Các nước châu Âu đóng thuế cao nhất thế giới
Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD), dưới đây là mức thu từ thuế trên GDP của 34 quốc gia phát triển trên thế giới. Giữ các vị trí đầu trong bảng xếp hạng này là nhiều nước châu Âu.
London (Anh) – Ảnh: Shutterstock
Theo CNN, dữ liệu thuế được OECD thu thập tại các nước từ năm 2014, bao gồm các loại thuế liên bang, tiểu bang và địa phương, trong đó có thuế thu nhập và thuế nhà đất, cùng các loại thuế doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Theo trung bình, các nước phát triển là thành viên của OECD có tổng tiền thu từ thuế chiếm 34,4% GDP.
Đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia phát triển đóng thuế cao là Đan Mạch, với tổng số tiền thu từ thuế chiếm 50,9% GDP. Pháp, Bỉ, Phần Lan và Ý là 4 nước tiếp theo nằm trong top năm, với tỷ lệ tiền thu từ thuế lần lượt là 45,2%, 44,7%, 43,9% và 43,6% so với GDP.
Các nước đứng liền sau top 5 lần lượt là: Áo, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Hungary, Luxembourg, Hà Lan, Slovenia, Đức, Hy Lạp. Tất cả 20 vị trí đầu danh sách đóng thuế cao, trên mức trung bình của OECD, đều là các nước châu Âu.
Video đang HOT
Những cái tên châu Âu đóng thuế cao khác trong danh sách này bao gồm: Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Estonia, Anh, New Zealand, Ba Lan, Israel, Slovakia có mức tiền thuế chiếm khoảng từ 31% đến 34% trong GDP. Cụ thể, nước Anh đứng thứ 20 và Thụy Sĩ đứng thứ 30, với tỷ lệ tổng tiền thu từ thuế so với GDP lần lượt là 32,6% và 26,6%.
Mỹ có mức thuế thấp đáng ngạc nhiên so với các nước phát triển khác, vì nước này không đánh thuế giá trị gia tăng đối với người dân mà thay vào đó, thuế doanh thu bán lẻ được áp ở các cấp độ khác nhau ở cấp tiểu bang và địa phương. Nền kinh tế lớn nhất thế giới có tổng tiền thu từ thuế chiếm 26% GDP, đứng thứ 31.
Một quốc gia Bắc Mỹ khác là Canada có tỷ lệ tổng tiền thu từ thuế trên GDP là 30,8%. Chile và Mexico ở Nam Mỹ đều có khoảng 19% GDP là tiền thu được từ các loại thuế. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đại diện châu Á thành viên OECD, đứng vị trí 26 và 32 trong bảng xếp hạng. Số tiền thu từ thuế ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 28,7% GDP nước này.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Xuất khẩu giảm sút, Hàn Quốc thúc đẩy tiêu dùng nội địa
Giới chức Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc áp dụng DST vào mùa hè tới nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa, trong một động thái nhằm bù lỗ một sự sút giảm trong xuất khẩu, theo hãng tin Yonhap.
Hàn Quốc muốn áp dụng DST để thúc đẩy hơn nữa tiêu dùng nội địa - Ảnh: AFP
DST (giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày), hay còn gọi là giờ quy ước mùa hè, là chế độ cài đặt đồng hồ sớm hơn 1 giờ trong những tháng mùa hè để có thêm 1 giờ tận dụng ánh sáng ban ngày.
"Chính phủ đang xem xét một loạt biện pháp để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, bao gồm việc áp dụng DST vào năm tới", một quan chức thuộc Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết.
Những biện pháp thúc đẩy tiêu dùng như thế là cần thiết do Hàn Quốc được dự đoán không nhìn thấy một sự cải thiện đáng kể về xuất khẩu trong năm 2016 do những điều kiện bên ngoài không thuận lợi, chẳng hạn như tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, ông nói.
Xuất khẩu của Hàn Quốc chỉ đạt 44,43 tỉ USD trong tháng 11, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là lượng hàng xuất khẩu giảm đều mỗi tháng kể từ đầu năm nay.
Động thái trên xảy ra sau khi gói biện pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy tiêu dùng sau đợt bùng phát dịch MERS tỏ ra có hiệu quả trong thực tế.
Chi tiêu của hộ gia đình đã chạm đáy trong thời gian từ tháng 4-6 khi người dân tránh đi đến những nơi công cộng do sợ mắc chứng bệnh vốn đã lấy đi sinh mạng của 38 người Hàn Quốc.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, nền kinh tế nước này tăng trưởng 1,3% trong quý 3 so với 3 tháng trước đó, cũng là mức cao nhất kể từ khi đạt được tỷ lệ tăng trưởng 1,7% trong quý 2/2010, nhờ sự hồi phục trong chi tiêu nội địa và thị trường nội địa phát triển mạnh.
Hàn Quốc từng áp dụng DST trong các khoảng thời gian từ năm 1948-1956 và từ 1987-1988. Chính phủ nước này cũng đã thử áp dụng DST trong các năm 1997, 2007 và 2009 nhằm hóa giải những khó khăn kinh tế nhưng không có kết quả.
Trong số những quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc và Iceland chưa chính thức áp dụng DST, theo Bộ Tài chính Hàn Quốc.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Coca Cola bị cáo buộc nợ thuế 3,3 tỉ USD Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) vừa cho hay hãng nước giải khát Coca Cola đang nợ thuế đến 3,3 tỉ USD. CEO Coca Cola Muhtar Kent - Ảnh: Reuters Theo trang Business Insider hôm 18.9, hãng Coca Cola cho biết họ vừa nhận được một thông báo yêu cầu đóng 3,3 tỉ USD tiền nợ thuế từ Sở Thuế vụ Mỹ (IRS). Số...