Các nhà tâm lý học Úc: Phụ nữ sử dụng trang phục gợi cảm như một công cụ
Theo một nghiên cứu của các nhà tâm lý học Úc, phụ nữ có thể mặc trang phục gợi cảm hơn để gây ấn tượng khi họ cố gắng leo lên nấc thang xã hội và đạt được địa vị cao hơn.
Bất bình đẳng thu nhập khuyến khích phụ nữ triển khai sức hấp dẫn của họ như một công cụ – Ảnh: Shutterstock
Theo whatsnew2day.com, các nhà tâm lý học Úc đã phát hiện ra rằng, để gây ấn tượng, phụ nữ có thể mặc trang phục hở hang hơn trong cố gắng leo lên nấc thang xã hội và đạt được địa vị cao hơn.
Trong một thử nghiệm với 300 tình nguyện viên đại diện của 38 quốc gia tham gia, các chuyên gia nhận thấy rằng phụ nữ trong các xã hội bất bình đẳng về kinh tế đã sử dụng ngoại hình và trang phục để gây sự chú ý tới bản thân. Sự lựa chọn này được thúc đẩy bởi những lo ngại về địa vị kinh tế xã hội của họ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng phụ nữ trong các xã hội bất bình đẳng về kinh tế thường chọn trang phục thoáng hơn và họ đã làm như vậy vì lo lắng về vị thế kinh tế và xã hội của mình.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bất bình đẳng về thu nhập khuyến khích phụ nữ triển khai sức hấp dẫn của họ như một công cụ.
Khandis Blake, nhà tâm lý học từ Đại học Melbourne, Úc, nhận xét rằng khi chúng ta thấy phụ nữ mặc những loại trang phục thoáng, chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại thông minh hoặc chỉnh sửa hình ảnh của họ, chúng ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là khát vọng được người khác ngưỡng mộ.
Trên thực tế, mọi thứ có phần phức tạp hơn. Do đó, phụ nữ phản ứng với các yêu cầu được tạo ra bởi nền kinh tế nơi họ sinh sống.
Vào tháng 10 năm 2019, tiến sĩ Peet Morris , giáo sư Đại học Oxford đã mắng các nữ sinh ăn mặc hở hang. Trên trang Twitter cá nhân, cựu giảng viên môn thống kê đã khuyên các sinh viên béo bụng từ bỏ những bộ váy bó sát khiến đồng nghiệp của ông phẫn nộ.
Video đang HOT
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
7 biểu hiện chứng tỏ con đang "khủng hoảng tuổi lên 3": Ăn vạ, ích kỷ và đủ điều khiến bố mẹ sợ khiếp vía
Giai đoạn khủng hoảng này của trẻ thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau.
Bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ thường có nhiều sự thay đổi trong tâm tính, trở nên ương bướng khó bảo khiến nhiều bố mẹ vô cùng mệt mỏi.
Vậy khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
Khủng hoảng tâm lý là một khái niệm thường gặp trong Tâm lý học. Khái niệm này được nhắc đến lần đầu trong "Lý thuyết về sự phát triển Tâm lý xã hội" của nhà Tâm lý học người Đức Erik Erikson.
Theo Erikson, cuộc đời mỗi người trải qua 8 giai đoạn riêng biệt: Sơ sinh đến 1 tuổi rưỡi; Thời thơ ấu; Tuổi vui chơi; Tuổi đến trường; Tuổi mới lớn; Thanh niên; Trung niên và Cao niên. Mỗi giai đoạn sẽ có khủng hoảng tâm lý đặc trưng riêng và "Khủng hoảng tuổi lên 3" thuộc giai đoạn 2 là Thời thơ ấu.
Trẻ lên 3 sẽ trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận thức được mình là một cá nhân độc lập và cố gắng khẳng định sự tự chủ trong mọi hành động.
Trẻ biết được mình có nhiều khả năng, kỹ năng và mong muốn được tôn trọng, được làm nhiều thứ. Tuy nhiên ở độ tuổi này, trẻ vẫn bị kiểm soát quá mức ở người lớn nên dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài trong bao lâu?
Giai đoạn khủng hoảng này của trẻ thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau. Vì mỗi trẻ có thể chất, tình cảm, sự phát triển khác nhau.
Trái ngược với thời kỳ ổn định, giai đoạn khủng hoảng này thường không kéo dài, thậm chí có thể chỉ xảy ra trong một vài tháng.
7 dấu hiệu trẻ đang trong giai đoạn "Khủng hoảng tuổi lên 3"
Trong cuốn sách "Về nhân cách trẻ 3 tuổi", nhà tâm lý học người Nga Lev Vygotsky đã chỉ ra 7 dấu hiệu khủng hoảng của trẻ trong giai đoạn này như sau:
Phản ứng tiêu cực: Thông thường trẻ sẽ nghe lời và làm theo những yêu cầu, chỉ dẫn của bố mẹ. Nhưng ở giai đoạn này, trẻ không nghe lời và có phản ứng chống đối vô cùng mạnh mẽ, tiêu cực.
Bướng bỉnh: Trẻ khẳng định về một vấn đề gì đó liên quan đến thế giới quan của mình và nhất định không đồng ý với cách giải thích khác, thậm chí chống đối lại sự hướng dẫn, quy tắc, lối sống của người lớn.
Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thỏa mãn, đòi hỏi của bản thân. Nhiều khi trẻ đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích mà là muốn bố mẹ phải chịu thua mình.
Ích kỷ: Trẻ tỏ ra ích kỷ và chuyên quyền với mọi thứ xung quanh, muốn tất cả phải thuộc về mình và không muốn chia sẻ với bất kỳ ai.
Ăn vạ: Khi không đạt được điều mong muốn, trẻ phản kháng bằng cách khóc lóc, mè nheo, thậm chí đập phá đồ đạc, tự làm mình bị thương để đạt được mục đích. Đây là sự phản kháng mang tính chất ngang ngạnh và cố chấp nhất.
Tự tiện và tò mò: Đây được coi là biểu hiện muốn thoát khỏi sự quản lý của người lớn. Trẻ tự mình quyết định làm gì đó mà không cần sự đồng ý của bố mẹ.
Chẳng hạn như tự cắt tóc, tự chọn quần áo mặc, lấy son vẽ lên tường,...
Vô lễ với người lớn: Khi không vừa lòng với điều gì đó, trẻ bắt đầu nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn. Một số trẻ thậm chí còn cấu véo, cắn, giơ tay đánh bố mẹ.
Theo Nhịp sống Việt
Đám cưới xa hoa của đại gia Ấn Độ và tiếng thở dài từ xã hội Trái với hình ảnh những đám cưới ngập tràn sắc màu và được lãng mạn hóa trên màn ảnh, chuyện cưới xin ở Ấn Độ có khi là gánh nặng - thậm chí bi kịch - đối với nhiều gia đình. Nhà báo Hari Chathrattil Hari Chathrattil là nhà báo, biên tập viên người Ấn Độ, sinh sống và làm việc tại Việt...