Các nước châu Âu ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ
Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu quyết định ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara mở các đợt tấn công người Kurd tại Syria.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và kêu gọi Ankara chấm dứt ngay lập tức hành động quân sự này.
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Pháp đưa ra tuyên bố chung hôm 12/10, đình chỉ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara thực hiện chiến dịch quân sự vào khu vực phía Bắc Syria.
“Pháp quyết định đình chỉ mọi kế hoạch xuất khẩu các khí tài quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Hội đồng Đối ngoại EU sẽ họp vào ngày 14/10 tại Luxembourg sẽ thảo luận về cơ chế phối hợp, cách tiếp cận của châu Âu theo hướng này”, nội dung tuyên bố chung nêu.
Mọt loạt các nước châu Âu cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: reuters)
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Berlin đã cấm xuất khẩu vũ khí tới Thổ Nhĩ Kỳ, xem đây như một phản ứng với chiến dịch quân sự của Ankara tại miền Bắc Syria.
Video đang HOT
“Nhằm phản đối hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Bắc Syria, Đức sẽ không cấp phép, bán các trang thiết bị quân sự có thể được Ankara sử dụng tại Syria”, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết.
Năm 2018, Đức xuất khẩu vũ khí trị giá 243 triệu Euro sang Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm gần 1/3 tổng số vũ khí xuất khẩu của nước này, theo Bild Am Sonntag. Trong 4 tháng đầu năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu vũ khí từ Đức trị giá 184 triệu Euro. Đức hiện là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, cùng Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne hôm 9/10 lên án cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, cam kết ngăn chặn tất cả hoạt động xuất khẩu vũ khí sang Ankara.
“Tình hình rất nghiêm trọng. Trong trách nhiệm của cá nhân, tôi nêu rõ: Phần Lan không xuất khẩu thiết bị quốc phòng cho các quốc gia tiến hành chiến tranh, vi phạm nhân quyền. Ở thời điểm hiện tại, Phần Lan Không cấp phép xuất khẩu vũ khí mới sang Thổ Nhĩ Kỳ”. Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen thông báo trên Twitter.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Na Uy hôm 10/10 cũng tuyên bố sẽ không xử lý bất kỳ đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu nào cho các sản phẩm vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và xem xét lại các các hợp đồng còn hiệu lực.
“Khi tình hình không rõ ràng và thay đổi nhanh chóng, Bộ Ngoại giao Na Uy sẽ không xử lý các đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu khí tài quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện tại”, Bộ trưởng Ngoại giao Ine Eriksen Sreide nói và cho biết thêm rằng tất cả các giấy phép còn hiệu lực cũng sẽ được xem xét lại.
Quyết định ngừng bán vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ của một loạt các nước châu Âu được đưa ra nhằm phản đói hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Bắc Syria. Ankara hôm 9/10 bắt dầu mở màn chiến dịch quân sự tại Syria nhằm vào lực lượng người Kurd. Hành động đưa quân vào Syria của Thổ Nhĩ Kỳ chưa được sự cho phép của Damacus. Syria coi đây là hành vi xâm phạm chủ quyền, làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ vốn tồn tại bất đồng lâu nay giữa Ankara và Damascus.
(Nguồn: Sputnik, Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua máy bay Nga để đổi lấy điều kiện có lợi tại Syria?
Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đến thăm Moscow để thảo luận về việc hợp tác quân sự và tăng cường quan hệ với Nga.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở miền bắc Syria đang gia tăng đối với Ankara.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xem xét máy bay chiến đấu Su-57 tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2019.
Hiện tại, cuộc tấn công dàn áp của quân đội Syria tại thủ đô Đa-mát đã buộc phiến quân và những kẻ cực đoan phải rút lui. Những nhóm chiến binh này đã hoạt động khá thường xuyên kể từ tháng 9/2018, thực hiện các cuộc tấn công chống lại quân chính phủ tại Syria và nhận được sự hậu thuẫn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình leo thang chiến sự tại Syria đang có sự thay đổi, theo The Jerusalem Post, Nga dường như là một chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến này, vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ mua các máy bay Nga để có được những gì họ muốn ở Syria.
Trang tin cho biết, hiện tại, Ankara đang tìm cách duy trì quyền kiểm soát khu vực phía bắc của nước láng giềng Syria. Vùng lãnh thổ này đóng vai trò như một bước đệm cho những người tị nạn - một vấn đề đang trở thành gánh nặng lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo The Jerusalem Post, sự chú ý mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan dành cho máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57 của Nga trong chuyến thăm Moscow tới Su-35 và Su-57 ngay lập tức được giới truyền thông Nga đón nhận. Rất có thể Nga sẽ chấp nhận những đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, rõ ràng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng "hợp tác trên những mâu thuẫn".
Trước đó, máy bay chiến đấu của Nga không gây nhiều hứng thú với Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là khi Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng việc mua máy bay chiến đấu cho Không quân nước này không nhất thiết phải được thực hiện ở Nga.
Thêm vào đó, nếu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không phối hợp trong một chiến dịch quân sự ở phía bắc Cộng hòa Ả Rập thì các cuộc xung đột sẽ tiếp tục xảy ra tại khu vực này. Trong khi quân đội Syria nhận được sự ủng hộ từ phía Nga thì Không quân Thổ Nhĩ Kỳ lại hỗ trợ tích cực cho các nhóm khủng bố ở tỉnh Idlib trong việc tấn công và ngăn chặn các hành động tấn công của quân đội Syria.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua thêm "rồng lửa" S-400 nếu không mua được Patriot Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua thêm một lô hệ thống phòng không S-400 của Nga - Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết. Hệ thống phòng thủ S-400. "Hiện nay chúng tôi cần thêm các hệ thống cho tới khi có thể tự sản xuất được. Nếu chúng tôi có thể mua từ Mỹ, chúng tôi sẽ mua...