Các nước che đậy, Việt Nam lại… trưng ra

Theo dõi VGT trên

Các quốc gia thành viên WTO đã khôn khéo phân biệt đối xử với DN ngoại quốc bằng các hàng rào thuế quan tinh vi . Trong khi đó, Việt Nam lại tr ưng bày “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước” ra vị trí mặt tiền, rồi ra sức thuyết phục họ công nhận mình là nền kinh tế thị trường.

Gia nhập WTO là một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên sau 7 năm, dường như chúng ta chưa khai thác được hết các lợi ích mà tư cách thành viên WTO mang lại. Bởi hầu hết các nước của WTO, bao gồm cả G7, chưa công nhận VN là nền kinh tế thị trường, bất chấp nỗ lực thuyết phục của lãnh đạo cấp cao của VN trong các cuộc tiếp xúc song phương [1] .

Để kết luận một nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường không, các quốc gia phân tích nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế vận hành, mà đầu tiên là Hiến pháp.

Chỉ cần nhìn vào Điều 15 Hiến pháp 1992 hiện hành (và Điều 51 Khoản 1 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992), sẽ thấy VN phân loại về mặt pháp lý các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế ngay từ trong Hiến pháp và tuyên bố “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Như vậy, ai giữ vai trò chủ đạo, ai thắng trong cuộc chơi không còn được quyết định bởi quy luật cạnh tranh tự do của thị trường nữa, mà quyết định bởi nhà nước.

Để “tuân thủ” Hiến pháp, nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Muốn vậy, nhà nước không còn cách nào khác là phải ưu tiên, ưu đãi các DNNN. Nếu không, ai thắng ai thua trong cuộc cạnh tranh sẽ do thị trường quyết định.

Thị trường thì khách quan, vô cảm, nên DNNN có thể thắng, có thể thua, có thể chủ đạo hoặc không chủ đạo. Nếu DNNN và thành phần kinh tế nhà nước, vào một lúc nào đó, không giữ được vai trò chủ đạo thì nhà nước đã… vi phạm Hiến pháp.

Các nước che đậy, Việt Nam lại... trưng ra - Hình 1

Ảnh minh họa

Bởi vậy, mặc dù không còn duy trì một đạo luật riêng cho DNNN mà thành phần này được điều chỉnh chung trong Luật doanh nghiệp 2005, nhưng ưu tiên ưu đãi vẫn có vô vàn cách. Chẳng hạn, bảo lãnh vay vốn, ưu đãi đất đai, luân chuyển công chức cao cấp giữ các chức vụ quản lý trong DNNN thông qua đó loby chính sách cho các DN này. Rồi bắt buộc các hội thảo sử dụng ngân sách nhà nước phải mua vé máy bay của Vietnam Airlines cho đại biểu tham gia, v.v…

Điều đặc biệt, dường như DNNN không được phép phá sản theo quy luật thị trường, bởi phá sản thì cơ quan chủ quản có thể bị kỷ luật, nên họ phải cứu bằng mọi cách.

Vậy có thể dùng Hiến pháp ra lệnh cho quy luật kinh tế? Và quy luật kinh tế có phải là đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp?

Ông trời đâu có vâng lệnh người; các quy luật kinh tế khách quan đâu có phải là đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp và cũng không biết “giữ thể diện” cho nhà nước với những scandal như Vinashines, Vinalines…

Lùi xa hơn một chút, từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992, luôn khẳng định “vai trò chủ đạo” của thành phần kinh tế tập thể, nhưng nó đã teo tóp từ lâu. Trong thời kỳ bao cấp, cả dân tộc dành 100% nguồn lực cho kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, nhưng hai thành phần kinh tế này có giữ vai trò chủ đạo được không?

Hãy nhìn vào khả năng bảo toàn vốn, tìm kiếm lợi nhuận, đóng góp cho GPD, góp phần cho tình trạng tham nhũng, khả năng tạo công ăn việc làm giữa hai khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, sẽ dự đoán được quy luật kinh tế đang vận động theo hướng nào.

Bảng: Đóng góp của kinh tế nhà nước tại TPHCM giảm dần đều theo thời gian

Thành phần

2006-2010

2011

2012

Video đang HOT

2013

Kinh tế nhà nước

26,6%

18,7%

18,0%

17,3%

Kinh tế ngoài nhà nước

50,6%

58,3%

58,5%

58,9%

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

22,8%

23,0%

23,5%

23,8%

( Nguồn: Cục Thống kê TPHCM, dẫn theo Văn Nam, Đóng góp kinh tế nhà nước giảm dần, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 22/9/2013).

Đáng tiếc, tư duy dùng Hiến pháp ra lệnh cho quy luật kinh tế vẫn được tiếp tục duy trì, lựa chọn làm Phương án 1 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Điều 51 Khoản 1 viết: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khái niệm “kinh tế tập thể” đã biến mất VTH).

Quyền lập hiến thuộc về Quốc hội Việt Nam, nhưng quyền công nhận nền kinh tế thị trường thuộc về các quốc gia khác. Mỗi chủ thể đều có ý chí riêng của mình.

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây, là nghệ thuật che đậy sự phân biệt đối xử. Các quốc gia thành viên WTO đã khôn khéo phân biệt đối xử với DN ngoại quốc bằng các hàng rào thuế quan tinh vi. Trong khi đó, Việt Nam lại trưng bày “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước” ra vị trí mặt tiền, rồi ra sức thuyết phục họ công nhận mình là nền kinh tế thị trường.

Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang tích cực đàm phán gia nhập TPP, thì việc trưng bày “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước” trong Hiến pháp, sẽ làm cho Việt Nam gặp không ít bất lợi.

(Còn tiếp)

TS. Võ Trí Hảo (Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM)

[1] Hiện nay chỉ có ASEAN và Ucraina, Nga, Trung Quốc, Venezuela, Nam Phi công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, các thành viên chủ chốt của WTO vẫn chưa công nhận.

Theo_VietNamNet

Không thể tiếp tục đòi dân hy sinh quyền lợi

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể tiếp tục đòi Dư luận xôn xao chuyện một số người dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại danh hiệuDi sản quốc gia làng cổ đầu tiên của Việt Nam cho Nhà nước.

Mới nghe thì thật là khó hiểu, vì có mấy làng ở nước ta có vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý như thế đâu. Tự hào lắm chứ.

Và không chỉ là tự hào, mà còn có lợi nữa. Trong thời buổi này, có danh hiệu, càng nổi tiếng, càng thu hút được thêm nhiều khách du lịch, là càng có nhiều tiền.

Nghĩa là khi đã có danh thì cũng dễ có cả lợi, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Sao nhiều người Đường Lâm lại muốn trả lại danh hiệu vinh dự ấy cho Nhà nước?

Nguyên nhân hóa ra không có gì phức tạp: Bởi vì lợi ích từ việc được phong danh hiệu nói trên lại không rơi vào túi những người dân làng cổ Đường Lâm, những chủ thể đã tạo nên, giữ gìn và bảo vệ chính di tích này suốt hàng ngàn năm qua, mà chủ yếu rơi vào một nhóm người có quyền quản lý và kinh doanh ở đây.

Không thể tiếp tục đòi dân hy sinh quyền lợi - Hình 1

Ngôi nhà ở làng cổ Đường Lâm

Nếu chỉ có vậy thì những người dân làng cổ cũng chưa đến nỗi phải giận dỗi với Nhà nước như thế. Vấn đề là ở chỗ, từ sau khi làng Đường Lâm được phong là Di sản của quốc gia thì đời sống của nhiều người dân ở đây lại đi xuống, thậm chí bị khó khăn hơn trước rất nhiều.

Một trong các lý do là, đã là Di sản quốc gia thì người dân không còn được tự do sửa chữa nhà cửa, công trình vệ sinh theo nhu cầu của mình như trước nữa, mà phải xin phép chính quyền với nhiều thủ tục nhiêu khê và chậm trễ, đến nỗi Bí thư thành ủy Hà Nội còn phải thân chinh xin lỗi người dân về "sự cố Đường Lâm" này.

Không ai nghi ngờ gì về sự đúng đắn của Nhà nước khi phong danh hiệu di tích quốc gia cho làng cổ Đường Lâm, chỉ có điều dáng buồn nhất là chính những người dân ở đây lại đang khổ vì quyết định này.

Câu chuyện trên ở Đường Lâm chỉ là một ví dụ trong muôn vàn sự cố khác nhau (nhiều nhất là trong lĩnh vực đền bù giải tỏa mặt bằng, thu hồi đất đai...) gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Song cùng giống nhau ở một điểm khiến chúng ta phải suy nghĩ: Có không ít những người dân đã là nạn nhân thiệt thòi của chính những quyết định của các cấp chính quyền, dù cho những quyết định ấy suy cho cùng hoàn toàn là vì sự phát triển cho đất nước.

Rõ ràng là chừng nào những quyết định của chính quyền còn có khả năng gây phương hại cho cuộc sống những người dân nào đó, thì dù các quyết định ấy có vì mục đích gì đi nữa và dựa trên luật lệ gì đi nữa, cũng sẽ làm cho những người dân đó không ủng hộ, thậm chí còn làm cho họ mâu thuẫn với chính quyền.

Nhiều người cho rằng, vì sự phát triển chung của đất nước thì việc một số người phải hy sinh một số quyền lợi cá nhân cũng là điều dễ hiểu, và cũng là cần thiết.

Song có lẽ đã đến lúc phải thận trọng với thói quen này, tránh sự lạm dụng để bắt người dân phải hy sinh lợi ích chính đáng của họ.

Thời chiến tranh, khi đắt nước bị xâm lược, chúng ta "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước...". Ngày nay, mọi người dân Việt Nam và nhất là những chiến sỹ quân đội và công an vẫ luôn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình để bảo vệ Tổ quốc.

Lòng yêu nước của người dân việt Nam muôn đời vẫn vậy, đó là truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta như Bác Hồ đã tổng kết, không ai có thể nghi ngờ.

Tuy nhiên, đối với việc xây dựng phát triển, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường (nguyên tắc của thị trường là muốn có cái gì thì phải trả giá sòng phẳng) định hướng xã hội chủ nghĩa, sau khi đất nước đã hòa bình thống nhất gần 40 năm, chúng ta không còn có quyền đòi hỏi người dân phải hy sinh quyền lợi của họ vì bất cứ lý do gì, kể cả là vì sự phát triển đất nước. Đương nhiên là nếu vì lợi ích của chỉ một nhóm người nào đó thì càng không thể hy sinh quyền lợi của bất cứ người dân nào được.

Tại sao vậy?

Vì sự phát triển trong kinh tế thị trường được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là làm thay đổi tình trạng của một đối tượng (ví dụ một ngành, một địa phương, một tổ chức..., hay cả quốc gia) để tạo ra một tình trạng mới tốt hơn (nhiều về số lượng, cao chất lượng hoặc cả hai...) sau khi đã trả đủ mọi chi phí bù đắp các thiệt hại nếu có do sự thay đổi ấy gây ra.

Vì vậy, mọi quyết định của các cấp thực sự đúng đắn cho sự phát triển của đất nước phải là những quyết định không chỉ tạo ra tình trạng chung tốt hơn trước mà còn phải đảm bảo "không ai bị gạt ra khỏi quá trình phát triển", không ai bị nghèo đi vì sự phát triển của bất cứ đối tượng nào. Quyết định một phương án phát triển không đủ bù dắp chi phí thiệt hại cho người dân thì không thể là quyết định đúng đắn được.

Phát triển, nói ngắn gọn, là tạo ra cái mới tốt hơn cái cũ, sau khi đã bù đắp đủ mọi chi phí đảm bảo cho không ai phải sống tồi đi hơn trước.

Trở lại ví dụ ở Đường Lâm, chỉ khi nào người ta trả đủ cho dân Đường Lâm các chi phí bù đắp thiệt hại của họ khi làng cổ được phong Di sản (như chỗ ở chật hẹp không được xây dựng cao to hơn, chịu tiếng ồn khi khách du lịch đến v.v...) thì người dân mới thôi bức xúc.

Không những thế, một cách sòng phẳng, chỉ khi nào những người dân ở đây - những chủ thể tạo dựng và bảo vệ làng cổ, được hưởng phần xứng đáng (tỷ lệ thuận với những phiền hà mà họ phải gánh chịu) từ những lợi ích phát sinh do làng cổ được phong Di sản, thì người dân mới thực sự ủng hộ và tự hào về việc làng mình được phong Di sản.

Theo chủ trương của Đảng, chúng ta đang làm tất cả để phát triển bền vững đất nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Song rất tiếc là, nhiều nơi, quan điểm phát triển bền vững của Đảng đã không được thực hiện nghiêm túc, quan điểm Nhà nước "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân' đôi khi cũng bị người ta cố tình quên mất.

Vì thế, không thiếu ví dụ về việc một nơi nào đó hôm nay đã có một hay nhiều công trình to đẹp hơn đươc xây dựng lên, song bên cạnh đó là không ít người dân đã phải sống một cuộc sống tồi tệ hơn trước.

Những người dân "bị gạt ra lề của sự phát triển" này không vui vẻ gì với sự "phát triển" ngay bên cạnh họ. Không ít những người dân này bức xúc, thậm chí thù ghét chính quyền, bởi chính do những quyết định của chính quyền mà cuộc sống của họ bị tồi đi. Đây là nguyên nhân chính của hàng núi đơn thư kiện tụng của người dân đang tồn đọng trên bàn của các cấp chính quyền từ cơ sở đến Trung ương.

Tình hình trên đòi hỏi các cấp chính quyền đều phải thực hiện triệt để nguyên tắc phát triển bền vững của Đảng trong mọi quyết định của mình.

Theo đó, không chấp nhận bất cứ một phương án phát triển nào không đủ bù đắp thiệt hại gây ra cho người dân khi thực hiện phương án ấy.

Chừng nào không thực hiện nghiêm nguyên tắc này, bức xúc của người dân sẽ còn nảy sinh, và lãnh đạo các cấp sẽ còn phải "xin lỗi' dài dài, và còn hơn thế nữa...

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng NamViệt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam
20:18:21 22/01/2025
Kỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụngKỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng
19:42:07 22/01/2025
Cháy nhà ở Hà Nội, 4 người mắc kẹt được giải cứuCháy nhà ở Hà Nội, 4 người mắc kẹt được giải cứu
20:18:36 23/01/2025
Củng cố hồ sơ để xử lý TikToker có nồng độ cồn, livestream khi bị cảnh sát giao thông kiểm traCủng cố hồ sơ để xử lý TikToker có nồng độ cồn, livestream khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra
21:32:51 23/01/2025
CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thôngCSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông
16:23:21 22/01/2025
Cảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấnCảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấn
07:08:06 23/01/2025
Ô tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộÔ tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộ
17:20:26 22/01/2025
Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vongHà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong
21:14:56 22/01/2025

Tin đang nóng

Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha
06:41:33 24/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước raThảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra
07:25:14 24/01/2025
2 sao nữ Vbiz nhất quyết "không đội trời chung": Lơ nhau ra mặt, công khai từ chối chụp ảnh cùng!2 sao nữ Vbiz nhất quyết "không đội trời chung": Lơ nhau ra mặt, công khai từ chối chụp ảnh cùng!
06:48:39 24/01/2025
Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệCưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ
06:42:31 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025

Tin mới nhất

CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

07:30:05 24/01/2025
Theo đó, Trạm CSGT Krông Búk chọn địa điểm tại km94, huyện Ea H leo, làm nơi kiểm soát các phương tiện lưu thông ban đêm về hàng hóa, hành khách và mời cà phê, nước trà miễn phí cho các tài xế.
Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

07:21:45 24/01/2025
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định về lỗi xe khách chở quá số lượng người.
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt

Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt

07:17:43 24/01/2025
Tối 22/1, ông Phan Hữu Sơn, Chủ tịch UBND phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế cho biết, nhiều người dân địa phương bị điện giật trong lúc dựng cây nêu trước nhà.
Giá vé xe khách ở Đắk Lắk tăng gấp rưỡi

Giá vé xe khách ở Đắk Lắk tăng gấp rưỡi

20:37:16 23/01/2025
Sáng nay 23/1 (24 tháng Chạp âm lịch), anh Lương Văn Toản cùng con gái ra bến xe khách liên tỉnh Đắk Lắk để bắt xe ô tô về Hà Nội. Anh cho biết, rất may anh đã mua được cặp vé cuối cùng của chuyến xe chuẩn bị khởi hành.
Vụ 4 ngư dân mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 1 thuyền viên

Vụ 4 ngư dân mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 1 thuyền viên

20:31:06 23/01/2025
Đến khoảng 15 giờ 45 phút cùng ngày, thi thể nạn nhân đã được đưa vào bờ, bàn giao cho gia đình đưa về quê mai táng theo phong tục địa phương.
Xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn, phạt 4 nhà hàng 525 triệu đồng

Xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn, phạt 4 nhà hàng 525 triệu đồng

20:21:01 23/01/2025
Ngày 23/1, Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt các quyết định xử phạt đối với 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải .
Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt

Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt

19:20:29 22/01/2025
Sự có mặt của cán bộ công an tại điểm thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời ở thành phố Vinh (Nghệ An) khiến cảnh trên bờ thả, dưới sông chờ bắt chấm dứt.
Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

17:38:40 22/01/2025
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu đang ở trên cầu hẹp có một làn đường, tài xế ô tô không được phép vượt. Tài xế vi phạm sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.
Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM

09:15:42 22/01/2025
Vụ cháy xe đầu kéo và tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khiến dòng xe về các tỉnh miền Trung ùn tắc kéo dài hàng chục km.
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

12:16:17 21/01/2025
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Mộc Châu (Sơn La) khiến xe khách biến dạng.
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

11:10:41 21/01/2025
Một bé trai 3 tuổi bị mất tích ở ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được xác định đã tử vong do đuối nước.

Có thể bạn quan tâm

Bí quyết phối đồ với áo phông đơn giản nhưng không hề đơn điệu

Bí quyết phối đồ với áo phông đơn giản nhưng không hề đơn điệu

Thời trang

10:11:42 24/01/2025
Áo phông, món đồ cơ bản mà ai cũng có trong tủ quần áo, lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự thoải mái, dễ dàng phối hợp nhưng không kém phần thanh lịch.
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Sức khỏe

10:08:59 24/01/2025
Các anthocyanin có trong bắp cải không chỉ giúp chống viêm. Nghiên cứu cho thấy chúng làm tăng thêm lợi ích sức khỏe của bắp cải bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhóm nữ từng nhận được sự yêu thích bùng nổ khắp thế giới, giờ trở thành "nạn nhân" hay ăn vạ gây phiền nhất Kpop

Nhóm nữ từng nhận được sự yêu thích bùng nổ khắp thế giới, giờ trở thành "nạn nhân" hay ăn vạ gây phiền nhất Kpop

Nhạc quốc tế

10:02:19 24/01/2025
Đang đứng hiên ngang trên đỉnh vinh quang, sư nghiệp của NewJeans bất ngờ lao đao xuống dốc khi trở thành tâm điểm vụ bê bối tranh chấp giữa tập đoàn HYBE và Min Hee Jin.
Sắc vóc trẻ trung, quyến rũ của Á hậu Thụy Vân

Sắc vóc trẻ trung, quyến rũ của Á hậu Thụy Vân

Người đẹp

10:00:06 24/01/2025
Ở độ tuổi U40, Á hậu Thụy Vân vẫn sở hữu sắc vóc ngày càng trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ. Á hậu Thụy Vân vẫn giữ được body gọn gàng, đường cong chuẩn mực và nhan sắc cực phẩm.
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy

Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy

Sao việt

09:59:21 24/01/2025
Khoảnh khắc Thiều Bảo Trâm khóa môi một chị đẹp đã lập tức gây bão cõi mạng và khiến cho chính chủ cũng phải lên tiếng giải thích.
Rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh tốt hơn?

Rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh tốt hơn?

Làm đẹp

09:56:14 24/01/2025
Câu trả lời là không . Một số loại da hoặc những người mắc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như bệnh rosacea hoặc bệnh chàm, có thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ nước và có thể khiến tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn do nước nóng.
Tôi sinh con đầu lòng nhưng mẹ chồng cũng chẳng vào viện nhìn mặt cháu

Tôi sinh con đầu lòng nhưng mẹ chồng cũng chẳng vào viện nhìn mặt cháu

Góc tâm tình

09:51:12 24/01/2025
Bố mẹ chồng tôi ở quê làm nghề gia truyền, cũng khá bận rộn, nhưng tôi không nghĩ bận đến mức con dâu sinh cháu nội, lại còn là đứa cháu đầu tiên của ông bà
Tạo hình bản ngã thứ 3 của Lisa (BLACKPINK) trong album mới

Tạo hình bản ngã thứ 3 của Lisa (BLACKPINK) trong album mới

Sao âu mỹ

09:42:39 24/01/2025
Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - mới đây tiếp tục cho ra mắt hình ảnh mới nhằm quảng bá cho album đầu tiên của mình mang tên Alter Ego.
Xả súng tại trường học ở Tennessee khiến 2 người thiệt mạng

Xả súng tại trường học ở Tennessee khiến 2 người thiệt mạng

Thế giới

09:34:11 24/01/2025
Các nạn nhân bao gồm một nữ sinh và chính nghi phạm vụ xả súng. Ngoài ra, có hai học sinh khác bị thương, một người bị vết đạn sượt qua và người còn lại không phải bị thương do trúng đạn mà do ngã.
Đi về miền có nắng - Tập 14: Khoa bị vợ tác động vật lý, vừa bị đánh vừa bị chửi

Đi về miền có nắng - Tập 14: Khoa bị vợ tác động vật lý, vừa bị đánh vừa bị chửi

Phim việt

09:28:39 24/01/2025
Thấy Khoa mãi không làm xong việc, vợ Khoa đã thẳng tay tát vào mặt hắn một cú trời giáng và chửi hắn như tát nước vào mặt.
Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'

Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'

Sao châu á

09:20:36 24/01/2025
Song Hye Kyo chia sẻ bí quyết giữ dáng, giảm cân ở tuổi 43; Rosé (BlackPink) vướng vào tranh cãi vì một hợp tác mới.