Các nước Ả rập liệu có thể tháo “ngòi nổ” Jerusalem?
Quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã kéo theo làn sóng chỉ trích thậm chí cảnh báo, đặc biệt từ các quốc gia Trung Đông. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, các quốc gia Ả rập có thể chỉ có một cách duy nhất để đảo ngược quyết định này.
Các cuộc biểu tình bạo lực đã diễn ra ở nhiều nơi sau khi Mỹ công nhận Jerusalem. (Ảnh: Reuters)
Quyết định “thổi bùng” giận dữ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/12 đã khiến dư luận thế giới chấn động với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Quyết định của Tổng thống Trump ngay lập tức đã kéo theo các cuộc biểu tình của người Hồi giáo, Công giáo ở nhiều nơi trên thế giới. Những người biểu tình ở Palestine đã tiến hành chiến dịch 3 ngày “cuồng nộ” để phản đối quyết định. Nhiều người đã đụng độ với lực lượng an ninh của Israel ở Dải Gaza, khu Bờ Tây. Người Hồi giáo ở các quốc gia châu Á như Indonesia, Malaysia cũng xuống đường biểu tình.
Đụng độ bùng phát sau khi Trump công nhận Jerusalem
Quyết định vấp phải sự chỉ trích gay gắt, đặc biệt của các nước Ả rập và các quốc gia Hồi giáo trên khắp thế giới.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dọa cắt quan hệ với Israel ngay sau quyết định này. Người đứng đầu Viện Hồi giáo Al-Azhar, Ahmed el Tayeb, thậm chí cảnh báo quyết định công nhận Jerusalem sẽ mở ra “cánh cửa địa ngục với phương Tây”.
Cuối tuần qua, Liên đoàn Ả rập (AL) cũng nhóm họp khẩn cấp ra tuyên bố chung lên án quyết định của Washington là “vi phạm luật pháp quốc tế” và hối thúc Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu Mỹ rút lại quyết định. Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki cho biết, nếu Mỹ phủ quyết nghị quyết đó, các nước Ả rập sẽ tìm cách ra một nghị quyết tương tự tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Cách duy nhất để đảo ngược
Liên đoàn Ả rập hối thúc Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu Mỹ rút lại quyết định công nhận Jerusalem. (Ảnh: AFP)
Nếu quyết định đưa vấn đề Jerusalem ra Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và Đại hội đồng, liệu các nước Ả rập có đạt được mục đích của họ khi Mỹ có quyền phủ quyết bất cứ nghị quyết nào của Hội đồng bảo an, trong khi các nghị quyết của Đại hội đồng dường như không có nhiều giá trị.
Theo hãng tin Haaretz, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và các lãnh đạo Ả rập đang ra sức thuyết phục các nước trên thế giới không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tuy nhiên, giới quan sát chỉ ra, các nước Ả rập có thể chỉ còn cách duy nhất là tìm cách thuyết phục các nước như Anh, Pháp, Đức, Nga cũng như các nước Scandinavi, các nước Nam Phi. Hầu hết những nước này phản đối ý tưởng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Sự bất lực hiện nay của các nước Ả rập bắt nguồn từ “Mùa xuân Ả rập” khi các liên minh mới được thành lập và cạnh tranh lẫn nhau.
Hơn nữa, mặc dù phẫn nộ với quyết định của chính quyền Tổng thống Trump, nhưng nhiều nước Ả rập và hầu hết quốc gia Hồi giáo tiếp tục coi Mỹ là một đồng minh quan trọng để duy trì các lợi ích của họ.
Ông Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel
Minh Phương
Theo Dantri
Người Hồi giáo châu Á "dậy sóng" sau quyết định về Jerusalem của ông Trump
Hàng nghìn người ở các nước châu Á với đa số dân Hồi giáo hôm nay 8/12 đã biểu tình để chỉ trích việc Mỹ quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Reuters cho biết.
Người Hồi giáo ở Kuala Lumpur biểu tình phản đối Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, ở thủ đô của Afghanistan, hàng trăm người đã xuống đường tuần hành để phản đối Mỹ có ý định chuyển đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Hiện Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani chưa đưa ra bình luận về quyết định của Tổng thống Trump.
Tại Indonesia, hàng trăm người cũng tụ tập bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở Jakarta. Một số người quấn khăn choàng đầu và vẫy cờ Palestine. Nhiều người hô vang khẩu hiệu ủng hộ "Palestine anh em".
Tại Malaysia, hàng trăm người cũng tụ tập bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở Kuala Lumpur để phản đối quyết định công nhận Jerusalem. Trước đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã kêu gọi người Hồi giáo toàn cầu cực lực phản đối bất cứ động thái nào công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Khoảng 3.000 người ở Bangladesh đã tập trung trước một nhà thờ lớn ở thủ đô Dhaka để phản đối. Tại các thành phố lớn của Pakistan, hàng trăm người Hồi giáo cũng biểu tình thành các nhóm nhỏ.
Ông Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel
Trong một động thái gây tranh cãi và chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12 chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, quyết định này nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Trong khi đó, giới chức Ả rập chỉ trích động thái của Washington có thể là "mồi lửa" làm thổi bùng lên căng thẳng ở khu vực.
Minh Phương
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu với Mỹ để phản đối quyết định về Jerusalem Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Israel là "quốc gia khủng bố" khi làm hại cả trẻ em, đồng thời hứa sẽ chiến đấu đến cùng với quyết định của Mỹ về việc coi Jerusalem là thủ đô của Israel. "Palestine là một nạn nhân vô tội, còn với Israel, đó là quốc gia...