Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ?

Theo dõi VGT trên

Các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 20% tổng chi các dự án phát triển hải quân trong vòng 20 năm tới.

Châu Á – Thái Bình Dương tập trung mạnh cho hải quân

Châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% (tương đương với gần 200 tỷ USD) tổng chi cho các dự án hải quân trong vòng 20 năm tới nhằm đối phó với thách thức trong khu vực và đặc biệt là sự đe dọa từ Trung Quốc.

Theo Phó chủ tịch Tổ chức phân tích hải quân AMI International Bob Nugent cho hay, các dự án mới trong khu vực này sẽ gồm: 6 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 115 khinh hạm, 82 tàu tuần tra ven biển, 34 tàu quét mìn, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu hậu cần, 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm.

Cũng theo ông Bob Nugent, thị trường tàu tuần tra ven biển (OPV) sẽ rất sôi động, giai đoạn 2013-2030 có thể đạt mức doanh thu 4,6 tỷ USD.

“Mặc dù các tàu OPV không thể thay thế khu trục trong các hạm đội, nhưng OPV có lượng giãn nước 1.500 tấn trở lên có thể đảm nhận nhiệm vụ của tàu hộ tống và khinh hạm khi thực thi pháp luật trên biển”, ông này nói.

Hiện, các loại tàu OPV rất thịnh hành tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhưng đối với Đông Bắc Á thì ngược lại.

Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ? - Hình 1

Các nước Đông Bắc Á như Nhật, Hàn tập trung phát triển tàu chiến Aegis. Ảnh minh họa

Theo chuyên viên nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải (Đại học Công nghệ Nanyang Singapore) Sam Bateman thì, khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) nhắm tới chế tạo tàu khu trục Aegis, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu ngầm tấn công phi hạt nhân… nhằm đối phó với Hải quân Trung Quốc.

Còn theo ông Nugents quyết định về những chương trình này đã được đưa ra trước khi Hải quân Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính. Trước đó, Nhật đã có Nga là mối đe dọa cũng như Hàn Quốc có mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chuyên gia tới từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng Singapore Sam Batman nhận định, sự thật là tất cả các tàu chiến đấu mặt nước đều dễ bị không kích khi đi vào tầm hoạt động của các căn cứ máy bay chiến đấu.

“Câu hỏi đặt ra là có nên bỏ nhiều t.iền v.ào lực lượng tác chiến mặt nước, nhưng điều này dường như không được các quốc gia trong khu vực châu Á quan tâm”, ông Bateman nói.

Các nhà phân tích đến từ Washington cho rằng, cuộc chạy đua trang bị hải quân ở châu Á xuất phát từ mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc. Nhưng ông Batman cho rằng, qua xem xét tình hình một số quốc gia như Nhật Bản, Philippines thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.

“Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, còn có một số nguyên nhân khác bảo gồm yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nhu cầu về tài nguyên biển để phát triển kinh tế (an ninh năng lượng) là những lý do chính khiến các quốc gia tăng cường hải quân”, ông Batman nói.

Nhật Bản quyết bảo vệ tuyến đường biển

Nhật Bản sẽ tăng cường bảo vệ các tuyến đường biển, cùng với việc ngăn chặn mối đe dọa của Trung Quốc trong tương lai đối với quần đảo Nansei kéo tài từ phía Nam Kyushu tới Đài Loan.

Trong ngân sách quốc phòng 2013-2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chú trọng vào việc bảo vệ quần đảo Nanseil và các vùng biển thuộc lãnh thổ nước này.

Video đang HOT

Chuyên gia hải quân ở Đại học King’s College London Alessio Patalano nhận định: “Nhật Bản là một quốc gia biển nên việc bảo đảm an ninh hàng hải là yếu tố then chốt đối với sự ổn định của nước này”.

Theo một số nguồn tin, Nhật đã chi khoảng 720 triệu USD để đóng một tàu khu trục đa năng có lượng giãn nước 5.000 tấn nhằm cải thiện khả năng chống tàu ngầm. Loại tàu này có thể là nhằm đối phó với tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật nỗ lực duy trì, đảm bảo đủ số lượng tàu khu trục. Với ngân sách hạn chế hơn một thập kỷ, nước này đã cố kéo dài t.uổi thọ 14 tàu trong bốn lớp khác nhau.

Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ? - Hình 2

Nhật đang chế tạo thêm 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã chi 540 triệu USD trong năm nay để chế tạo một tàu ngầm tấn công phi hạt nhân thế hệ mới. Đồng thời, họ cũng nỗ lực kéo dài t.uổi thọ hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng từ 16 lên 22 chiếc.

“Đây là một trong những tài sản quan trọng nhất của JMSDF, vì nó không chỉ cung cấp khả năng trinh sát trong nhiệm vụ tuần tra, mà còn là vũ khí “tàng hình” trong cuộc chiến thông thường”, ông Patalano nói.

Cùng với đội tàu khu trục đa năng, Nhật Bản cũng đang tích cực triển khai đóng thêm 2 tàu khu trục chở trực thăng có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Có những nguồn tin cho rằng, loại tàu này có thể chuyển đổi để thích ứng với việc cất hạ cánh của máy bay tiêm kích tàng hình F-35B.

Quốc gia biển AESAN mua sắm tàu chiến, máy bay

Nhằm bảo vệ vùng biển, đảo rộng lớn, mặc dù gặp không ít khó khăn về ngân sách nhưng nhiều quốc gia biển ở Đông Nam Á cũng nỗ lực phát triển không quân, hải quân.

Năm 2011, Philippines đã thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh hợp tác an ninh trên biển với quân đội Australia.

Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ? - Hình 3

Đối phó với Trung Quốc, Philippines nỗ lực mua sắm thêm tàu chiến, máy bay. Ảnh minh họa

Nước này cũng đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân vốn dĩ đã rất lạc hậu. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã quyết định chi ngân sách lên tới 60 triệu USD để mua thêm 1 tàu tuần tra và 6 trực thăng để phục vụ bảo vệ các dự án dầu khí ở Malampaya.

Năm 2012, Manila bổ sung một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá 900 triệu USD nhằm tân trang các khinh hạm, máy bay C-130 và trực thăng.

Philippines đang tiến gần với một hợp đồng mua tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc. Đây có thể là những chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của không quân nước này sau gần 10 năm không có máy bay chiến đấu trong biên chế.

Malaysia đã ký thỏa thuận mua 6 tàu tuần tra ven biển hiện đại lớp Gowind của hãng DCNS Pháp, nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ biển.

Singapore thì đang có toan tính mua tiêm kích tàng hình F-35 tối tân từ Mỹ để tiếp tục nâng cao sức mạnh không quân hiện đại nhất khu vực này.

Việt Nam cũng không ngừng cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân và không quân nhằm bảo vệ Biển Đông và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Kilo Project 636. Loại tàu này được đ.ánh giá là có độ ồn khi hoạt động rất thấp và trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S có khả năng đ.ánh chìm tàu sân bay. Dự kiến, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2013.

Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ? - Hình 4

Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Kilo 636 trong năm nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua thêm 2 khinh hạm Gepard 3.9 với một số cải tiến.

Đối với lực lượng không quân, năm 2012, phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Việt Nam. Với 4 chiếc này, Việt Nam đã có trong biên chế 24 tiêm kích Su-30MK2. Những chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên mặt đất và đặc biệt là mang được vũ khí chống tàu siêu thanh Kh-31A.

Gần đây, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin thông tin rằng, Việt Nam có thể mua các máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3 Orion từ Mỹ.

Theo vietbao

Triều Tiên: Từ hoàng kim đến...khổ nạn

Một thời,Triều Tiênđược mệnh danh là nước công nghiệp mạnh có thể sánh ngang hàng vớiNhật Bản,vượtHàn Quốc.Đâu là nguyên nhân khiến quốc gia Đông Bắc Á này đi vào chặng đường khổ nạn như hiện nay?

Năm 2010, Triều Tiên tuyên bố mở cánh cửa "cường quốc", cuối năm 2012, quốc gia này lại tranh thủ thời điểm phóng vệ tinh nhân tạo thành công và tuyên bố đã củng cố vị thế của "cường quốc vũ trụ". Tuy nhiên, tình hình kinh tế của Triều Tiên chưa có sự chuyển biến nào, thiếu lương thực vẫn đang là bài toán chưa có lời giải của quốc gia này, kinh tế công nghiệp lại càng tồi tệ hơn. Con đường "cường quốc" của Triều Tiên sẽ đi như thế nào đang trở thành một trong những chủ đề nóng được dư luận quốc tế bàn luận sôi nổi.

Thực ra, kinh tế Triều Tiên cũng đã từng có một thời hoàng kim, thập kỷ 60,70 thế kỷ trước đã từng cùng Nhật Bản được coi là hai nước công nghiệp lớn của châu Á, là một trong những quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất ở khu vực Đông Á, GDP của Triều Tiên không những cao hơn Trung Quốc, mà còn cao hơn cả Hàn Quốc. Năm xưa kinh tế Triều Tiên phát triển như thế nào, và vì sao lại suy thoái, liệu kinh tế Triều Tiên có tái hiện lại được thời hoàng kim hay không?

Triều Tiên: Từ hoàng kim đến...khổ nạn - Hình 1

Tòa nhà Ryugyong cao 330m ở Bình Nhưỡng được dự định là khách sạn cao nhất thế giới khi bắt đầu khởi công năm 1987 nay vẫn đang dang dở

Nước công nghiệp sánh vai cùng Nhật Bản

Năm 1953, sau khi bán đảo Triều Tiên thực hiện hiệp định đình chiến không lâu, Triều Tiên bắt đầu quy hoạch tái thiết kinh tế. Thời điểm đó, phương Bắc chỉ là một đống đổ nát sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nhà máy, công trường bị tàn phá nặng nề. Do binh lính và dân thường thương vong nghiêm trọng nên Triều Tiên thiếu sức lao động.

Năm 1954, Triều Tiên thực hiện kế hoạch ba năm khôi phục nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1957 thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, năm 1961 thực hiện kế hoạch 7 năm lần thứ nhất, sau đó lại kéo dài 3 năm. Tháng 11-1970, tại đại hội đại biểu lần thứ 5 của Đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành tuyên bố Triều Tiên đã thành công trong việc trở thành nước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Thống kê cho thấy, 10 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Triều Tiên lên tới 25%/năm, có thể coi là mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới thời điểm đó. Năm 1960, báo chí Đông Đức khen ngợi Triều Tiên là "kỳ kích phát triển của kinh tế Viễn Đông". Và trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa của các nước châu Á, đất nước Triều Tiên thập kỷ 1960 được xếp ngang hành cùng Nhật Bản - quốc gia đã tạo ra kỳ kích kinh tế sau chiến tranh. Cuối thập kỷ 1960, toàn bộ nông thôn Triều Tiên có đường điện. Cuối thập kỷ 1970, Triều Tiên tự túc được trong lương thực.

Đầu thập kỷ 1980, 70% diện tích đất canh tác của quốc gia này được tưới tiêu, 95% hoạt động gieo cấy và 70% hoạt động thu hoạch được cơ khí hóa. Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10 triệu tấn, đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một phần. Kinh tế công nghiệp của Triều Tiên thời điểm đó cũng phát triển với tốc độ chóng mặt. Triều Tiên là nước quan sát viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đứng đầu là Liên Xô.

Sự phát triển vượt bậc về kinh tế khiến GDP bình quân theo đầu người, t.uổi thọ, tỉ lệ người biết chữ của Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ phúc lợi xã hội của Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao, năm 1979 đã thực hiện toàn diện chế độ giáo dục miễn phí và y tế miễn phí, cung tấp toàn đồ dùng cần thiết là áo khoác, áo may ô và giày cho đối tượng từ t.rẻ e.m mầm non, học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Và việc phân bố nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên khá đồng đều, không chênh lệch lớn như Hàn Quốc. Có thể nói, năm 1979, Triều Tiên là một quốc gia chuẩn hiện đại hóa.

Triều Tiên: Từ hoàng kim đến...khổ nạn - Hình 2

Cuộc sống của người dân Triều Tiên hiện nay hết sức khó khăn.

Cùng thời điểm đó, các chỉ tiêu sản phẩm công nông nghiệp của Hàn Quốc cũng tương đương với Triều Tiên, tuy nhiên do dân số Hàn Quốc gấp đôi Triều Tiên, cộng với việc chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc quá lớn nên trong thực tế, năm 1979, trong vấn đề hiện đại hóa quốc gia, Hàn Quốc còn thua xa Triều Tiên.

Trung Quốc, Liên Xô hậu thuẫn

Đâu là nguyên nhân khiến kinh tế Triều Tiên có thể phát triển mạnh mẽ như vậy? Một là, sau khi bán đảo thực hiện đình chiến, chính phủ Triều Tiên đã xác định được chính sách đúng đắn phát triển kinh tế là trung tâm, xác định được tỉ lệ phát triển thích hợp cho nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng Hai là cục diện khu vực và thế giới tương đối ổn định Ba là sự viện trợ của cộng đồng quốc tế Bốn là thiên tai xảy ra ít. Dĩ nhiên, sự viện trợ của Liên Xô, các nước Đông Âu và Trung Quốc cũng có vai trò thúc đẩy quan trọng.

Theo hồ sơ ngoại giao đã được giải mật của Trung Quốc, trong thời gian diễn ra chiến Tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Triều Tiên khoản vật tư phục vụ cho chiến tranh và nhu yếu phẩm dùng trong đời sống hàng ngày với tổng trị giá lên tới 729,5 triệu NDT. Trong giai đoạn 1958-1963, mặc dù là giai đoạn khó khăn nhất nhưng Trung Quốc vẫn gánh vác 29 dự án như phát triển nhà máy dệt may, nhà máy sản xuất mía đường, nhà máy linh kiện vô tuyến điện... cho Triều Tiên theo hình thức cho vay không tính lãi.

Ngày 5-10-1960, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có cuộc gặp gỡ với phó thủ tướng Triều Tiên Lý Chu Uyên, ông Chu Ân Lai kiến nghị Triều Tiên nên ưu tiên phát triển các dự án nhanh và ngắn, đồng ý cho Triều Tiên vay 420 triệu Rúp chia ra trong 4 năm. Còn thời điểm hoàn trả, trả được thì trả, không trả được thì ra hạn, kéo dài 10-20 năm cũng không sao, hoặc có thể để thế hệ sau hoàn trả. Năm 1962, để đáp ứng nhu cầu cấp bách của Triều Tiên, Trung Quốc đã tháo dỡ toàn bộ thiết bị của nhà máy dệt may số 4, số 5 Hàn Đan đã xây dựng xong nhưng chưa đưa vào sử dụng và vận chuyển sang Triều Tiên. Năm 1972, Trung Quốc và Triều Tiên ký kết cùng xây dựng đường ống dẫn dầu và sẽ hoàn công vào tháng 1-1976, công suất dẫn dầu lên tới 4 triệu tấn/năm. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã hỗ trợ Triều Tiên xây dựng nhà máy nhiệt điện 200.000 kW, hệ thống tàu điện ngầm Bình Nhưỡng... trong khi tại thời điểm đó, các thành phố của Trung Quốc, ngoài Bắc Kinh ra đều chưa có tàu điện ngầm.

Quy mô viện trợ của Liên Xô đối với Triều Tiên cũng rất lớn. Theo thống kê của Liên Xô, đến tháng 4-1960, Moscow đã viện trợ không hoàn lại cho Triều Tiên 1,3 tỉ Rúp, ngoài ra còn có 3,6 tỉ Rúp cho vay với lãi suất thấp. Sau đó Liên Xô còn ký kết hiệp định viện trợ kỹ thuật và hiệp định thương mại lâu dài với Triều Tiên, giúp Triều Tiên xây dựng nhà máy sản xuất thép, nhà máy phát điện, nhà máy lọc dầu... cung cấp thiết bị, công nghệ...

Từ "thời hoàng kim" đến "chặng đường khổ nạn"

Tuy nhiên, bắt đầu từ thập kỷ 1990, kinh tế Triều Tiên bắt đầu xuất hiện hiện tượng suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình quốc tế biến động mạnh, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô và khối Đông Âu, khiến ngành thương mại đối ngoại của Triều tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các khoản viện trợ quốc tế cũng giảm mạnh, cơ cấu kinh tế của Triều Tiên mất cân bằng, sự ưu tiên cho quốc phòng đã làm tiêu hao nguồn của cải quốc dân khổng lồ, không những trực tiếp bài xích nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, mà còn bài xích hoạt động sản xuất tư liệu sản xuất dân dụng.

Thiên tai liên tiếp xảy ra và ruộng đồng nhiều năm liền không được đầu tư nên không thể chống đỡ được với thiên tai. Việc tập trung quá mức cho quốc phòng khiến ngành công nghiệp thiếu sức lao động nghiêm trọng. Do sự phong tỏa và trừng phạt về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây, Triều Tiên bị cô lập và đứng ngoài cộng đồng quốc tế, không gian hợp tác chính trị quốc tế của Triều Tiên ngày càng bị thu hẹp.

Triều Tiên: Từ hoàng kim đến...khổ nạn - Hình 3

Nông dân làm việc trên cánh đồng ở tây bắc Bình Nhưỡng.

Sau thập kỷ 1990, môi trường thương mại quốc tế ngày càng xấu đi, dự trữ ngoại tệ của triều Tiên ngày càng ít, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu và dầu thô giảm mạnh, từ đó khiến hoạt động luyện kim, khai thác than, sản xuất điện cũng tụt dốc nhanh chóng, cả ngành công nghiệp rơi vào trạng thái suy thoái nghiêm trọng. Do không đủ nguyên liệu, nhiên liệu, điện, hầu hết các doanh nghiệp vừa và lớn ở trong trạng thái dừng sản xuất hoặc bán sản xuất, tỉ lệ máy móc được hoạt động trong doanh nghiệp chỉ đạt 30%. Sau khi Liên Xô giải thể, giữa Nga và Triều Tiên không còn duy trì hình thức hợp tác thương mại hàng đổi hàng, mà yêu cầu Triều Tiên phải bỏ t.iền mặt ra để mua hàng hóa của Nga.

Nga không còn cung cấp phân bón cho Triều Tiên, sản lượng lương thực của Triều tiên giảm mạnh, dầu mỏ không đủ khiến nông trường cơ giới hóa lại quay về với thời lao động thủ công. Ngoài ra, thiên tai liên tiếp xảy ra khiến kinh tế Triều Tiên rơi vào thời kỳ khổ nạn. Từ lâu kinh tế Triều Tiên chủ yếu lệ thuộc vào nguồn viện trợ lớn từ Trung Quốc, từ năm 1991, Trung Quốc thay thế Liên Xô và trở thành nước duy nhất cung cấp dầu thô cho Triều Tiên, mỗi năm vận chuyển cho quốc gia này 500.000 tấn dầu, chiếm 80% tổng tượng dầu mỏ nhập khẩu của Triều Tiên. Năm 2005, nguồn lương thực Trung Quốc viện trợ cho Triều Tiên 531.000 tấn, chiếm 92% tổng lượng lương thực mà thế giới viện trợ cho quốc gia này.

Lịch sử mấy chục năm qua đã cho thấy, xét về nguồn tài nguyên thiên nhiên, tố chất quốc dân, trình độ khoa học kỹ thuật và nền công nghiệp tương đối độc lập, Triều Tiên hoàn toàn có thể thực hiện giấc mơ cường quốc, nếu có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, chính sách phù hợp và nền kinh tế hội nhập với cộng đồng quốc tế, khôi phục lại những thành tựu huy hoàng năm xưa và trở thành cường quốc đích thực không hề khó. Có thể Triều Tiên đã lấy Trung Quốc thời kỳ 1960 làm "tấm gương", giai đoạn đó kinh tế Trung Quốc vô cùng khó khăn, mặc dù bị cộng đồng quốc tế cô lập nhưng Trung Quốc vẫn nhấn mạnh tinh thần tự lực cánh sinh, trong bối cảnh khó khăn như vậy vẫn phát triển bom nguyên tử và thoát ra được hoàn cảnh khó khăn.

Nhưng lịch sử không thể làm phép so sánh đơn giản như vậy, hiện trạng của Triều Tiên hoàn toàn không giống với Trung Quốc năm xưa. Sự "phong tỏa" của Mỹ không thể ngăn cản được bước tiến của Trung Quốc. Nhưng Triều Tiên lại khác, diện tích nhỏ, dân số ít, điều kiện tự nhiên khắc nghiệp, thiếu ruộng canh tác, không thể tự túc lương thực, mặc dù có tài nguyên khoáng sản nhưng nếu mất đi thị trường trao đổi quốc tế, nền kinh tế quốc dân sẽ rất khó duy trì.

Cuộc Chiến tranh lạnh trong thập kỷ 1960 đã thúc đẩy các nước phát triển vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia, tuy nhiên, trong bối cảnh hòa bình như hiện nay mà phát triển vũ khí hạt nhân để phá hoại cục diện hòa bình thế giới sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024
Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng
06:55:29 29/06/2024
UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng
07:02:22 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng
14:16:52 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024

Tin đang nóng

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?
20:10:21 30/06/2024
Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động
20:00:13 30/06/2024
Nữ nghệ sĩ Việt đình đám: Đang có chồng vẫn làm đám cưới với người khác, U50 trẻ đẹp, tài sản khủng
19:42:39 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận
17:46:13 30/06/2024
Nhân vật được nhắc tên nhiều nhất sau tập 1 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Đẹp, tài năng, đời tư siêu kín tiếng
20:04:08 30/06/2024
Rộ nghi vấn sắp xếp kết quả trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì lỗi này liên tục mắc phải?
21:00:08 30/06/2024
Đêm về, chồng lại đem 1 quả mướp đặt ở đầu giường rồi mới chịu tắt đèn đi ngủ, tôi hoang mang hỏi anh thì nhận được câu trả lời khó ngờ
17:24:40 30/06/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm?

19:53:00 30/06/2024
Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời là chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của TT JrMarcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở...

Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

19:48:22 30/06/2024
Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của đảng Dân chủ, trong đó có 2 cựu Tổng thống là ông Barack Obama và ông Bill Clinton, đều tái khẳng định sự ủng hộ đối với ông Biden.

Cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại Hy Lạp

19:43:42 30/06/2024
Trong điều kiện nắng nóng, gió lớn tại nhiều khu vực trên cả nước, chỉ riêng ngày 29/6 đã xảy ra khoảng 50 đám cháy rừng. Chính quyền sở tại khuyến cáo người dân tránh xa các khu vực rừng.

LHQ bắt đầu chuyển hàng vào Gaza từ cầu tàu tạm của Mỹ

19:18:13 30/06/2024
Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Ai Cập lưu ý rằng các nghị quyết quốc tế là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định bền vững trong khu vực.

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: 'Ngọn núi lửa chính trị' Bolivia liên tục phun trào

19:00:20 30/06/2024
Ông Archondo lập luận rằng chưa có cuộc đảo chính nào kể từ khi trật tự chung được duy trì ở Bolivia, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2019 hoặc vụ việc hôm 26/6. Ông nói, quân đội chưa hề cai trị đất nước dù chỉ một phút .

Ai Cập: Lo ngại giá nông sản tăng vọt do khủng hoảng phân bón

18:51:29 30/06/2024
Thời tiết nắng nóng gay gắt đã buộc Chính phủ Ai Cập tạm dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phân bón để chuyển nguồn cung cho các nhà máy phát điện nhằm giải quyết tình trạng mất điện kéo dài tới 4 giờ mỗi ngày ở một số khu ...

Giao lưu cộng đồng các nước ASEAN tại Argentina

18:40:12 30/06/2024
Trao đổi thương mại giữa Argentina và ASEAN tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Argentina tới các nước thành viên ASEAN vượt 5 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD.

Vùng Caribe đối mặt với cơn bão lớn, nguy hiểm đầu tiên trong năm

18:01:53 30/06/2024
Tại thủ đô Bridgetown của Barbados, hàng dài ô tô xếp hàng chờ mua xăng, trong khi các siêu thị và cửa hàng tạp hóa chật kín người mua thực phẩm, nước uống và đồ dùng.

Lở đất tại Kyrgyzstan, ít nhất 1.300 người phải sơ tán

17:43:41 30/06/2024
Bộ Tình trạng khẩn cấp Kyrgyzstan cho biết tỷ lệ lở đất tại nước này trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6/2024 tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

ĐTCL mùa 11: Top 3 tướng mạnh tới mức game thủ phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt để sở hữu

Mọt game

22:46:37 30/06/2024
Nói không quá thì Illaoi là vị tướng hưởng lợi cực lớn từ meta ĐTCL trong những phiên bản trở lại đây nhờ bộ tộc - hệ quá mạnh. Từng có thời điểm tộc U Linh trở nên quá mạnh nhờ lượng sát thương cộng thêm khổng lồ nên Illaoi rất được ti...

Lisa lập kỷ lục mới với MV chục triệu lượt xem "Rockstar"

Nhạc quốc tế

22:46:04 30/06/2024
Chỉ sau một ngày ra mắt, MV mới nhất của Lisa Rockstar đã lập loạt kỷ lục mới. MV đạt hơn 20 triệu lượt xem chỉ sau 12 giờ phát hành và hiện có hơn 36 triệu lượt xem trên YouTube.

Hà Lê không nhận là đại gia, tự nhận "ngoan" hơn khi lấy vợ

Nhạc việt

22:40:48 30/06/2024
Chia sẻ với phóng viênDân trí, Hà Lê cho biết, ngay khi được mời vào chương trìnhAnh trai vượt ngàn chông gai (gọi tắt làAnh Tài), anh đồng ý ngay vì muốn được thử sức với những điều mới mẻ.

Loạt sao Hàn biến mất khỏi làng giải trí sau scandal: Đáng tiếc nhất là Kim Hyun Joong

Sao châu á

22:37:31 30/06/2024
Dù những cáo buộc là đúng hay sai thì những sao Hàn này vẫn vắng bóng khỏi làng giải trí Kbiz sau loạt scandal chấn động.

Quang Lê thon gọn đến bất ngờ, Trương Ngọc Ánh xinh đẹp bên con gái

Sao việt

22:31:20 30/06/2024
Ca sĩ Quang Lê đăng ảnh với cơ thể gọn gàng bất ngờ ở Hà Nội; diễn viên Trương Ngọc Ánh ăn kem cùng con gái Bảo Tiên.

Nữ coser hóa thân xuất sắc thành nàng waifu tóc xanh trong Mushoku Tensei

Cosplay

22:28:50 30/06/2024
Người mẫu Malaysia Sally đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ anime và cosplay với màn hóa thân thành cô nàng Roxy Migurdia, một nhân vật được yêu thích trong loạt phim Mushoku Tensei: Jobless Reincarnation.

Đặc sắc đêm trình diễn áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc

Thời trang

22:23:51 30/06/2024
Nhà thiết kế Nguyễn Lan Vy và Hội Việt - Hàn mang đến bộ sưu tập áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc có chủ đề Sắc hoa hội tụ với nhiều màu sắc, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.

Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'

Tv show

22:07:26 30/06/2024
Tự Long lớn giọng vì lo lắng phần đồng diễn đầu thất bại. Anh nhắc nhở Tuấn Hưng vì ca sĩ đàn em là ca sĩ lâu năm nhưng chưa thuần thục động tác

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

Tin nổi bật

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

HLV Slovakia tuyên bố sẽ làm nên 'cơn địa chấn' trước tuyển Anh

Sao thể thao

21:32:50 30/06/2024
Cuộc so tài Anh - Slovakia diễn ra lúc 23h tối nay (30/6). Mặc dù bị đ.ánh giá thấp hơn nhưng HLV Slovakia tuyên bố vẫn sẽ chơi tấn công trước Anh và sẽ làm nên cơn địa chấn.

Điều tra vụ người đàn ông đi xe máy b.ị đ.âm gục từ sau lưng

Pháp luật

21:29:38 30/06/2024
Người dân phát hiện người đàn ông nằm gục trên đường ở TP Phan Thiết với vết đ.âm chảy nhiều m.áu ở lưng. Công an đang tiến hành điều tra vụ việc.