Các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân Nga sử dụng công nghệ của Thụy Điển
Sau khi sáp nhập Crimea năm 2014 và các lệnh trừng phạt của EU, Thụy Điển đã ngừng bán các sản phẩm dùng trong quân sự cho Nga.
Theo trang tin Euractiv.com ngày 31/3, một cuộc điều tra của tờ báo Thụy Điển Expressen đã phát hiện ra hơn 10 nhà sản xuất vũ khí hạt nhân của Nga sử dụng công nghệ của các công ty công nghiệp Thụy Điển.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga trong một cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: Newsweek.com
Báo cáo điều tra cho thấy thiết bị của các công ty như Sandvik, SKF và Atlas Copco đã được bán và cung cấp cho các tổ chức trong chương trình vũ khí hạt nhân của Nga.
Trong một số trường hợp, công nghệ đã được Moskva mua lại thông qua các công ty con ở Nga của những công ty trên và trong vài trường hợp khác, thông qua các nhà phân phối của Nga.
Sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014 và các lệnh trừng phạt liên tiếp của EU, Thụy Điển đã cấm bán các sản phẩm dùng trong quân sự cho Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Expressen, sau một cuộc điều tra nội bộ, Atlas Copco xác nhận rằng công ty đã phát hiện ra hơn 50 thương vụ vi phạm các quy tắc riêng của mình.
Đặc biệt, công nghệ gia công kim loại rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất hạt nhân của Nga và các giao dịch bao gồm thiết bị cắt chính xác, máy tiện và máy khoan đá nặng. Các sản phẩm của Thụy Điển như thiết bị máy nén khí cũng nằm trong danh sách mua sắm của các nhà sản xuất hạt nhân Nga.
Sara Hgg Liljedal, Giám đốc truyền thông tại Atlas Copco, cho biết: “Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và công ty ở Nga của chúng tôi đã vi phạm các quy định nội bộ”.
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022, Nga đã đặt lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố hôm 29/3 rằng Nga không xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine và nhắc lại lập trường rằng việc sử dụng những vũ khí đó chỉ khi “bị đe dọa sự tồn tại”.
Thế khó của Thụy Điển khi gia nhập NATO
Dư luận Thụy Điển đang chuyển hướng sang ủng hộ việc gia nhập NATO. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối nước này tham gia liên minh an ninh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Theo báo Thelocal.se (Thụy Điển) ngày 14/3, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người được hỏi ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO, nhưng cũng xuất hiện nhiều quan điểm phản đối hành động này.
Xe bọc thép của Thụy Điển tuần tra đảo Gotland vào tháng 1/2022. Ảnh: AP
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Thụy Điển rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến việc trở thành thành viên NATO. Dưới đây là một số lập luận ủng hộ và phản đối gia nhập NATO tại Thụy Điển:
Các lập luận phản đối
Thứ nhất, theo nghị sĩ Kenneth Forslund thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, việc nước này gia nhập NATO có thể bị Nga coi là hành động khiêu khích. Nếu Nga tiến hành chiến dịch quân sự trước khi Thụy Điển chính thức trở thành thành viên của NATO, Liên minh này có thể sẽ không can thiệp. Mặt khác, nếu Nga phản ứng sau khi Thụy Điển đã tham gia NATO, thì hành động này có thể gây ra một cuộc xung đột lớn.
Thứ hai, khi gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ bị ràng buộc vào một liên minh quân sự với các quốc gia, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và cả Mỹ, những quốc gia có các mục tiêu chính sách đối ngoại khác nhau và có thể thực hiện các hoạt động quân sự mà Thụy Điển không chấp nhận, ví dụ năm 2003, nước này phản đối NATO nắm quyền kiểm soát Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) chiếm đóng Afghanistan.
Thứ ba, NATO là một "liên minh vũ khí hạt nhân" và việc tham gia có nghĩa là chấp nhận học thuyết vũ khí hạt nhân, Pierre Schori, cựu Bộ trưởng Viện trợ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, lập luận.
Ngoài ra, nếu Thụy Điển bị ràng buộc bởi điều khoản phòng thủ chung của NATO, thì nước này có thể dễ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở châu Âu trong tương lai.
Các quan điểm ủng hộ
Đầu tiên, dù Thụy Điển và NATO có sự hợp tác sâu rộng, nhưng trong bối cảnh nước này không là thành viên của Liên minh quân sự, Thụy Điển không nằm trong điều khoản quan trọng của Điều 5 về bảo đảm phòng thủ chung.
Việc NATO không có hành động quân sự trước cuộc tấn công của Nga ở Ukraine là một lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra trong trường hợp Thụy Điển bị tấn công. Mặc dù một cuộc tấn công của Nga vào Thụy Điển là khó xảy ra, nhưng nếu Thụy Điển được bảo vệ bởi điều Điều 5 của NATO, thì khả năng đó sẽ càng thấp hơn.
Hai là, việc Thụy Điển (và Phần Lan) trở thành thành viên của NATO sẽ giúp toàn bộ khu vực an toàn hơn trước một cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi trở thành thành viên NATO, Thụy Điển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với chính sách của NATO và khả năng phối hợp quốc phòng tốt hơn với các thành viên NATO khác ở châu Âu.
Ukraine đề nghị Mỹ viện trợ 1.000 tên lửa/ngày Ukraine đã đề nghị Washington viện trợ khẩn cấp 500 tên lửa chống tăng Javelin và 500 tên lửa phòng không Stinger mỗi ngày cho Kiev nhằm giúp nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Các binh sĩ Ukraine bên một chiếc xe chở hệ thống tên lửa chống tăng Javelin tại Sân bay Quốc tế Boryspil gần Kiev,...