Các nước chia rẽ sau vụ Mỹ tấn công tên lửa vào Syria
Cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm vào sân bay quân sự Syria nhận được sự ủng hộ từ Israel và Anh, trong khi Nga và Iran ra sức phản đối.
Hai tàu khu trục Mỹ ở đông Địa Trung Hải sáng 7/4 phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria ở tỉnh Homs. Cuộc tấn công bất ngờ này của Mỹ thu hút sự ủng hộ từ các nước đồng minh, nhưng cũng bị Nga, Iran và chính quyền Syria chỉ trích kịch liệt, theo Reuters.
Phản đối
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho rằng đợt tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ đã phá vỡ luật lệ quốc tế, gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ song phương. “Tổng thống Putin coi đợt không kích của Mỹ vào Syria là sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và dựa trên cái cớ tự nghĩ ra”, AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.
Quan chức Mỹ cho biết đã thông báo cho phía Nga trước cuộc tấn công, đồng thời tìm cách tránh gây thiệt hại cho lực lượng Nga đóng tại sân bay. Tuy nhiên, họ khẳng định Washington không tìm cách xin phép Moscow trong cuộc không kích này. Tổng thống Trump ra lệnh tấn công chỉ một ngày sau khi cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường ở thị trấn Khan Sheikhoun. Phía Syria bác bỏ cáo buộc này.
Ông Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố đợt không kích có thể phá hoại nỗ lực chống khủng bố tại Syria. Theo ông Kosachev, liên minh chống khủng bố Nga – Mỹ đã “chết từ trong trứng nước”, đồng thời khẳng định “tên lửa hành trình Nga tấn công quân khủng bố, trong khi tên lửa Mỹ tấn công quân chính phủ Syria, những người đang dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố”.
Video đang HOT
Ông Kosachev chỉ trích nặng nề vụ tấn công của Mỹ. Ảnh: RT.
Thống đốc tỉnh Homs Talal Barazi tuyên bố căn cứ Shayrat là nơi xuất kích của các chiến đấu cơ yểm trợ đường không trong chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía đông thành phố Palmyra. Ông Barazi cáo buộc đây là hành động “hỗ trợ các nhóm khủng bố, cũng là âm mưu làm suy giảm tiềm lực quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi cho biết nước này lên án hành động sử dụng vũ khí hóa học, nhưng cho rằng việc lấy đó làm lý do tiến hành hoạt động quân sự đơn phương là rất nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế.
Ủng hộ
Anh gọi cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ vào sân bay quân sự Syria là “phản ứng phù hợp”, khẳng định ủng hộ hết mình hành động này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Tổng thống Trump “đã gửi thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng, bằng cả lời nói và hành động”, cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ không được tha thứ.
Thủ tướng Australia Calcolm Turnbull mô tả đợt phóng tên lửa là phản ứng nhanh chóng và công bằng. Trong khi đó, Arab Saudi ca ngợi đây là “quyết định dũng cảm” của Tổng thống Trump. Liên minh Dân tộc Syria (SNC), lực lượng đối lập chính tại Syria, lên tiếng ca ngợi Mỹ sau cuộc tấn công, đồng thời kêu gọi Washington có thêm hành động tương tự.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Đội tàu chiến Mỹ dội tên lửa Tomahawk vào căn cứ quân sự Syria
Hai khu trục hạm vừa phóng tên lửa hành trình vào căn cứ của quân đội Syria thuộc một trong những lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ, trang bị nhiều hệ thống vũ khí uy lực.
Hai tàu khu trục USS Ross và USS Porter của hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải ngày 7/4 phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào một số mục tiêu ở căn cứ không quân Shayrat của quân đội chính phủ Syria, để thực hiện đòn trừng phạt sau khi Damascus bị tố sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy khiến nhiều dân thường thiệt mạng, theo NBC News.
Là những tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường thuộc lớp Arleigh Burke, USS Ross và USS Porter đều dài 154 m, rộng 20 m và có lượng giãn nước tối đa khoảng 8.886 tấn, được trang bị 4 động cơ tuabin khí GE LM2500-30, cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa 56 km/h và tầm hoạt động khoảng 8.100 km. Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 33 sĩ quan chỉ huy và 248 thủy thủ.
Các chiến hạm này thuộc lớp tàu có tính năng mạnh và cân bằng nhất cả về phòng thủ lẫn tấn công của hải quân Mỹ. Để tự vệ, các tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, cho phép phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.
Tàu khu trục USS Ross của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Lá chắn tên lửa Aegis trên USS Ross và USS Porter đều đã được nâng cấp bằng tên lửa đánh chặn SM-2 và SM-3 có tầm bắn hơn 170 km, có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 24 km.
Về vũ khí tấn công, hai tàu chiến này đều sở hữu hai bệ phóng thẳng đứng Mark 41, cho phép mang theo 90 tên lửa các loại như BGM-109 Tomahawk, RIM-156 SM-2, RUM-139 VL-ASROC. Ngoài ra, tàu còn có hai dàn phóng Mark 141 với 8 tên lửa chống hạm Harpoon.
Tên lửa hành trình Tomahawk được coi là vũ khí tấn công chủ đạo của các tàu chiến này, nhờ khả năng cơ động cao, độ chính xác lớn, tầm bắn xa.
USS Ross và USS Porter còn được trang bị một pháo Mark 45 5/54 cỡ nòng 127 mm, hai pháo tự động 25 mm, hai tổ hợp phòng không tầm gần Phalanx và 4 súng máy cỡ nòng 12,7 mm.
Để chống tàu ngầm, hai tàu được lắp đặt hai dàn phóng ngư lôi Mark 32, mỗi dàn gồm ba ống phóng.
Quá trình chiến đấu và kiểm soát thiệt hại trên hai tàu khu trục này được điều khiển bởi mạng lưới dữ liệu phức tạp, bảo đảm khả năng sống sót cao trong chiến tranh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh Mỹ không kích căn cứ Syria Thổ Nhĩ Kỳ gọi việc Mỹ không kích một căn cứ không quân Syria là động thái "tích cực", kêu gọi cộng đồng quốc tế giữ quan điểm về chính phủ Syria. Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi gọi động thái này là tích cực... Chúng tôi tin chính quyền al-Assad phải bị trừng phạt trên trường...