Các nước có bỏ kỳ thi quốc gia bởi dịch COVID-19 như đề xuất của Việt Nam?
Nếu như Việt Nam xây dựng 2 phương án cho Kỳ thi THPT quốc gia 2020 thì nhiều nhiều quốc gia đã sớm có những giải pháp khác nhau cho những kỳ thi quan trọng.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Nhiều nước chọn huỷ thi
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vừa trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trước ngày 15.6 thì vẫn có thể tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 8.2020.
Ngoài phương án tổ chức thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra thêm phương án không tổ chức thi tốt nghiệp tùy thuộc vào tình hình dịch.
Đây cũng là 2 trong số 3 phương án được trang web của Ngân hàng Thế giới liệt kê. Theo đó, trên thế giới, tới nay có 3 phương án chính đang được các nước lựa chọn là hủy thi, hoãn thi chờ hết dịch và tiếp tục tổ chức nhưng thi theo mô hình có điều chỉnh.
Theo Reuters đưa tin, học sinh THPT ở Pháp sẽ không tham dự kỳ thi tú tài (tương đương Kỳ thi THPT quốc gia tại Việt Nam) do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Đây là một động thái chưa từng có của ngành giáo dục nước này kể từ khi nó xuất hiện vào năm 1808 dưới thời Napoleon Bonaparte.
Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer cho biết, học sinh sẽ nhận được điểm trung bình mỗi môn học trong cả năm dựa trên điểm số các bài kiểm tra và bài tập về nhà. Điểm này được dùng để xét tuyển đại học. Ông Jean cũng nhấn mạnh, đây được xem là giải pháp đơn giản, an toàn và đảm bảo công bằng cho tất cả học sinh trong thời điểm khó khăn này.
Tương tự, nước Anh cũng chọn giải pháp để các giáo viên tự thẩm định, chấm điểm cho học trò trên những cơ sở cụ thể thay cho điểm số các bài thi GCSE (chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông) và A-level (chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao). Các khoá thi để cấp chứng chỉ trên đã bị hủy vì dịch COVID-19.
Theo Jakarta Post, Indonesia hủy kỳ thi quốc gia dành cho học sinh khối phổ thông. Chính phủ và các nhà lập pháp Indonesia đang xem xét biện pháp thay thế kỳ thi quốc gia như sử dụng kết quả đánh giá dựa trên điểm học tập 3 năm học đối với học sinh THCS và THPT, 6 năm học đối với học sinh tiểu học hoặc tổ chức thi trực tuyến.
Thích ứng với dịch bệnh
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Singapore, một quốc gia cùng nằm trong khối ASEAN với Việt Nam lại chọn một giải pháp khác. Theo Straits Times, để giảm bớt lo lắng cho học sinh, Bộ Giáo dục quyết định sẽ hủy kỳ thi giữa năm. Tuy vậy, các kỳ thi quốc gia gồm đại học, tốt nghiệp tiểu học, O level, N level và A level… vẫn sẽ được tiến hành bình thường dù hiện các trường học tại đây vẫn đang đóng cửa. Học sinh sẽ được bố trí ngồi ở khoảng cách đủ an toàn.
Trường hợp nghỉ học quá lâu, Bộ Giáo dục Singapore sẽ giảm khối lượng kiến thức trong các bài thi, loại bỏ một số chủ đề trong chương trình học để học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn.
Tại nhiều khu vực của Ấn Độ, học sinh từ lớp 1-9 sẽ được tự động lên lớp mà không phải thi. Ngoài ra, các kỳ thi đầu vào đại học, cao đẳng cũng đã được công bố hoãn vì dịch bệnh. Truyền thông Ấn Độ cho biết Bộ Giáo dục nước này đang nghiên cứu kế hoạch thay đổi lại thời gian học cho các trường trung học và đại học, cũng như thời điểm bắt đầu lại kỳ học mới khi các trường mở lại sau thời gian phong tỏa.
Còn tại Mỹ, theo CNN, Tổ chức College Board (Mỹ) thông báo sẽ hủy kỳ thi SAT – kỳ thi chuẩn hóa sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học ở Mỹ – vào tháng 5 trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại sự lây lan của COVID-19. Hiện tại, tổ chức này vẫn chưa hủy kỳ thi SAT ngày 6.6 mà sẽ tiếp tục đánh giá tình hình dịch bệnh.
Đối với chương trình Xếp lớp nâng cao, College Board cũng sắp xếp để thí sinh có thể làm bài thi tại nhà vào tháng 5 tùy theo tình hình cụ thể.
Ngoài SAT, một kỳ thi chuẩn hóa quan trọng khác dùng để tuyển sinh đại học, cao đẳng Mỹ là ACT cũng được thông báo chuyển lịch thi vào ngày 4.4 tại Mỹ sang ngày 13.6.
TUỆ NHI
Trăn trở của 10 triệu học sinh Trung Quốc đang vật lộn với sách vở thời dịch bệnh
Đại dịch Covid-19 đang khiến cho cuộc sống người dân Trung Quốc thay đổi khi các trường học đóng cửa và học sinh phải tự học ở nhà.
Theo hãng CNN, mỗi ngày hàng triệu học sinh cấp 3 tại Trung Quốc phải luyện tập ôn thi vào kỳ thi đại học sắp tới. Đây là kỳ thi quan trọng của học sinh cả nước. Với khoảng 10 triệu học sinh đã đăng ký vào thi tuyển trong năm nay. Số điểm cao trong kỳ thi là cách duy nhất để vào các trường đại học top đầu của Trung Quốc, định hướng tương lai và nghề nghiệp tốt.
Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, hầu hết các học sinh Trung Quốc phải dành 14 tiếng học ở trường và về nhà muộn. Ảnh: CNN
Mỗi ngày Xiong Yangei ngồi ở bàn ôn thi trong căn hộ nhỏ của cha mẹ ở Vũ Hán. Xiong Yangei bắt đầu học vào lúc 8 giờ sáng và hoàn thành vào lúc 11 giờ đêm. Bình thường ở trường, Xiong Yangei có thể nghỉ giải lao ngắn giữa giờ học cả ngày trước khi về nhà ôn lại bài vở. Tuy nhiên, trong suốt hai tháng qua, thành phố Vũ Hán phải cách ly vì đại dịch vì vậy, Xiong chỉ học ở nhà. Hàng ngày cô ngồi trước máy tính cho đến khi mắt nhức mỏi để ôn luyện cho kỳ thi vào đại học sắp tới.
"Tôi thực sự lo lắng. Kỳ thi sắp tới rất quan trọng và là bước ngoặt trong cuộc sống của tôi. Nền tảng giáo dục của mỗi người thực sự rất quan trọng", Xiong nói thêm.
Ảnh: CNN
Trước các kỳ thi đại học, áp lực học tập và ôn tập luôn đè năng lên vai các học sinh cấp ba. Vì vậy, trong năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu bố mẹ và thầy cô không tạo áp lực bài vở lên các học sinh chuẩn bị cho kỳ thi đại học.
Tại Trung Quốc, học sinh và giáo viên bày tỏ lo ngại về dịch bệnh Covid-19 có thể ảnh hưởng đến điểm số trong kỳ thi vào đại học. Việc nghỉ học trong nhiều tháng đang khiến cho các gia đình lo lắng gia tăng.
"Sau khi kỳ thi vào đại học phải trì hoãn, tôi thực sự lo lắng. Tuy nhiên, để tránh các ảnh hưởng tâm lý, tôi phải học tập và chiến thắng kỳ thi.
Kéo dài thời gian thi vào đại học
Kỳ thi dự kiến sẽ tổ chức vào khoảng 7-8/7, ngoại trừ Bắc Kinh và Hồ Bắc - hai khu vực là tâm điểm của đại dịch, sẽ có thông báo sau về thời gian thi.
Theo Tân Hoa Xã, trong khi các học sinh cấp ba tại hơn chục tỉnh thành đã trở lại trường thì các học sinh ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông và Hồ Bắc vẫn tiếp tục chờ ngày thông báo trở lại học và thay thế bằng hình thức học trực tuyến tại nhà.
Các sinh viên ở Thượng Hải và Quảng Đông cũng sẽ trở lại lớp học dự kiến vào 27/7.
Theo hãng CNN, kỳ thi đại học Trung Quốc sẽ diễn ra trong thời gian 9 tiếng kéo dài hai ngày và bao gồm 4 môn: Tiếng Trung Quốc, toán, tiếng Anh và các bộ môn khoa học (vật lý, hóa học và sinh học) cũng như các một nghệ thuật tự do (chính trị, lịch sử và địa lý).
Hình ảnh học sinh sau khi tham gia kỳ thi đầu vào đại học năm 2013 ở một khu vực Trung Quốc. Ảnh: CNN
Kết quả kỳ thi của học sinh sẽ là tiêu chí duy nhất tuyển chọn đầu vào đại học Trung Quốc. Không giống với kỳ thi SAT ở Mỹ, học sinh nước này có thể tham gia kỳ thi vài lần. Học sinh Trung Quốc chỉ thi một lần và tham gia tuyển chọn vào đại học.
Sau thông báo về kỳ thi, thậm chí trên mạng xã hội đã có thiết lập đếm ngược 100 ngày chờ kỳ thi. Sharon Li - một học sinh Quảng Châu cảm thấy nhẹ nhõm vì lùi thời gian kỳ thi. Sharon cho biết cô đã liên tục học ở nhà để chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học trong nhiều tuần, đọc sách mỗi ngày sau khi làm thêm bài tập luyện ở nhà.
Li nói rằng khi học ở nhà, cô phải đặt mình dưới áp lực rất lớn để cạnh tranh với các sinh viên khác. Li cũng nhớ lại các hướng dẫn của thầy giáo về kỳ thi.
"Thầy giáo nói rằng bởi vì chúng ta không thể so sánh mức độ học tập chuẩn bị với các học sinh khác nên một số học sinh sẽ không cảm thấy áp lực và một khi chúng ta trở lại trường và tham gia kỳ thi chúng ta sẽ nhận ra mình đang tụt lại phía sau nếu không có sự cố gắng", cô nói.
Li bắt đầu học muộn vào buổi tối và thỉnh thoảng kéo dài giờ học đến tận 2 giờ sáng. Tinh thần thi cử và điểm số khiến cô áp lực. Hiện tại có thêm một tháng để học, Li hi vọng rằng có thể áp dụng một chương trình học thoải mái hơn.
"Tôi có thêm một tháng nữa để ôn luyện các kiến thức còn yếu. Có thể tôi lại đối mặt với các luẩn quẩn trong kiến thức", Li nói.
Tuy nhiên, phụ huynh của Li Yongjun lại nói rằng, việc hoãn lại kỳ thi một tháng đang khiến cho nhiều phụ huynh như anh cảm thấy căng thẳng hơn vì phải chờ đợi.
"Chúng tôi tất cả đều mệt. Điều này là khó khăn cho mọi người. Chúng tôi hi vọng các kỳ thi có thể diễn ra sớm hơn và nhanh hơn. Sẽ rất mệt mỏi nếu kéo dài chờ đợi", anh Li nói.
Theo CNN, đó là quan điểm chung của các học sinh sẽ tham gia kỳ thi đại học Trung Quốc trong năm nay giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Đại dịch đang khiến cho cuộc sống của người dân khó khăn hơn cả dịch SARS trước đó.
Li - một học sinh cấp ba Quảng Châu nói rằng cô sinh ra vài tháng trước khi đại dịch SARS bùng phát và đang ôn luyện cho kỳ thi đại học năm nay cũng đúng vào đại dịch toàn cầu.
"Tôi cho rằng mọi thứ đã được lựa chọn bởi Chúa", Li nói.
Những học sinh khác cho rằng họ cảm thấy đã trưởng thành hơn trong suốt ba tháng qua đối mặt với dịch bệnh và học tập.
Hồng Nhung
Pháp lần đầu hủy bỏ kỳ thi tú tài kể từ thời Napoleon vì Covid-19 Học sinh THPT ở Pháp sẽ không tham dự kỳ thi tú tài do diễn biến phức tạp của Covid-19. Đây là một động thái chưa từng có của ngành giáo dục nước này. Kể từ năm 1808 (dưới thời Napoleon), đây là lần đầu tiên kỳ thi tú tài (baccalaureát) không diễn ra theo hình thức truyền thống. Trước đó, ngay cả...