Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh
Vào ngày 18/11, hàng triệu công dân Thụy Điển được nhận tờ rơi hướng dẫn về biện pháp chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các khủng hoảng bất ngờ khác.
Phần Lan và Na Uy cũng có động thái tương tự.
Bộ trưởng Phòng vệ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin giới thiệu về tờ rơi hồi tháng 10. Ảnh: Getty Images
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề “Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra” được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.
Đáng chú ý, quốc gia láng giềng Thụy Điển là Phần Lan cũng đăng tải hướng dẫn mới của nước này về “chuẩn bị cho sự cố và khủng hoảng” trên mạng. Người dân Na Uy gần đây cũng nhận được tờ rơi khuyến khích họ chuẩn bị để tự lo liệu trong vòng một tuần nếu xảy ra chiến tranh, thời tiết cực đoan và nhiều mối đe dọa khác.
Thụy Điển đã gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong năm nay. Trong khi đó, vào tháng 4/2023, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, trở thành thành viên thứ 31 của khối quân sự này. Về phần mình, Na Uy là thành viên sáng lập NATO.
Video đang HOT
Ông Tore Kamfjord tại Cục Bảo vệ Dân sự Na Uy (DSB) cho biết: “Chúng tôi đã gửi 2,2 triệu bản in cho các hộ gia đình tại Na Uy”. Tài liệu này có điểm danh sách các vận dụng hộ gia đình cần trang bị như thuốc và thực phẩm có thời gian bảo quản lâu (đồ đóng hộp, thanh năng lượng…).
Năm 2018, Na Uy cũng phát tài liệu tương tự. Tuy nhiên, ông Kamfjord đánh giá biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo theo nhiều rủi ro hơn trong thời gian tới.
Đối với Thụy Điển, ý tưởng về tời rơi cảnh báo cho người dân không phải là mới. Bản đầu tiên của “Nếu chiến tranh xảy ra” đã được in ấn trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai và được cập nhật trong Chiến tranh Lạnh.
Bộ trưởng Phòng vệ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin trong tháng 10 nhấn mạnh rằng, bối cảnh toàn cầu đã thay đổi, do đó, thông tin chuyển đến các hộ gia đình Thụy Điển cũng phải phản ánh những thay đổi đó.
Chính phủ Phần Lan quyết định không in bản hướng dẫn với số lượng lớn và phát cho người dân như Thụy Điển, Na Uy bởi điều này khá tốn kém. Phần Lan cho rằng bản điện tử sẽ dễ cập nhật và chỉnh sửa hơn.
Trong phần chi tiết về xung đột quân sự, ấn phẩm điện tử của Phần Lan đề cập rõ các động thái mà chính phủ và tổng thống sẽ áp dụng trong kịch bản nước này bị tấn công vũ trang. Hướng dẫn điện tử cũng nhấn mạnh rằng giới chức Phần Lan đã chuẩn bị kỹ càng cho phòng vệ.
Ấn phẩm điện tử của Phần Lan đề nghị người dân đảm bảo họ có thể tự chăm sóc bản thân, ít nhất là trong giai đoạn đầu, khi xảy ra tình huống khủng hoảng. Các vật dụng họ cần có bao gồm thuốc iod, thực phẩm dễ chế biến, năng lượng dự phòng.
Tờ rơi của Thụy Điển lại đề xuất người dân chuẩn bị khoai tây, bắp cải, cà rốt, trứng cùng hộp đựng sốt mì ý.
Israel nguy cơ rơi vào cuộc chiến tiêu hao ở Liban
Israel đối mặt nguy cơ sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao kéo dài tại Liban khi chiến dịch quân sự nhằm vào Hezbollah tiếp tục leo thang.
Một vụ tấn công tên lửa của Phong trào Hồi giáo Hezbollah. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tờ Wall Street Journal ngày 15/11 đưa tin, Israel đang mở rộng chiến dịch quân sự trên bộ sâu vào lãnh thổ Liban (Lebanon), một động thái được cho là đầy rủi ro và có thể đẩy quốc gia này vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài với lực lượng Hezbollah.
Theo thông báo từ Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), các lực lượng của họ đang tiếp tục tiến công vào các mục tiêu mới ở miền Nam Liban. Điều đáng chú ý là gần đây, trong một vụ đụng độ đẫm máu, 6 binh sĩ Israel đã thiệt mạng sau khi bị phục kích bởi ít nhất 4 thành viên Hezbollah - đây được xem là tổn thất nặng nề nhất trong một vụ việc đơn lẻ kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch trên bộ tại Liban.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz khẳng định họ đang mở rộng hoạt động ở miền Nam Liban và tấn công các mục tiêu của Hezbollah tại khu vực Dahiyeh của Beirut cùng nhiều nơi khác. Tuy nhiên, IDF từ chối tiết lộ chi tiết về chiều sâu của cuộc tiến công.
Theo các chuyên gia an ninh, chiến dịch mở rộng này nhằm vô hiệu hóa các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hezbollah vào các thị trấn biên giới Israel. Hiện có khoảng 60.000 thường dân Israel đã phải di tản khỏi khu vực biên giới do lo ngại các cuộc tấn công. Số liệu cho thấy Hezbollah đang thực hiện hơn 100 cuộc tấn công tên lửa mỗi ngày vào Israel.
Trước diễn biến trên, cựu Giám đốc Tình báo quân sự Israel Tamir Hayman cảnh báo "tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát". Ông cho rằng Israel đang đánh mất cơ hội để đạt được thỏa thuận ngừng bắn có lợi, dù họ đã ghi nhận những thành công quân sự đáng kể.
Về phần mình, Tướng về hưu Israel Ziv nhận định rằng mặc dù chiến dịch mở rộng có thể giúp Israel thiết lập vành đai an ninh ở miền Nam Liban, họ cần phải thận trọng để không bị sa lầy quá sâu. "Lúc đầu có thể là để gia tăng áp lực, nhưng sau đó là nguy cơ bị kẹt trong đầm lầy. Đó là một rủi ro", ông nói.
Cựu sĩ quan quân sự cấp cao Amir Avivi cho rằng Israel nên giới hạn chiều sâu tiến công trong khoảng 10km để bảo vệ người dân khỏi hỏa lực tên lửa của Hezbollah. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz đã lần đầu tiên công khai nêu mục tiêu là giải giáp Hezbollah. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại rằng nếu không đạt được thỏa thuận ngừng bắn sớm, Israel có thể bị sa lầy vào một cuộc xung đột kéo dài và tốn kém sâu bên trong lãnh thổ Liban.
Trong khi đó, Israel đã tăng cường các cuộc không kích ở miền Nam Liban và khu vực Dahiyeh của Beirut, nhắm vào các kho vũ khí của Hezbollah, bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa đất đối hải và bệ phóng tên lửa.
Hiện Mỹ đang nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn. Theo đề xuất, Hezbollah sẽ phải rút toàn bộ lực lượng và vũ khí về phía Bắc sông Litani - cách biên giới Israel khoảng 30km. Quân đội Liban và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ được giao nhiệm vụ ngăn chặn nhóm này quay trở lại.
Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia, 80% người dân Israel không tin rằng tình hình hiện tại đủ an toàn để họ có thể trở về các cộng đồng phía Bắc nước này.
Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng do chiến tranh ở Sudan Trong vòng 14 tháng kể từ khi cuộc chiến nổ ra, ước tính chỉ riêng tại bang Khartoum của Liban đã có hơn 61.000 người đã thiệt mạng, gấp nhiều lần so với con số đã được ghi nhận. Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN Nội dung trên được Nhóm nghiên cứu Sudan thuộc Trường Vệ sinh và...