Các nước ASEAN thông qua chính sách quản lý dược phẩm
APRP sẽ không chỉ cho phép giảm rào cản thương mại, hài hòa hóa các quy định và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý mà còn đảm bảo tiếp cận kịp thời các sản phẩm dược phẩm chất lượng cao.
Khu vực đóng gói trong Nhà máy dược phẩm ADC Cần Thơ. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Các bộ trưởng y tế và bộ trưởng kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa thông qua Chính sách quản lý dược phẩm ASEAN (APRP).
Trong một thông cáo ngày 29/6, Ban thư ký ASEAN đánh giá đây là sự kiện đánh dấu cột mốc mới, hướng tới mục tiêu dài hạn nhằm thiết lập và thông qua chính sách chung, tạo cơ sở điều tiết các hệ thống quản lý dược phẩm trong toàn khu vực.
Video đang HOT
Mặt khác, APRP sẽ không chỉ cho phép giảm rào cản thương mại, hài hòa hóa các quy định và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý mà còn đảm bảo tiếp cận kịp thời các sản phẩm dược phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.
APRP đã được các quốc gia thành viên ASEAN xây dựng với sự hỗ trợ của dự án ARISE Plus do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Đây là nỗ lực hợp tác giữa các quan chức y tế và kinh tế và là bước tiến quan trọng quan trọng nhằm hiện thực hóa tầm nhìn hội nhập thị trường ngành dược ASEAN.
APRP đề cập các khía cạnh liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả và cung ứng dược phẩm từ cả khía cạnh sức khỏe và thương mại.
Bộ tài liệu này cũng cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn đối với việc phê duyệt và công nhận các thỏa thuận, hài hòa hóa các yêu cầu và thông lệ của các tổ chức chính phủ và các cơ chế hỗ trợ của AMS liên quan đến các sản phẩm dược phẩm dành cho người được đưa vào thị trường ASEAN.
APRP được áp dụng đối với các chế phẩm như vaccine, thuốc giải độc và các dược phẩm quan trọng khác, từ khâu phát triển, thử nghiệm đến các hoạt động sản xuất và phân phối.
Các nguyên tắc hướng dẫn của APRP giúp định hướng quá trình hội nhập ngành dược ASEAN trong tương lai và có thể được áp dụng cho toàn bộ vòng đời của các sản phẩm dược phẩm nhằm hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân trong khu vực.
Cũng theo Ban thư ký ASEAN, hiện các quan chức y tế và kinh tế của AMS đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng nhằm thiết lập Khung quy định về dược phẩm ASEAN (APRF) để bổ sung cho APRP.
Việc thông qua APRP tạo cơ sở để từng bước mở rộng hợp tác và công nhận dược phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho công việc ban đầu nhằm xây dựng một công cụ pháp lý để thực hiện APRF, cũng như phát triển các công cụ phụ trợ dành cho các cơ quan, ngành liên quan của ASEAN./.
Tăng cường hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm thông quan tại cửa khẩu
Ngày 29/6, tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và thành phố Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) tổ chức Hội đàm trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu và bảo đảm thông quan thuận lợi.
Ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, phát biểu tại hội đàm.
Tại hội đàm, hai bên đã trao đổi các vấn đề về phương thức thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc), cửa khẩu Sóc Giang (Việt Nam) - Bình Mãng (Trung Quốc); các biện pháp hợp tác, phối hợp phòng, chống dịch trong thông quan hàng hóa tại cửa khẩu của hai bên; xây dựng cơ chế trao đổi liên lạc giữa các cơ quan quản lý thuộc cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang và cửa khẩu Sóc Giang - Bình Mãng; thúc đẩy xây dựng đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu Sóc Giang - Bình Mãng; thí điểm quản lý khu vực hàng hóa dịch bệnh động vật qua biên giới.
Ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất một số kiến nghị sớm triển khai thực hiện việc nhập khẩu trái cây, lương thực tại cửa khẩu Long Bang (cửa khẩu được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu trái cây, lương thực của Trung Quốc) theo thỏa thuận khung mà hai bên đã cam kết. Phía bạn có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh Cao Bằng; mở rộng danh mục hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc qua cửa khẩu Long Bang, Bình Mãng.
Điểm cầu tại thành phố Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất, để hạ thấp rủi ro hàng hóa thông quan bị dương tính và tăng cường quản lý nhân viên có vị trí công tác rủi ro, thực hiện tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo đủ từ 03 mũi trở lên; thực hiện mặc bảo hộ, xét nghiệm Axit Nucleic, khử trùng phương tiện, hàng hóa và môi trường đảm bảo theo theo quy định pháp luật và trao đổi của hai bên.
Ông Lý Ngọc Thành, Phó Thị trưởng Chính quyền nhân dân thành phố Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) đánh giá, những năm gần đây hai địa phương đã tăng cường có hợp tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, thông quan hàng hóa và triển khai các dự án khu vực cửa khẩu hai bên. Thời gian tới, thành phố Bách Sắc đề nghị tỉnh Cao Bằng cần tiếp tục tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; hoàn thiện bản thiết kế xây dựng cầu chuyên dụng Bình Mãng (Trung Quốc) - Sóc Giang (Việt Nam)... Hai bên có thể tiến tới hợp tác, phát triển những ngành nghề nhôm, dược liệu, khoáng sản, xây dựng khu công nghiệp hai bên, thu hút chuỗi liên kết sản xuất khi có nhu cầu...
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về: thời gian thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu Sóc Giang - Bình Mãng; xây dựng quy trình, quy chế đối với lực lượng chuyên ngành và lực lượng lái xe đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19; xây dựng cơ chế hội đàm giữa các cơ quan quản lý cửa khẩu...
Nguồn nhân lực và đào tạo nghề - mối quan tâm của Đức và Việt Nam Trong hai ngày 15 và 16/6, đoàn cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức do Đại sứ Vũ Quang Minh dẫn đầu đã có chuyến thăm, làm việc tại thành phố Erfurt, bang Thringen, trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với bang miền Trung này. Đây là bang đầu tiên Đại sứ...