Các nước ASEAN tìm cách tăng cường chuỗi cung ứng hậu đại dịch COVID-19
Ngày 16/3, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Singapore Gan Kim Yong cho hay các nước thành viên ASEAN đã nhất trí tìm kiếm các phương thức nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng trong khu vực, qua đó thúc đẩy đà phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Singapore. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 28 diễn ra theo hình thức trực tuyến do Campuchia chủ trì, Bộ trưởng Gan Kim Yong đã đề xuất 3 lĩnh vực chủ chốt mà các nước ASEAN có thể tập trung cùng thúc đẩy để hồi phục kinh tế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đoàn kết và “hội nhập kinh tế khu vực rộng mở, dựa trên các quy tắc” khi các quốc gia thành viên phải điều chỉnh để ứng phó với các bất ổn kinh tế như áp lực lạm phát và gián đoạn kinh tế do “phức tạp địa chính trị” và đại dịch COVID-19.
Theo ông Gan, ASEAN cần hành động nhanh chóng để đối phó với những thách thức hiện nay, thông qua tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do của ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cần phải khẳng định vai trò như một tổ chức khu vực năng động và tiến bộ thông qua hợp tác trong các lĩnh vực đang nổi như nền kinh tế xanh hay nền kinh tế kỹ thuật số.
Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore cho biết ASEAN đang thảo luận việc gia hạn Bản ghi nhớ về việc xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19, đồng thời mở rộng danh mục hàng thiết yếu của ASEAN.
Tại cuộc họp, đại diện các nước ASEAN cũng kêu gọi đẩy nhanh nối lại hoạt động đi lại trong khu vực một cách an toàn. Bên cạnh đó, các nước cũng nhất trí khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) nhằm tối đa hóa tiềm năng thương mại trong khối và tăng cường hội nhập kinh tế. Việc nâng cấp ATIGA còn nhằm tạo thuận lợi cho thương mại thông qua giải quyết các rào cản thuế quan, cải thiện sự minh bạch, tạo thuận lợi cho các nước thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, và ứng phó với các vấn đề đang nổi như kỹ thuật số hóa và nền kinh tế xanh.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/12: Indonesia không chế thành công đại dịch; Campuchia bỏ lệnh cấm nhập cảnh với 10 nước châu Phi
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 6/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 20.416 ca mắc mới COVID-19 và 378 ca tử vong.
Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.200.000 trường hợp và 294.612 ca tử vong.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 6/12, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.
Video đang HOT
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Người dân tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan tại Bangkok. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao dù số ca mắc mới không tăng mạnh. Ngày 6/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 113 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 231, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 6/12 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.000 ca mắc mới và 223 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 6/12 ghi nhận thêm trên 4.000 ca bệnh mới và 22 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 16 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Người dân tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan tại Bangkok. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 800 trường hợp trong ngày 6/12.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 6/12:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 4,257,815 130 143,876 9 4,108,297 Philippines 2,835,154 543 49,499 113 2,772,107 Malaysia 2,658,772 30,614 2,566,159 Thái Lan 2,145,241 4,000 20,964 22 2,055,265 Việt Nam 1,323,683 14,591 26,483 223 1,010,407 Myanmar 524,638 231 19,146 5 500,701 Singapore 269,211 759 259,556 Campuchia 120,272 16 2,963 3 116,627 Lào 80,722 889 210 3 7,339 Brunei 15,202 16 98 14,837
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại Jakarta. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Indonesia tuyên bố bước đầu kiểm soát thành công đại dịch
Tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) ngày 6/12 cho biết nước này là một trong 5 quốc gia trên thế giới đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 ở cấp độ 1, nhờ sự nỗ lực và hợp tác chung của tất cả các bên.
Theo Tổng thống Jokowi, thành công này thể hiện khả năng của quốc gia trong việc biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội. Indonesia đã xem xét rất kỹ lưỡng và thận trọng khi ban hành các chính sách để có thể kiểm soát đại dịch COVID-19, đồng thời khôi phục nền kinh tế.
Đại dịch COVID-19 là một trong những thách thức lớn, gây gián đoạn và buộc nước này và thế giới phải thực hiện các phương pháp phòng chống dịch bệnh mới. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 196 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh kể từ tháng 3/2020 đến nay lên 4.257.685.
Học sinh đang ngồi chờ tiêm tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Vientiane. Ảnh: Phạm Kiên - Pv TTXVN tại Lào
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Lào
Tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 889 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 ca nhập cảnh và 3 ca tử vong do COVID-19. Đáng chú ý, cả 3 trường hợp tử vong đều chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Video Player is loading.
This is a modal window.
The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.
X
Bộ Y tế Lào nêu rõ sau 1 ngày số ca mắc mới tăng vọt lên 4 chữ số, số ca mắc mới tại nước này trong 24 giờ qua lại giảm mạnh xuống còn 3 chữ số, giảm 475 ca so với một ngày trước đó. Tại thủ đô Viêng Chăn, số ca cộng đồng cũng giảm 395 ca so với ngày 5/12 nhưng vẫn ở mức cao, với 263 ca tại 120 bản thuộc 9 quận, đứng đầu cả nước. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 80.722 ca, trong đó có 210 người tử vong.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng; chuẩn bị đội ngũ y tế, phương tiện, thiết bị và ngân sách cho hoạt động tiêm chủng ở cả đô thị và nông thôn; đồng thời mở rộng điểm tiêm chủng vaccine ở mọi cấp, bao gồm trạm xá hoặc trụ sở chính quyền bản, với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Người dân sát khuẩn tay phòng dịch COVID-19 tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ 10 nước châu Phi
Tại Phnom Penh, tối 5/12, Bộ Y tế Campuchia đã ban hành quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách đến hoặc quá cảnh từ 10 quốc gia châu Phi, đồng thời thông báo một số sửa đổi về thủ tục cách ly và xét nghiệm đối với người nhập cảnh.
Cụ thể, Bộ Y tế Campuchia quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ 10 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia, hoặc đã từng đến các nước này trong thời gian 3 tuần trước khi nhập cảnh Campuchia.
Ngoài ra, bộ trên đưa ra Quy trình tiêu chuẩn (SOP) để quản lý du khách nhập cảnh từ 10 quốc gia châu Phi và các "quốc gia chú ý nhập cảnh" khác. Theo đó, khách nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ phải trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV- 2 gây bệnh COVID-19, được thực hiện 72 giờ trước khi nhập cảnh Campuchia và do cơ quan y tế của quốc gia xuất cảnh hoặc quốc gia phát hành hộ chiếu công nhận.
Khi nhập cảnh Campuchia, khách nước ngoài sẽ được xét nghiệm nhanh COVID-19. Trong trường hợp có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, khách nhập cảnh phải xét nghiệm PCR bổ sung tại một cơ sở do Bộ Y tế hoặc cơ quan chức năng chỉ định. Nếu có kết quả xét nghiệm PCR dương tính, khách nhập cảnh cần phải điều trị.
Trong trường hợp có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, khách nước ngoài sẽ thực hiện cách ly 7 ngày tại khách sạn và làm xét nghiệm PCR vào ngày cách ly thứ 6. Trong trường hợp không ở khách sạn, khách nước ngoài phải đặt cọc 1.000 USD cho các chi phí cách ly 7 ngày tại nơi cách ly do Bộ Y tế hoặc chính quyền chỉ định.
Quy định mới cũng yêu cầu khách nước ngoài chưa tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 phải thực hiện cách ly 14 ngày sau khi đã hoàn thành quy trình SOP. Khách nước ngoài đến Campuchia có thể mua bảo hiểm y tế COVID-19 thông qua Bảo hiểm Forte tại địa chỉ https://www.forteinsurance.com/covid-19-insurance.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/11: Lào tiêm mũi vaccine tăng cường; Nhiều nước ngừng nhập cảnh người từ nơi bùng phát chủng virus mới Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 26/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 23.581 ca mắc COVID-19 và 370 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện vượt 13.943.000 ca, trong đó trên 289.900 người tử vong. Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 15/3/2021....