu phát triển trên cơ sở tên lửa P-5 (phiên bản thứ 3 của P-5) có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới hàng vạn tấn như tàu vận tải đổ bộ chở trực thăng, tàu vận đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực… Với tầm bắn rất xa của nó, các tàu sân bay cũng phải dè chừng các điểm yếu hại nếu không muốn biến thành “khách sạn nổi dưới đáy đại dương”.
Video đang HOT
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 có tầm bắn 46km.
Loại vũ khí bờ đối hạm thứ 2 có khả năng hạ sát tàu sân bay là hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn.
Tuy loại tên lửa này có đầu nổ không lớn như 3M-54E1 nhưng khả năng tấn công mục tiêu vào bên sườn sát mép nước của nó cũng được đánh giá cao. Tuy không thể phá hủy được hàng không mẫu hạm nhưng điểm nổ ở mạng sườn, gần mép nước cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm. Nếu trúng vào các khoang vũ khí, nhiên liệu thì việc phá hủy tàu sân bay là điều không khó.
Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương. Tạp chí Kanwa cho biết, tàu chiến Ấn Độ hiện đã được trang bị phổ biến loại tên lửa này.
Liêu Ninh không thể chống được đòn tiến công “tổng hợp”
Điển then chốt để đối phó với các hệ thống đánh chặn tầm gần trên các tàu hộ vệ và khu trục thuộc biên đội tàu sân bay Liêu Ninh là khả năng tấn công tổng hợp, đây là điều khác biệt căn bản giữa các cường quốc hải quân và các nước có lực lượng hải quân nhỏ yếu.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont
Ví dụ như các cường quốc hải quân như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong 1 lúc có thể tung ra đòn tấn công toàn diện từ trên không, từ tàu mặt nước và từ tàu ngầm để vượt qua lưới lửa phòng thủ tầm gần của các tàu hộ vệ và tàu khu trục, lúc đó Liêu Ninh sẽ như “cá nằm trên thớt”.
Đặc biệt là 2 loại tên lửa không đối hạm kể trên của Mỹ là Tên lửa chống hạm tầm xa” LRASM và Tên lửa tấn công liên hợp của Na Uy, có khả năng tấn công thực sự đáng gờm, các tàu chiến của Trung Quốc hiện không có loại nào có khả năng đánh chặn được nó.
2 loại tên lửa này đều có khả năng điều chỉnh lộ tuyến tấn công trong hành trình bay, thông qua chuỗi số liệu 2 chiều, từ đó có thể lựa chọn phương hướng và hành trình tấn công tối ưu để “làm thịt” tàu sân bay .
Còn đối với các loại tên lửa chống hạm siêu âm thì tốc độ là điểm quyết định hiệu quả tấn công. Ví dụ như các tàu mặt nước Ấn Độ hiện nay, chủ yếu sử dụng các tên lửa 3M-51E1 và tên lửa BrahMos dạng phóng thẳng đứng với tốc độ phóng tên lửa 1 giây/1 quả, trong 8 giây là 1 tàu đã phóng hết cơ số đạn 8 quả.
Chỉ cần 1 tàu với 8 quả tên lửa phóng gần như đồng loạt trong 8 giây với vận tốc siêu âm là đã đủ làm cho các hệ thống đánh chặn không chống đỡ xuể, Liêu Ninh hoàn toàn có khả năng bị đánh đắm bởi 1 tàu chiến loại này. Nếu 2, 3 chiếc tàu chiến hợp sức phóng 16 – 24 quả trong 8 giây thì chắc chắn nó không còn đường thoát.
Tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km
Nếu Ấn Độ sử dụng máy bay Su-30 MKI và Mig-29 kết hợp với tàu ngầm, tàu mặt nước đồng loạt tấn công tàu sân bay thì hiệu quả là tuyệt đối. Có thể khẳng định là hiện nay, chính Ấn Độ là nước có tiềm lực vũ khí đủ khả năng tiêu diệt Liêu Ninh ngay từ loạt đạn đầu với cả 3 phương thức tấn công cơ bản.
Theo vietbao
Mỹ phát triển siêu tên lửa chuyên "trị" tàu sân bay
Công ty Lockheed Martin củaMỹđang phát triển tên lửa đối hạm tầm xa dùng trên tất cả các loại máy bay của không quân Mỹ, có khả năng tấn công hàng không mẫu hạm rất tốt.
Trên website của công ty Lockheed Martin vừa thông báo, công ty đã được Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp quốc phòng Mỹ (DARPA) ủy thác một hợp đồng trị giá 71 triệu USD để nghiên cứu, chế tạo tên lửa chống hạm tầm xa loại cải tiến LRASM (Long Range Anti-Ship Missile).
Hợp đồng còn quy định công ty phải đảm nhiệm cả hạng mục thử nghiệm phóng từ trên không và trên tàu mặt nước đối với loại tên lửa này, sau đó tiến hành đánh giá và có những điều chỉnh nhằm hạ thấp rủi ro trong quá trình phát triển.
Đây thực chất là một phần của bản hợp đồng phát triển LRASM giai đoạn 2 được ký kết năm 2010. Theo điều khoản của hợp đồng này, trong năm 2013 thử nghiệm phóng LRASM từ trên không sẽ do 1 chiếc máy bay ném bom B-1B tiến hành với 2 đợt thử nghiệm phóng.
Ngoài ra, công ty Lockheed Martin sẽ còn tiến hành 2 đợt thử nghiệm phiên bản LRASM phóng từ trên tàu mặt nước trong năm 2014. Trong hạng mục này, công tác kiểm tra các rủi ro phát sinh chủ yếu liên quan đến thử nghiệm khả năng tương thích điện từ và các hệ thống cảm biến tích hợp trên tên lửa trên đường bay của tên lửa.
Mô hình đồ họa của tên lửa tấn công chính xác ngoài khu vực phòng không LRASM
Tên lửa LRASM thuộc loại vũ khí tấn công chính xác ngoài khu vực phòng không, được nghiên cứu trên cơ sở những thành tựu trong phát triển tên lửa JASSM-ER để đáp ứng yêu cầu tấn công đối hạm từ trên không, trên biển của hải, không quân Mỹ.
Ông Fleming - giám đốc dự án phát triển phiên bản LRASM phóng từ trên không thuộc Bộ phận hệ thống kiểm soát hỏa lực và tên lửa của công ty Lockheed Martin cho biết: "Hợp đồng cải tiến LRASM sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu LRSM. Hiện chúng tôi đang phát triển một loại vũ khí tiến công các mục tiêu mặt nước (OASuW) mới cho hải quân Mỹ, có thể được triển khai trên nhiều phương tiện phóng khác nhau".
LRASM do DARPA và văn phòng nghiên cứu của hải quân Mỹ hợp tác nghiên cứu. Để thực hiện hợp đồng này, Lockheed Martin còn huy động cả kinh phí nghiên cứu riêng của công ty để nghiên cứu điều chỉnh, tích hợp LRASM với hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống phóng thẳng đứng kiểu Mk-41.
Trong 1 phần của kế hoạch, Lockheed Martin đã sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực trên tàu mặt nước loại mô phỏng để trình diễn khả năng lập kế hoạch trong nhiệm vụ tiến công các mục tiêu mặt nước dựa trên cơ sở tên lửa LRASM.
Ông Callaway - giám đốc dự án phát triển phiên bản LRASM phóng từ trên hạm thuộc Bộ phận hệ thống kiểm soát hỏa lực và tên lửa của công ty Lockheed Martin cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình thử nghiệm phiên bản trên hạm của loại tên lửa này để tương thích với các hệ thống OASuW khác trên tàu chiến".
LRASM sử dụng một loại đầu đạn động nặng xuyên thép và đầu đạn phá sát thương đã qua kiểm nghiệm thực tế, có thể tự hành trình tấn công trong mọi điều kiện thời tiết, trong cả ngày lẫn đêm. Loại tên lửa này sử dụng nhiều thiết bị cảm biến khác nhau, đường truyền số liệu 2 chiều và có khả năng chống gây nhiễu định vị vệ tinh.
LRASM có tầm bắn tới hơn 300 km, được đánh giá rất cao trong tấn công các chiến hạm hạng nặng và hàng không mẫu hạm. Loại tên lửa này có khả năng điều chỉnh lộ tuyến tấn công trong hành trình bay thông qua chuỗi số liệu 2 chiều, từ đó có thể lựa chọn phương hướng và hành trình tối ưu để tấn công tàu sân bay.
Tạp chí Kanwa số ra tháng 3 năm nay cho biết, LRASM sẽ được trang bị trên tất cả các máy bay ném bom Mỹ hiện đang sử dụng và phiên bản F-22, F-35B và F-35C trên tàu đổ bộ tấn công và tàu sân bay Mỹ.
Theo vietbao
Uy lực tấn công của tàu ngầm Kilo vượt trội tàu ngầm AIP (2) Về tính năng kỹ thuật, giữa tàu ngầm AIP và Kilo không loại nào chiếm ưu thế hơn hẳn nhưng xét về tính năng tác chiến thì rõ ràng là Kilo toàn diện và uy lực hơn nhiều. Về tính năng tác chiến: Tàu ngầm AIP không phải đối thủ của Kilo Xét trên cả 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3...