Các nhà sản xuất vaccine gấp rút đổi kế hoạch ứng phó biến thể virus SARS-CoV-2
Virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Hình ảnh hiển vi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh. Ảnh: Sputnik
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 ngày càng đột biến với tốc độ nhanh chóng và lan rộng ra toàn cầu, hai nhà sản xuất vaccine lớn trên thế giới tuyên bố vaccine ngừa COVID-19 của họ tuy vẫn hiệu quả song khả năng bảo vệ vẫn có phần suy giảm trước một biến thể mới và họ cần xem xét lại kế hoạch nhằm ứng phó với các chủng mới này.
Thông tin trên phản ánh rõ việc các chuyên gia khoa học nhận ra virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Theo tờ New York Times, các loại vaccine của hai hãng dược phẩm Moderna và Pfizer-BioNTech được cho là hiệu quả trong việc phòng ngừa biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh và Nam Phi. Tuy nhiên, khi so sánh cụ thể hơn, khả năng bảo vệ của hai loại vaccine trước biến thể tìm thấy ở Nam Phi có phần kém hơn do biến thể này có thể lẩn tránh kháng thể tồn tại trong máu.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn, hãng dược phẩm Moderna ngày 25/1 tuyên bố bắt đầu phát triển một phiên bản vaccine mới có thể được sử dụng như một mũi tiêm tăng cường chống lại biến thể virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi.
“Tôi nghĩ đây là một chính sách đảm bảo. Tôi không biết chúng ta có cần dùng đến nó hay không, nhưng tôi hy vọng không”, Tiến sĩ Tal Zaks – người phụ trách y tế tại Moderna – trả lời phỏng vấn ngày 25/1.
Moderna thông báo công ty này cũng lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm tiêm thêm liều thứ ba vaccine nguyên bản cho những người đã tiêm trước đó, giúp bảo vệ họ trước các biến thể mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rome, Italy, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Cùng ngày, Tiến sĩ Ugur Sahin – Giám đốc Điều hành của BioNTech – trong một cuộc phỏng vấn cho hay công ty đang thảo luận với các cơ quan quản lý dược phẩm về những loại thử nghiệm lâm sàng và đánh giá an toàn cần được đáp ứng để cấp phép một phiên bản mới của vaccine Pfizer-BioNTech có mức độ hiệu quả hơn đối phó với biến thể Nam Phi.
Tuy nhiên, ông Sahin khẳng định các nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể giảm trước một biến thể mới không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả hơn. Vị chuyên gia lưu ý với vaccine phòng cúm, nồng độ kháng thể giảm 4 lần mới dẫn đến hiệu quả tổng thể kém hơn 10%.
Theo BioNTech, công ty này có thể phát triển một phiên bản vaccine điều chỉnh trong 6 tuần. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về chính sách cấp phép cho vaccine được nâng cấp.
Các nhà khoa học dự đoán virus SARS-CoV-2 sẽ tiến hóa và có thể tạo ra những đột biến mới chống lại vaccine. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 100 triệu người. Giới khoa học nhận định càng nhiều ca nhiễm mới, cơ hội cho virus SARS-CoV-2 đột biến cũng càng lớn hơn. “Càng nhiều người bị nhiễm bệnh, chúng ta càng có nhiều khả năng phát hiện thêm các biến thể mới”, Tiến sĩ Michel Nussenzweig, nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York, kết luận.
Trong những tháng gần đây, Anh, Nam Phi đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2, kéo theo số ca nhiễm mới tăng nhanh và lây lan ra nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh đã lây lan ra 60 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ.
Italy kéo dài quy định hạn chế đi lại
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Chính phủ Italy đã quyết định siết chặt hoạt động đi lại của người dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và Năm mới.
Cảnh vắng vẻ tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, từ ngày 7 - 15/1, mọi hoạt động đi lại giữa các vùng, các khu vực tự trị đều bị cấm, ngoại trừ lý do công việc, sức khỏe hay trường hợp khẩn cấp.
Sau cuộc họp chính phủ tối 4/1 về tình trạng khẩn cấp, một sắc lệnh mới sẽ được đưa ra và có hiệu lực đến ngày 15/1. Sắc lệnh mới gia hạn lệnh cấm đi lại giữa các vùng đến ngày 15/1, đồng thời xác định việc áp dụng các biện pháp hạn chế tương ứng với chỉ số lây nhiễm của từng vùng, các vùng có chỉ số lây nhiễm RT trên 1,25 sẽ là vùng đỏ, RT ở mức 1 sẽ là vùng cam.
Theo sắc lệnh mới, tại các vùng đỏ, các cửa hàng, quán bar, nhà hàng đều phải đóng cửa, trừ các cửa hàng thiết yếu như thực phẩm, nhu yếu phẩm; người dân không được phép ra ngoài ngoại trừ lý do công việc, sức khỏe, và trường hợp cấp thiết...
Sắc lệnh mới cũng hạn chế đi lại vào dịp cuối tuần, tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêm sau 22h00, người dân không được phép đi lại giữa các thành phố, và các nhà hàng, quán bar đóng cửa.
Sau ngày 7/1, tùy thuộc vào từng vùng, trường tiểu học và trung học cơ sở sẽ mở cửa trở lại, và trung học phổ thông sẽ duy trì 50% học trực tuyến từ ngày 11/1. Khu vực Veneto và Friuli Venenzia Giulia đã quyết định duy trì hoạt động giảng dạy từ xa đến ngày 31/1.
Sắc lệnh mới được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch vẫn tiếp diễn phức tạp tại Italy. Tính đến ngày 4/1, tổng số ca mắc COVID-19 đã lên đến 2.166.244, trong đó 75.680 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong ngày vẫn ở mức cao, ngày 4/1 có thêm 10.800 ca mới.
* Trong một diễn biến liên quan, Đan Mạch, sẽ giảm giới hạn số người được phép tụ tập từ 10 xuống còn 5 người. Đây là một phần trong loạt biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn chặn dịch lây lan, sẽ được thông báo trong ngày 5/1 tại một cuộc họp giữa Bộ Y tế và các lãnh đạo đảng trong quốc hội.
* Ngày 5/1, Chính phủ Hungary đã dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay chở khách đến từ vương quốc Anh. Lệnh cấm trên được ban bố từ ngày 22/12/2020 nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh. Theo thông báo ban đầu, lệnh này có hiệu lực đến ngày 8/2/2021.
Phương pháp mới đẩy nhanh quá trình bào chế vaccine Các nhà nghiên cứu Australia cho biết đã tìm ra cách tiếp cận mới để khắc phục một vấn đề quan trọng trong cách thức truyền thống khi bào chế vaccine phòng ngừa các virus mới. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 30/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN Được công bố ngày 19/1, nghiên cứu do Giáo...