Các nước châu Âu hỗ trợ Pháp khắc phục thiếu điện
Đức khẳng định sẽ tiếp tục xuất khẩu điện sang quốc gia láng giềng Pháp, mặc dù nước này đang đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt và phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong mùa Đông.
Một nhà máy điện ở Đức. Ảnh: AP
Phát biểu ngày 24/8, Thứ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Patrick Graichen cho biết: “Chỉ 50% số nhà máy điện hạt nhân của Pháp đang hoạt động. Đó là lý do chúng tôi, cũng như Italy và những nước khác, về cơ bản đều xuất khẩu (điện) sang Pháp. Đó là cách mà thị trường điện ở châu Âu vận hành”. Tại Đức, nguồn khí đốt tự nhiên mà nước này đang cố gắng tiết kiệm để sưởi ấm cho mùa Đông tới – trong trường hợp Nga cắt hoàn toàn nguồn cung – đang được đốt với khối lượng lớn để sản xuất điện xuất khẩu sang Pháp.
Các nhà máy điện hạt nhân của Pháp ngừng hoạt động đã khiến giá điện ở nước này tăng cao trong những tháng gần đây. Trước tình trạng này, các công ty điện ở các nước láng giềng đã bán lượng điện dư thừa cho Pháp để giúp tăng nguồn cung. Theo các nhà phân tích, đây là một dấu hiệu khác của cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm châu Âu.
Trong khi đó, Đức đang nỗ lực tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc trong mùa Đông. Theo các biện pháp được Chính phủ Đức thông qua ngày 24/8, các tòa nhà công cộng tại Đức sẽ giảm nhiệt sưởi ấm và đường phố sẽ ít đèn hơn trong những ngày Đông sắp tới. Kể từ ngày 1/9, các tòa nhà công cộng, ngoại trừ các cơ sở như bệnh viện, nhà dưỡng lão được duy trì nhiệt độ sưởi tối đa 19 độ C, toàn bộ hệ thống sưởi ở hành lang và tiền sảnh được yêu cầu tắt. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cửa hàng không được phép bật đèn chiếu sáng mặt tiền vào ban đêm.
Video đang HOT
Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và các quốc gia khác cũng đã thông qua các biện pháp tương tự để tiết kiệm khí đốt tự nhiên.
Việc Đức cung cấp điện cho các nước láng giềng là một yếu tố được đưa vào trong báo cáo nghiên cứu dự kiến công bố vào tuần tới, là cơ sở để xác định liệu chính phủ có gia hạn giấy phép hoạt động của 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại của nước này hay không. Quyết định này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân của Đức trong năm nay.
Các doanh nghiệp châu Âu tắt đèn, giảm giờ hoạt động để tiết kiệm năng lượng
Khi hóa đơn điện tăng lên, một số nhà bán lẻ châu Âu đã tắt đèn và giảm thời gian hoạt động để tiết kiệm khí đốt trong mùa đông này.
Logo của chuỗi siêu thị Spar ở Vienna, Áo. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), các "gã khổng lồ" năng lượng và giới chức chính phủ của các quốc gia châu Âu đã kêu gọi người dân và doanh nghiệp giảm mức tiêu thụ điện, đưa ra các phương án dự phòng nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt từ Nga.
Tại Áo, người phát ngôn của chi nhánh của chuỗi bán lẻ đa quốc gia SPAR Group cho biết họ đang giảm thời gian phát quảng cáo tại hơn 1.500 cửa hàng trên toàn quốc. Động thái này sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng của nhà bán lẻ này xuống 1 triệu kilowatt giờ/năm. Tuy nhiên, giới chức không nói rõ hành động này sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí năng lượng.
Tháng trước, người đứng đầu Leclerc, nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất của Pháp, cho biết họ có thể giảm giờ mở cửa tại các cửa hàng để đối phó với tình trạng thiếu điện. Chỉ hơn một tuần trước đó, nhà điều hành siêu thị đối thủ Carrefour cũng đã ký "Điều lệ EcoWatt" với nhà điều hành lưới điện quốc gia RTE, nhằm giảm tiêu thụ điện tại các cửa hàng trong những giờ cao điểm.
Một số nhà bán lẻ khác của Bỉ - bao gồm Colruyt và Ahold - cũng đề xuất thực hiện các chương trình năng lượng bền vững nhằm tiết kiệm điện, nhằm thoát khỏi tình trạng nguồn cung gián đoạn tiềm ẩn và chi phí tăng cao.
Người phát ngôn của Colruyt cho biết: "Không có biện pháp cụ thể nào được lên kế hoạch trong ngắn hạn, nhưng tham vọng của công ty là tiếp tục nỗ lực thực hiện chính sách năng lượng tổng thể. Đó là lý do tại sao chúng tôi tắt mọi biển quảng cáo, không sử dụng tủ đông lạnh và đóng cửa các kho lạnh".
Người phát ngôn cho biết công ty có 44 cửa hàng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không sử dụng dầu đốt hoặc khí đốt tự nhiên mà được đốt nóng hoàn toàn bằng nhiệt thải và điện xanh.
Giám đốc điều hành Frans Muller cho biết Ahold cũng đang tìm cách cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng. Công ty đã đề xuất một số chương trình tiết kiệm khí đốt, bao gồm việc vận hành các cửa hàng Albert Heijn hoàn toàn bằng năng lượng bền vững vào năm tới. Ông nói: "Chúng tôi chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào về thời gian mở cửa nhưng chúng tôi đang xem xét kỹ hơn về việc sử dụng năng lượng".
Ngày 5/8 vừa qua, các nước thành viên EU đã chính thức thông qua kế hoạch khẩn cấp của khối nhằm cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ, trong bối cảnh các nước đang cố gắng tiết kiệm nhiên liệu cho mùa Đông tới do nguồn cung khan hiếm. Theo thông báo của Cộng hòa Séc, quốc gia hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, thỏa thuận này đã được các nước EU phê chuẩn, ngoại trừ Hungary và Ba Lan.
Hungary là quốc gia duy nhất phản đối thỏa thuận cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ tại cuộc họp của EU cách đây 2 tuần. Nước này hiện đang đàm phán với Nga để nhập khẩu thêm khí đốt. Trong khi đó, Ba Lan cũng không phê chuẩn thỏa thuận này dù trước đó cũng ủng hộ thỏa thuận.
Trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ cho EU.
Na Uy cân nhắc giảm xuất khẩu điện, nguồn cung năng lượng châu Âu càng eo hẹp Tình trạng thiếu mưa đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy điện của quốc gia Bắc Âu này. Đập thủy điện Sarvsfossen ở Na Uy. Ảnh: Alamy Tờ Finacial Times đưa tin Na Uy sẽ hạn chế xuất khẩu điện sang châu Âu nếu mực nước ở các nhà máy thủy điện tiếp tục ở mức thấp như hiện nay. Các...