Các nhà Việt Nam học bàn về ‘xung đột biển Đông’
Hơn 1.500 đại biểu đến từ 36 quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có mặt tại Hà Nội để tham dự hội thảo Việt Nam học lớn nhất, diễn ra cuối tháng 11.
Ngày 22/10, GS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam cho biết, hội thảo Việt Nam học lần thứ 4 (26-28/11) có quy mô lớn hơn hẳn so với 3 lần trước. Hiện, có hơn 1.500 đại biểu đăng ký tham dự, trong đó hơn 1.200 đại biểu trong nước và gần 300 đại biểu nước ngoài đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng (đứng) cho hay, số lượng đông đảo đại biểu đăng ký tham dự hội thảo đã khiến ban tổ chức bất ngờ. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Video đang HOT
Theo GS Thắng, đây là cơ hội tốt để xây dựng mạng lưới những nhà nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam để tiếp cận được những kiến thức, kinh nghiệm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về Việt Nam. Nhân dịp này, các nhà khoa học và hoạch định chính sách sẽ trao đổi, hướng tới lựa chọn các chuyên gia để thành lập các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam ở nước ngoài.
“Hội thảo có 15 chủ đề với độ phủ rộng và nhấn mạnh tới những vấn đề cần giải quyết như an ninh chính trị khu vực. Ví dụ an ninh và xung đột trên biển Đông, quan điểm của các nhà khoa học như thế nào”, GS Thắng nói và cho biết, lần đầu tiên sẽ có nhà khoa học Trung Quốc nổi tiếng là học giả Cốc Nguyên Dương tham dự hội thảo.
Theo ban tổ chức, với chủ đề Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, hội thảo Việt Nam học lần thứ tư sẽ tập trung thảo luận về tất cả lĩnh vực trong hội nhập và phát triển bền vững như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực… Thông qua đó, các học giả sẽ tham gia đề xuất các ý kiến về quan điểm và chính sách phát triển và hội nhập của Việt Nam theo tinh thần “Việt Nam là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững”.
Theo VNE
ĐH An Giang xét tuyển 200 chỉ tiêu NV3
Trường ĐH An Giang vừa có thông báo tiếp tục xét tuyển NV3 cho 14 ngành ĐH và CĐ năm 2012.
Trường ĐH An Giang cũng vừa công bố điểm trúng tuyển của 2.199 thí sinh NV2 trong đó bậc ĐH là 1.002 thí sinh và bậc CĐ là 1.197 thí sinh.
Do còn thiếu chỉ tiêu, trường tiếp tục xét tuyển NV3 cho 13 ngành đào tạo bậc ĐH với 190 chỉ tiêu, mức điểm từ 13- 17 điểm.
Cụ thể các ngành ĐH: Sư phạm Vật lý (A, A1: 13 20 chỉ tiêu (CT), Sư phạm Hóa học (A: 13 20 CT), Sư phạm Lịch sử (C: 14,5 10 CT), Sư phạm Địa lý (C: 14,5 10 CT), Sư phạm Tiếng Anh (A1: 18, D1: 18,5 10 CT), Nuôi trồng thủy sản (A, A1: 13, B: 14 50 CT), Khoa học cây trồng (A, A1: 13, B: 14 10 CT), Phát triển nông thôn (A, A1: 13, B: 14 10 CT), Công nghệ thông tin (A, A1: 13, D1: 13,5 10 CT), Công nghệ sinh học (A, A1: 13, B: 14 10 CT), Công nghệ kỹ thuật môi trường (A, A1: 13, D1: 13,5 10 CT), Việt Nam học (A, A1: 13, D1: 13,5 10 CT), Ngôn ngữ Anh (A1: 18,5, D1: 19 10 CT).
Đối với bậc CĐ, trường xét tuyển 1 ngành NV3 với 10 chỉ tiêu, mức điểm là 13,5 điểm. Cụ thể là ngành Sư phạm Tiếng Anh (A1: 13, D1: 13,5 10 CT).
Điểm trên là KV3, các khu vực cách nhau 0,5 điểm, các đối tượng cách nhau 1 điểm. Môn Tiếng Anh nhân hệ số 2. Thí sinh nộp hồ sơ, nhà trường xét ngay khi đủ chỉ tiêu.
Hạn cuối nộp hồ sơ xét NV3 đến 17h ngày 13/10/2012. Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo địa chỉ: Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng - Trường ĐH An Giang, Số 18 Ung Văn Khiêm, phường Đông Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. ĐT: 076 625 65 65.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ trở thành nhà Việt Nam học Tôi rời khỏi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ năm 1964, nhưng mối quan tâm về vấn đề tư tưởng (của người cách mạng Việt Nam) vẫn còn nguyên. Nhưng tiếp tục ra sao đây? Tác giả: (trích dịch) Với một số sĩ quan tình báo phương Tây, cách mạng Việt Nam đã tạo hứng khởi có tính bước ngoặt, đưa họ...