Các nước bạn đã dừng tìm kiếm và rút khỏi vùng biển Việt Nam
Sau 8 ngày chỉ huy chiến dịch tìm kiếm cứu nạn máy bay Malaysia mất tích, sáng nay 17/3, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN đã dành cho phóng viên Dân trí một buổi phỏng vấn xung quanh vấn đề này.
Các tàu của Trung Quốc và các nước bạn đã rời Việt Nam
Thưa Trung tướng, chiều 15/3, Việt Nam chính thức công bố dừng việc tìm kiếm máy bay Malaysia trên biển Đông. Việt Nam đề nghị các nước bạn trước đây được Việt Nam cho phép vào không phận và vùng biển của Việt Nam, đến giờ các nước bạn đã rút khỏi Việt Nam như thế nào?
Theo đúng logic của việc tìm kiếm cứu nạn đối với máy bay MH370 của Maylaysia bị mất tích, khi chủ nhà Malaysia thông báo việc dừng tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên biển Đông, thì Việt Nam là nước liên quan phối hợp trong việc TKCN này đã dừng tìm kiếm và thông báo với các nước bạn rút khỏi vùng lãnh hải do Việt Nam quản lý.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, trả lởi phỏng vấn phóng viên báo Dân trí
Trước đó, có 3 tàu của Trung Quốc, trong đó có 2 tàu Hải cứu, một tàu Hải quân Trung Quốc vẫn nằm trên vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có đến nơi tiếp cận và thông báo cho phía bạn về việc dừng TKCN thì phía bạn đã rút khỏi vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam quản lý.
Trong 2 tàu Hải cứu của Trung Quốc, có một người bị thương trong khi làm nhiệm vụ TKCN, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hỏi “phía bạn có cần giúp đỡ gì không”, thì phía bạn cho biết vẫn tự lo được.
Tôi khẳng định lại lời Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói, việc cấp phép cho tàu, máy bay các nước vào tham gia TKCN trên vùng biển và không phận của Việt Nam chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là tham gia TKCN, việc TKCN đã kết thúc thì phải kết thúc ngoài ra không có lý do nào khác.
Hiện chúng tôi vẫn làm nhiệm vụ bình thường là giám sát mọi hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và khẳng định không còn tàu của nước bạn trong vùng biển Việt Nam.
Theo thông báo mới nhất của nhà chức trách Malaysia thì chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 mất tích được tiến hành tại một vùng biển sâu và cách xa với Việt Nam. Việt Nam có chủ động tham gia chiến dịch tìm kiếm lần này không, hoặc phía Malaysia có đề nghị Việt Nam tham gia tìm kiếm không, thưa Trung tướng?
Đến giờ phút này, Việt Nam vẫn chưa nhận được chính thức một lời đề nghị nào từ phía Malaysia về việc tham gia TKCN ở khu vực mới công bố. Chúng tôi xác định thực hiện nhiệm vụ gì cũng phải theo khả năng của mình. Trong việc TKCN của Việt Nam thì lực lượng quân đội Việt Nam, phương tiện, nhân lực là lực lượng nòng cốt. Lực lượng, phương tiện tinh nhuệ, hiện đại, nhưng để đảm bảo cho vấn đề TKCN thì vẫn dựa vào ngân sách quốc phòng là chính nên có giới hạn nhất định, bởi ngân sách quốc phòng của Việt Nam không phải là lớn.
Trang bị phương tiện kỹ thuật của Việt Nam là hiện đại nhưng không phải trang bị cho lực lượng viễn chinh, cho cự ly xa. Cho nên khi làm nhiệm vụ gì cũng phải tính toán, có cơ sở khoa học.
“Việt Nam phối hợp với nước bạn tương đối tốt”
Video đang HOT
Trung tướng đánh giá thế nào về khả năng phối hợp giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam và các lực lượng của Việt Nam phối hợp với lực lượng của các nước bạn?
Cho đến giờ phút này, khi nhiệm vụ TKCN ở biển Đông đã kết thúc, tôi có thể nói rằng việc phối hợp giữa các lực lượng trong khu vực có liên quan của Việt Nam là tương đối tốt. Ngay từ đầu, chúng tôi cũng đưa ra nhiệm vụ và định hướng với các nước bạn là nhiệm vụ của chúng tôi với các bạn là nhiệm vụ phối thuộc. Nghĩa là việc tìm kiếm ở khu vực của chúng tôi phụ thuộc vào sự hướng dẫn điều hành của chúng tôi.
Ở trong việc tìm kiếm này, chúng tôi xác định đề cao 2 vấn đề: Hiệu quả của việc tìm kiếm, việc phối hợp nhiều lực lượng thì hiệu quả cao hơn, nhưng nhiều lực lượng phối hợp mà không biết bố trí điều tiết sức, theo khoa học, phân phối vùng tìm kiếm, tầng độ cao tìm kiếm, theo thời gian hoạt động và năng lực của từng phương tiện thì sẽ đem lại không hiệu quả.
Chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích đang được tiếp tục ở một vùng mới
Vấn đề thứ 2 không thể không tính đến đó là việc đảm bảo an toàn cho chính lực lượng TKCN. Đã có rất nhiều bài học kinh nghiệm xương máu rất đau xót khi công cuộc tìm kiếm máy bay, hay tàu bị nạn thì tiếp tục xảy ra tai nạn. Đó là vấn đề an toàn mà chúng ta đã làm được tốt trong chiến dịch tìm kiếm vừa rồi.
Đợt tìm kiếm cứu nạn vừa rồi được Việt Nam thực hiện với quy mô lớn, hiện đại, Trung tướng rút ra được kinh nghiệm gì cho các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam?
Việc TKCN đối với Việt Nam là nhiệm vụ thường xuyên, thường niên, để đưa ra các tình huống, các nhiệm vụ cụ thể để tập luyện, trên bản đồ và thực binh xử lý các tình huống có thể xảy ra. Việc TKCN của Việt Nam cũng được phối hợp với các nước bạn trên thế giới. Việc thực hiện TKCN với một phạm vi rộng lớn trên biển thì đây là lần đầu tiên.
Thông qua việc tìm kiếm này, chúng ta đã thể hiện được sự điều hành, điều phối, chỉ huy của lực lượng TKCN của Việt Nam rất tốt. Nhưng cũng còn những bộc lộ cần phải khắc phục mà tôi cho rằng đối với bất cứ quốc gia nào khi thực hiện nhiệm vụ cũng sẽ bộc lộ ra những mặt làm được và chưa làm được, và thông qua đó chúng ta phải rút kinh nghiệm.
Trong vấn đề TKCN vừa rồi, chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm vấn đề công tác hiệp đồng, chỉ huy, thông tin dự báo tình hình, tình huống có thể xảy ra để chúng ta sử dụng lực lượng phù hợp, hiệu quả nhất.
TKCN là một việc làm nhân đạo, tuy nhiên nhiều trang mạng Internet cho rằng mỗi ngày Việt Nam chi cho việc TKCN đối với máy bay Malaysia bị mất tích là 20 tỉ đồng. Trung tướng xác nhận thông tin này như thế nào?
Tôi khẳng định chúng tôi chưa đưa ra bất kỳ con số nào như vậy, hiện chúng tôi đang tổng hợp để báo cáo Bộ Quốc phòng, có thể là như vậy hoặc không phải vậy. Nhưng nếu nhìn quy mô phương tiện lực lượng kéo dài trong 8 ngày cả trên bộ, trên biển, trên không thì chi phí cho việc tìm kiếm là rất nhiều. Nhưng Việt Nam luôn xác định tìm kiếm được những người mất tích là quan trọng nhất. Đã có người hỏi nếu chi phí quá cao thì có làm không, tôi đã trả lời rằng: “Chúng tôi đã tính toán được khả năng mà mình có thể, đến khi nào không thể nữa thì đành phải chịu”.
Xin cám ơn Trung tướng!
Tuấn Hợp thực hiện
Vì sao Việt Nam huy động tổng lực tìm kiếm máy bay Malaysia?
Việt Nam huy động lực lượng chủ lực trên không, trên biển và phương tiện hiện đại thực hiện quy mô tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích với qui mô lớn chưa từng có, cùng với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Philippine trên khu vực biển Đông nước ta.
Rạng sáng ngày 8/3, chiếc Boeing 777-200 của Hãng hàng không Quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) mang số hiệu MH370, chở theo 227 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn đang hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh (Trung Quốc) thì đột ngột mất tín hiệu trên màn hình radar và toàn bộ liên lạc trước khi vào không phận Việt Nam khoảng hơn 1 phút bay. Hành khách trên máy bay đến từ 13 quốc gia, trong đó có 150 người mang quốc tịch Trung Quốc.
Vào thời điểm chuyến bay MH370 mất tín hiệu, Việt Nam chưa tiếp nhận kiểm soát máy bay của Malaysia.Tuy nhiên, Trung tâm Quản lý bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh đã nỗ lực thiết lập mọi liên lạc với máy bay nhưng không có kết quả, hệ thống radar sơ cấp của Việt Nam lập tức được kích hoạt để rà soát toàn bộ vùng thông báo bay (FIR) nhưng cũng không ghi nhận được tín hiệu nào từ chuyến bay MH370. Nhà chức trách hàng không Việt Nam đã nhanh chóng thông báo với Malaysia và các cơ quan chức năng về sự việc.
Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích từ hôm 8/3
Khoảng 6 tiếng sau khi máy bay mất tín hiệu, từ giai đoạn hồ nghi Malaysia Airlines ra tuyên bố chuyến bay MH370 đã mất tích. Vị trí nghi máy bay mất tích được phán đoán là cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 300km. Malaysia đã đề nghị Việt Nam, Singapore hỗ trợ tìm kiếm trên vùng FIR giáp ranh giữa 3 nước. Không loại trừ yếu tố khủng bố, Việt Nam đã ban bố lệnh tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không cấp độ 1.
Những giờ căng thẳng trên chuyên cơ tìm kiếm máy bay mất tích
Khu vực nghi máy bay mất tích được khoanh vùng, ban đầu là 100km2, sau mở rộng dần ra toàn vùng FIR của Việt Nam và phía Đông Bắc biển Đông, đất liền toàn vùng Nam Bộ của Việt Nam. Lực lượng tìm kiếm lúc đầu chỉ có 3 nước, sau đó có thêm sự tham gia của Philippine, Mỹ và Trung Quốc. Các nước này đã được Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng nước ta cấp phép vào khu vực biển Đông, mang theo tàu chiến, tàu khu trục và máy bay quân sự để tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Riêng Việt Nam đã huy động tổng lực với 11 máy bay vận tải quân sự, trực thăng và máy bay tuần thám của cảnh sát biển với 55 lượt bay tìm kiếm; 7 tàu biển hoạt động suốt ngày đêm; các tàu thuyền đánh cá của ngư dân trong khu vực tìm kiếm; lực lượng trên không, trên biển, trên bộ, quốc phòng an ninh, nhân dân các địa phương tham gia tìm kiếm.
Trong quá trình này, lực lượng tìm kiếm liên tục phát hiện và nhận được điện báo về những vật thể lạ nghi là đồ dùng, áo phao, máng trượt, mảnh vỡ máy bay, cột khói, tín hiệu SOS, thậm chí có cá nhân còn cung cấp thông tin cho rằng đã nhìn thấy máy bay bốc cháy trước khi rơi xuống biển ở ngoài khơi Vũng Tàu... Tuy nhiên, những thông tin nói trên sau khi tiếp cận và rà soát đã được xác nhận là không đúng.
Giới chức các nước và nhiều chuyên gia hàng không đều nhận định việc máy bay Malaysia Airlines đột ngột mất tích là sự bất thường và lạ lùng, là sự việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hàng không thế giới. Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng đến chuyến bay được loại bỏ hoàn toàn, các vấn đề kỹ thuật cũng được cân nhắc kỹ, không có dấu hiệu bình thường của một vụ tai nạn máy bay trên biển cũng như máy bay bị nổ trên không. Vì thế vấn đề con người và sự can thiệp có chủ ý trên máy bay không còn là một giả thiết mà là một hướng tập trung điều tra đặc biệt.
Việt Nam cùng với 5 nước khác đã thực hiện tìm kiếm máy bay suốt 1 tuần ròng rã
Chiều 15/3, Thủ tướng Malaysia tuyên bố dừng tìm kiếm máy bay nước này mất tích trên biển Đông với khẳng định gần như chắc chắn là hệ thống báo cáo dữ liệu đã bị ai đó "vô hiệu hóa" và sự biến mất của máy bay là "có chủ ý". Máy bay đã thay đổi hướng và quay trở lại bán đảo Malaysia, hướng về Ấn Độ Dương và di chuyển của máy bay "hoàn toàn trùng khớp với một hành động có chủ ý" của một người nào đó trên máy bay. Nước này điều chỉnh hướng tìm kiếm.
Với diễn biến này, Việt Nam quyết định dừng hoạt động tìm kiếm máy bay của Malaysia vốn được duy trì trong suốt 1 tuần qua. Ngay trong chiều 15/3, Việt Nam chính thức thông báo tình hình mới với các nước được cấp phép vào vùng trời, vùng biển Việt Nam để tham gia tìm kiếm máy bay mất tích và yêu cầu các nước rút lực lượng cùng phương tiện ra khỏi khu vực tìm kiếm trên hải phận và không phận của Việt Nam.
Vì sao Việt Nam dốc lực lượng tìm kiếm máy bay Malaysia?
Giới chức Việt Nam chưa từng đưa ra công bố nào về kinh phí nước ta phải chi ra trong suốt 1 tuần tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, nhưng truyền thông nước ngoài đã đưa tin rằng mỗi ngày Việt Nam phải bỏ ra nhiều tỷ đồng cho việc tìm kiếm máy bay của nước bạn.
Vụ việc máy bay Malaysia mất tích trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới nhiều ngày qua. Không ít người đã tỏ ra khó hiểu bởi Việt Nam chẳng mấy liên quan đến vụ việc nhưng lại phải huy động tổng lực để giúp nước bạn, ngoài ra còn bỗng dưng phải làm công tác "hậu cần" khi thực hiện cấp phép và quản lý sự tham gia tìm kiếm của các nước khác trên chính lãnh thổ nước mình. Trong khi đó, nước có máy bay mất tích là Malaysia lại chưa thực sự hợp tác trong suốt quá trình xảy ra sự việc. Vậy lí do ở đây là gì?
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định: Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích không chỉ vì trách nhiệm trong quy định và cam kết quốc tế về tìm kiếm cứu nạn mà còn vì tinh thần nhân đạo, tinh thần hợp tác và đoàn kết quốc tế của Việt Nam. Chúng ta đã nỗ lực hết sức và triển khai tất cả lực lượng có thể để làm nhiệm vụ quốc tế này.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, dù nói Malaysia chưa tích cực hợp tác với Việt Nam trong quá trình tìm kiếm máy bay của nước họ, nhưng hành động của Việt Nam trong những ngày qua là câu trả lời rõ ràng nhất về một đất nước trách nhiệm, đoàn kết và luôn yêu chuộng hòa bình.
Việc tìm kiếm máy bay mát tích đã được chuyển hướng và một nghi ngờ gần như là
chắc chắn là máy bay Malaysia đã bị khủng bố
Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - cho biết: Hiện vẫn chưa tổng kết về tiêu hao xăng dầu, chi phí nhưng việc Việt Nam tham gia tìm kiếm không kể đến chi phí bao nhiêu mà tập trung vào việc tìm kiếm máy bay mất tích. Trong quá trình tìm kiếm, bất kỳ thông tin ở nguồn nào dù độ chính xác chỉ 1/1.000 tia hy vọng cũng đều được thu thập cho tìm kiếm.
Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, nếu cho rằng Việt Nam đã nhiệt tình quá mức trong việc tìm kiếm máy bay của Malaysia Airlines mất tích thì phải đặt ra thế nào là quá mức, thế nào là vừa phải?
"Việt Nam nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng đã triển khai lực lượng sớm nhất trong khu vực vì nắm vững đường bay dự kiến vào Việt Nam mặc dù chưa vào FIR Việt Nam. Chúng tôi xác định trách nhiệm của chúng tôi vì con người, vì cộng đồng" - Trung tướng Tuấn nhấn mạnh.
Ngay tư khi chuyên bay MH370 cua hang Malaysia Airlines bi &'mât tich', cac hoat đông đi đâu trong công tac tim kiêm cua Viêt Nam cung nhanh chong đươc thực hiện đã khiến dư luân cac nươc trên thê giơi ghi nhân. Họ đã nói rằng: "Ngươi Viêt Nam qua tôt. Vi điêu duy nhât may ra co liên quan chi la chiêc may bay co thê đa rơi đâu đo ngoai khơi Viêt Nam... Chinh phu Viêt Nam đa chưng to cho quôc tê thấy tinh trach nhiêm cao trươc môt vu viêc mang tinh nhân đao liên quan đên nhiêu quôc gia".
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Sáu ngày "quét" trên biển Đông vẫn bặt tăm máy bay mất tích Đến thời điểm hiện tại, sau 1 tuần máy bay mất tích, có nhiều thông tin mới được đưa ra và phía Việt Nam đều kiểm tra theo những thông tin đó, tuy nhiên chưa phát hiện ra những dấu hiệu của việc máy bay mất tích. Chiều 13/3, lãnh đạo Sở chỉ huy tiền phương đã có buổi gặp gỡ ngắn để...