Các nhà thầu sai phạm gì tại dự án mở rộng QL1 qua Bình Định – Phú Yên?
Chỉ sau 3 năm đưa vào sử dụng sau mở rộng, đoạn Quốc lộ 1 (QL1) qua tỉnh Bình Định và Phú Yên đã hư hỏng, xuống cấp tới nay vẫn thể khắc phục triệt để. Tình trạng này xảy ra do một số nhà thầu đã thi công không đúng thiết kế và đã được Thanh tra Chính phủ dẫn ra tại Thông báo kết luận Thanh tra số 2256 ngày 11/12/2019.
Quốc lộ 1 đoạn qua Bình – Định thường xuyên bị ngập nước, dẫn tới nhanh hư hỏng, xuống cấp.
Theo đó, đoạn QL1 qua Bình Định – Phú Yên dài 118 km, được chia thành 3 đoạn dự án, gồm 2 đoạn dự án BOT (Bắc và Nam Bình Định) và 1 đoạn sử dụng vốn đầu tư công từ Trái phiếu Chính phủ. Được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu.
Dự án đưa vào khai thác năm 2015, nhưng chỉ sau 3 năm sau đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng từ đó tới nay vẫn chưa thể xử lý triệt để. Cuối năm 2019, Bộ GTVT đã yêu cầu các nhà thầu phải thảm lại hầu hết mặt đường.
Đây được xem là một trong những bài học cho việc triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam đang thực hiện.
Về nguyên nhân, Thanh tra Chính phủ chỉ ra, có cả từ lỗi thiết kế của Bộ GTVT lẫn thi công của các nhà thầu.
Về phía nhà thầu, tại dự án BOT Bắc Bình Định: Cty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Thảo thi công 4 gói thầu, tại gói thầu 01 thành phần bê tông nhựa chưa theo tiêu chuẩn, ảnh hưởng chất lượng công trình; không có phiếu kiểm tra từng mẻ trộn bê tông nhựa.
Trong đó, nhà thầu Cienco4 thực hiện khói thầu xây lắp 4A thực hiện chưa đúng quy định, dẫn tới chiều cao rãnh thoát nước giảm 15cm so với thiết kế bản vẽ thi công, làm hạn chế khả năng thoát nước. Điều này gây hậu quả khi mưa lũ, nước tràn lên mặt đường, khi xe lưu thông gây hư hỏng, giảm chất lượng và tuổi thọ công trình.
Nhà thầu trên còn sử dụng vật liệu đá dăm từ nhiều mở có tính chất cơ lý khác nhau nên chất lượng bê tông nhựa thiếu sự đồng nhất, thiếu ổn định, khi gặp điều kiện bất lợi bê tông nhựa dễ bị phá vỡ; sử dụng vật liệu tưới dính bám của mặt đường chưa dúng quy định; áp dụng chưa đúng tiêu chuẩn để phối trộn thành phần cấp phối hỗ hợp cốt liệu; thiết bị thi công thiếu chứng chỉ kiểm định; không có phiếu kiểm tra từng mẻ trộn… Do đó, sau gần 2 năm đưa vào khai thác mặt đường đã hư hỏng cục bộ.
Tại dự án BOT Nam Bình Định: Cty Nhật Minh thi công một số đoạn đã sử dụng nhũ tương chưa phù hợp với thiết kế được duyệt, dẫn tới độ kế dính giữa các lớp bê tông nhựa chưa đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ công trình. Còn 2 nhà thầu là Liên danh Cty CP 116 – Cienco1 và Cty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn đã thay đổi vật liệu đá dăm từ mỏ đá khác với phê duyệt của Bộ GTVT nhưng chưa báo cáo bộ.
Quốc lộ 1 đoạn qua Bình Định – Phú Yên hư hỏng chỉ sau 3 năm đưa vào sử dụng.
Cùng với đó, công tác giám sát, nghiệm thu thực hiện chưa đúng quy định, để xảy ra việc thầu sử dụng vật liệu chưa đúng hồ sơ thiết kế.
Trong khâu kiểm định, 2 đơn vị kiểm định của Bộ GTVT thiếu trách nhiệm khi không đưa ra kiến nghị, cảnh báo về chất lượng công trình khi kết quả kiểm định đã phát hiện không đạt tiêu chuẩn.
Với dự án sử dụng Trái phiếu Chính phủ, kết quả kiểm định của Liên danh Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 3 – Cty TNHH Tư vấn Công nghệ thiết bị và Kiểm định cho kết quả đạt yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau Viện Khoa học và Công nghệ GTVT kiểm định lại thì một số mẫu chưa đạt yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Rút kinh nghiệm từ dự án trên, các chuyên gia đều cho rằng, với dự án cao tốc Bắc – Nam, nên thực hiện đấu thầu thay vì chỉ định thầu. Trường hợp chỉ định thầu, cần thực hiện chặt chẽ hơn, với các quy định riêng có thể đưa trực tiếp vào nghị quyết của Quốc hội nếu được đồng ý chuyển đổi từ đầu tư BOT sang đầu tư công.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, cần sử dụng cả tiêu chí về uy tín nhà thầu, những doanh nghiệp nào từng để xảy ra sai phạm, kém năng lực trong các công trình đã triển khai 5-10 năm trước đây không nên ưu tiên lựa chọn.
LÊ HỮU VIỆT
Khỉ mặt đỏ quý hiếm vào vườn nhà dân trộm xoài đã tử vong
Người dân phát hiện con khỉ mặt đỏ xuống khu dân cư thôn Đại Hòa (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tìm thức ăn trong tình trạng ốm yếu, bị thương nặng ở chân.
Ngày 17/4, ông Lê Đức Sáu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, sau khi chuyển giao cho lực lượng cứu hộ thuộc FLC Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn) cứu chữa, sáng nay khỉ mặt đỏ đã tử vong. Hiện, cơ quan thú y đang xác định tìm hiểu nguyên nhân.
Khỉ mặt đỏ. Ảnh: X.T.
Trước đó, sáng 16/4 người dân ở thôn Đại Hòa (xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định) phát hiện con khỉ đang ăn xoài trong vườn nên tiến hành vây bắt. Khỉ bắt được là giống đực, nặng 14kg, loại khỉ mặt đỏ, đang trong tình trạng ốm yếu, bị thương chân sau bên trái.
Người dân đã giao nộp khỉ mặt đỏ cho Hạt Kiểm lâm TX.An Nhơn, cơ quan này làm thủ tục báo cáo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định chỉ đạo, bàn giao con khỉ này cho lực lượng cứu hộ để có hướng xử lý tiếp theo.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macacaarctoides, có màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên của cơ thể, mặt đỏ. Khỉ mặt đỏ nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 2B.
Dũ Tuấn
Bí thư TP.HCM: Đầu tháng 5 phải giao đất cho dân khu 4,3ha Thủ Thiêm Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP.HCM đã làm quá chậm và đề nghị phải giao đất trước ngày 30/4 hoặc chậm nhất đầu tháng 5 cho dân khu 4,3ha Thủ Thiêm. Tại buổi bế mạc Hội nghị lần thứ 40 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM chiều 16/4, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã có chỉ đạo...