Các nước châu Âu ghi nhận thêm những ca nhiễm và tử vong mới
Bất chấp các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, các nước châu Âu vẫn ghi nhận thêm các ca nhiễm và tử vong mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lille, Pháp, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 7/1, Bộ Y tế Séc cho biết nước này ghi nhận thêm 17.668 ca nhiễm mới bệnh COVID-19, số ca mắc mới trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Trong 24 giờ qua, Séc cũng có thêm 185 ca tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca tử vong trên cả nước lên 12.621 người.
CH Séc với 10,7 triệu dân là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu Âu.
Video đang HOT
Tại Đức, Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) ngày 7/1 cho biết tổng số ca mắc bệnh COVID-19 đã tăng lên 1.835.038 ca sau khi ghi nhận thêm 6.391 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đức cũng có thêm 1. 070 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 37.607 ca.
Nga cũng thông báo có thêm 23.541 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 3.332.142 ca. Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận 506 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 60.457 người.
Tại Anh, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 7/1 cho biết nước này đang chuẩn bị ứng phó trong trường hợp số ca mắc mới bệnh COVID-19 gia tăng tại London, đồng thời cho biết bệnh viện dã chiến gọi là “Nightingale” sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng để giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Gần đây, Anh đã thông báo phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phải áp đặt hạn chế đi lại đối với Anh nhằm ngăn chặn biến thể này lây lan. Hiện nhiều khu vực trên thế giới đã xuất hiện biến thể này.
Trước tình trạng đáng báo động về sự lây lan của biến thể mới nói trên, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu ngày 7/1 cho biết cần phải hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề này. Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Hans Kluge cho rằng tình hình hiện nay là “thời điểm mấu chốt của đại dịch” khi cả châu Âu đang phải đối mặt với sự gia tăng của các ca nhiễm mới và sự xuất hiện của các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ông nhấn mạnh: “Nếu không tăng cường kiểm soát nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của nó, sẽ có tác động gia tăng đối với các cơ sở y tế vốn đã căng thẳng và áp lực”.
Ông Kluge cũng đưa các biện pháp phòng dịch quen thuộc nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, như đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người, duy trì khoảng cách và rửa tay. Theo ông, các biện pháp này cùng với việc kiểm tra, cách ly và tiêm chủng đầy đủ “sẽ hiệu quả nếu tất cả chúng ta cùng tham gia”.
Liên quan đến biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh, cơ quan y tế bang Queensland của Australia ngày 7/1 xác nhận một phụ nữ làm việc tại khách sạn được sử dụng làm nơi cách ly người nhập cảnh ở thành phố Brisbane đã có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể này. Đây là ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở ngoài cơ sở cách ly tại Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, giới chức y tế bang Queensland cho biết người phụ nữ đã làm việc một ca duy nhất tại khách sạn trên vào ngày 2/1 và đi xét nghiệm vào ngày 6/1 sau khi xuất hiện các triệu chứng. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm trong ngày 7/1, giới chức y tế bang Queensland đã khẩn trương tiến hành công tác truy vết và phong tỏa một số nhà dưỡng lão ở thành phố Brisbane.
Đến nay, Australia đã phát hiện 2 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 và đều là người nhập cảnh đang được cách ly.
WHO nhấn mạnh các đối tượng được ưu tiên tiêm phòng COVID-19
Ngày 5/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết nhân viên y tế và những người gặp vấn đề về sức khỏe phải là những người đầu tiên được tiêm chủng vaccine ngừa bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lille, Pháp, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhấn mạnh: "Tiêm phòng cho nhân viên y tế và những người có nguy cơ cao mắc bệnh hiểm nghèo là cách nhanh nhất để ổn định hệ thống y tế, đảm bảo mọi dịch vụ y tế thiết yếu hoạt động và sự phục hồi kinh tế toàn cầu thực sự có thể diễn ra." Ông nêu rõ các nhân viên y tế trên toàn thế giới là những người đã chiến đấu trực diện với đại dịch và họ cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhắc lại rằng hơn 30 nước đã bắt đầu tiêm chủng cho những nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế thiết lập một mặt trận chung đối phó với dịch bệnh. Người đứng đầu WHO cũng đồng thời lưu ý các nước về những nghĩa vụ trong việc đảm bảo sự tiếp cận công bằng với vaccine trên toàn thế giới và kêu gọi các công ty dược phẩm đẩy mạnh nguồn cung.
Nhà lãnh đạo WHO đã nhiều lần kêu gọi đầu tư cho chương trình ACT-Accelerator (ACT-A) do tổ chức này đứng đầu, nhằm chia sẻ nghiên cứu và phát triển, sản xuất và mua bán trên quy mô toàn cầu để chống dịch. Cho tới nay, sáng kiến này mới chỉ nhận được 10 tỷ USD trong tổng số 38 tỷ USD cần phải có. Nếu không có được số tiền còn lại, nhiều quốc gia thu nhập thấp không thể tiếp cận với các thuốc điều trị COVID-19, bao gồm cả vaccine. Theo các chuyên gia, đây không chỉ là vấn đề tài chính, mà còn là vấn đề về đạo đức trong việc đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng.
Pháp thí điểm xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng Nước Pháp sẽ triển khai chiến dịch xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng, trước mắt thí điểm tại 3 thành phố lớn là Saint-Etienne, Lille và Le Havre. Theo dự kiến, chỉ còn khoảng 2 tuần nữa nước Pháp sẽ dỡ phong tỏa toàn quốc. 10 ngày trước Giáng sinh và nửa tháng trước năm mới 2021, người dân Pháp sẽ có...