Các nước Ả Rập ‘bỏ rơi’ Mỹ trong chiến dịch không kích IS
Trong lúc Mỹ tăng cường không kích lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq thì các đối tác Ả Rập, vốn rất háo hức với chiến dịch này, đang dần “bỏ rơi” Washington.
Một đợt không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu xuống thị trấn chiến lược Kobani ở Syria – Ảnh: Reuters
Lực lượng các nước Ả Rập đã sát cánh với Mỹ trong những ngày đầu Washington triển khai không kích nhắm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq hơn một năm trước. Tuy nhiên, khi Mỹ bước vào giai đoạn gây cấn nhất của chiến dịch tiêu diệt khủng bố ở Syria bằng việc gửi lính đặc nhiệm đến ủng hộ phe nổi dậy ở Syria cũng như chiến đấu cơ đến Thổ Nhĩ Kỳ, các đối tác này lại muốn tránh xa Mỹ.
Đài Channel News Asia (Singapore) ngày 9.11 cho biết các nước trong liên quân đang âm thầm rời bỏ chiến dịch. Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) chuyển hầu hết máy bay của họ đến chiến trường ở Yemen để chống lực lượng nổi dậy Houthi được Iran ủng hộ.
Jordan, quốc gia tức giận vì IS hành quyết phi công nước mình, đã liên kết với khối Ả Rập tham gia không kích với Mỹ nhưng giờ cũng chuyển hướng sang Yemen. Qatar vẫn đang cho máy bay tuần tra ở Syria nhưng vai trò của nước này rất khiêm tốn trong chiến dịch không kích của Mỹ.
Video đang HOT
“Tất cả họ đang bận rộn với chuyện khác, Yemen lôi kéo họ”, trung tướng Charles Brown Jr, người chỉ huy cuộc chiến trên không từ một trung tâm chỉ huy tại căn cứ ở Qatar, nói về các đồng minh Ả Rập. Tuy nhiên, cũng theo ông Brown, các nước trong liên quân này vẫn còn sứ mệnh bay định kỳ tại Syria và cho phép máy bay Mỹ sử dụng căn cứ của họ.
Lần cuối cùng UAE thực hiện không kích tại Syria là vào tháng 3, Jordan vào tháng 8 và Ả Rập Xê Út vào tháng 9.2015, theo thông tin được cung cấp bởi các quan chức liên minh tuần trước. Nhưng các đồng minh Ả Rập vẫn khẳng định còn đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch của Mỹ.
“Cam kết của Jordan đối với chiến dịch là vững chắc”, bà Dana Zureikat Daoud, phát ngôn viên của Đại sứ quán Jordan tại Washington nói. “Chúng tôi vẫn là một đối tác tích cực và đóng góp cho liên minh quốc tế, và tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhắm vào IS”, bà này nói tiếp.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Nga ở Syria
Được lắp đặt trên 9 thiết giáp cơ động, Borisoglebsk-2 là hệ thống tác chiến điện tử phức tạp nhất trên thế giới hiện nay.
Hai xe trong tổ hợp tác chiến điện tử Borisoglebsk-2 của Nga. Ảnh: Russiadefense
Trang mạng quốc phòng Reseau International của Pháp ngày 3/11 dẫn nguồn tin từ các quan chức NATO cho biết họ mới phát hiện một hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và phức tạp nhất của Nga hiện đang được triển khai tại Syria nhằm phục vụ chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Borisoglebsk-2 là hệ thống tác chiến điện tử phức hợp đa năng, một bộ phận không thể thiếu của hệ thống thông tin, chỉ huy và điều hành tích hợp C4I hiện đại Nga đang triển khai tại Syria.
Được thiết kế bởi các kỹ sư của tập đoàn Rostec, Borisoglebsk-2 có năng lực tác chiến điện tử rất mạnh.
Với phạm vi quét mảng rộng, Borisoglebsk-2 có thể gây nhiễu và vô hiệu hóa khả năng tiến hành các chiến dịch đặc biệt của Mỹ và đồng minh ở Syria, chế áp hoặc cắt đứt hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc của phiến quân IS.
Ngoài chức năng gây nhiễu hiệu quả, chức năng bảo vệ cực mạnh của Borisoglebsk-2 khiến giới chuyên gia quân sự Mỹ và phương Tây đặt cho nó biệt danh "ô điện tử".
Để thực hiện chức năng này, Borisoglebsk-2 sẽ tiến hành các hoạt động ngăn chặn, vô hiệu hóa tín hiệu định vị vệ tinh GPS mà Mỹ và NATO dùng để dẫn đường cho tên lửa hành trình, bom thông minh và nhiều loại vũ khí khác.
Nhờ đó, Borisoglebsk-2 có thể tạo ra một khu vực an toàn, hay nói cách khác là một chiếc ô bảo vệ, với bán kính lên đến 150 km cho các đơn vị tác chiến phòng không của Nga hoạt động, bất chấp các biện pháp chế áp điện tử của đối phương.
Tổ hợp Borisoglebsk-2 gồm một trạm kiểm soát tự động R-330KMV thực hiện nhiệm vụ giám sát và điều phối hoạt động của nhiều thiết bị bảo vệ và gây nhiễu khác nhau như R-378BMV, R-330BMV, R-934BMV, R-325UMV, được lắp đặt trên 9 xe thiết giáp cơ động.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá Borisoglebsk-2 là một trong những hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và phức tạp nhất thế giới hiện nay.
"Với hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, Nga đang thực sự thiết lập một khu vực bất khả xâm phạm tại Syria", tướng Philip Breedlove, tư lệnh quân đội NATO tại châu Âu, khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chiến dịch không kích Syria giành được trái tim của 'thế hệ Putin' Khi chính quyền Nga liên tục đăng lên mạng các video rõ nét và đẹp mắt về hoạt động quân sự tại Syria, giới trẻ nước này ngày càng thể hiện nhiều sự ủng hộ với chiến dịch. Một cô gái xem bản tin về chiến dịch không kích của Nga tại Syria. Ảnh: kathimerini.gr Theo WSJ, kể từ khi Nga tiến hành...