Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hưởng lợi thế nào trước xung đột Nga – Ukraine?
Việc Nga tấn công Ukraine có thể giúp các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc được hưởng lợi ..
Volkswagen, BMW, Hyundai và Toyota là một trong số các nhà sản xuất ô tô đã ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Nga sau khi các chính phủ phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này trước xung đột với Ukraine. Những hãng khác bao gồm Porsche và Bentley cũng đã ngừng xuất khẩu sang Nga.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang hoạt động tại Nga cho đến nay vẫn giữ im lặng về việc liệu họ có tiếp tục kinh doanh tại nước này hay không.
Nga đã trở thành một thị trường quan trọng đối với các thương hiệu Trung Quốc bao gồm Great Wall Haval, cùng với Chery và Geely, chủ yếu để bán xe SUV.
“Trong trường hợp các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu đối với Nga kéo dài trong một thời gian dài và các nhà sản xuất ô tô Mỹ và châu Âu bị cấm kinh doanh tại Nga, thì có khả năng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ giành được thị phần tại thị trường Nga”, Eunice Lee , nhà phân tích cấp cao tập trung vào ô tô châu Á tại ngân hàng Bernstein, cho biết trong một báo cáo.
Trung Quốc vẫn chưa đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga, cho phép các doanh nghiệp của nước này tiếp tục hoạt động.
Geely cho biết hoạt động kinh doanh tại Nga của họ “về cơ bản đã dừng lại” trong một tuyên bố với Automotive News Europe nhưng không giải thích thêm về điều đó có nghĩa là gì.
Video đang HOT
Thông tin từ Bernstein cho biết, xuất khẩu xe từ Trung Quốc sang Nga tăng gấp 3 lần lên 122.800 vào năm 2021 từ 42.700 vào năm 2020.
Great Wall sản xuất xe ở Nga trong một nhà máy ở bang Tula, gần Moscow, trong khi Geely có một nhà máy ở Belarus liên kết với Nga. Còn Chery đã đàm phán với một nhà máy địa phương để lắp ráp ô tô ở Nga.
Năm ngoái, 18% trong tổng số 1,67 triệu xe hạng nhẹ bán ra ở Nga được nhập khẩu, phần còn lại được sản xuất trong nước.
Theo số liệu của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB) có trụ sở tại Moscow, Haval là thương hiệu bán chạy thứ 12 của Nga vào năm 2021 với doanh số 39.126. Chery đứng thứ 13 với 37.118 chiếc và Geely đứng thứ 16 với 24.587 chiếc.
Trong tháng 2, Haval và Chery lần lượt là thương hiệu bán chạy thứ 10 và 11. Geely đứng thứ 13, trong khi thương hiệu hạng sang Chery Exceed của Chery đứng thứ 19 trước Lexus của Toyota. Mẫu SUV cỡ nhỏ Haval Jolion là mẫu xe bán chạy thứ 16.
AvtoVAZ thuộc sở hữu của Renault dẫn đầu thị trường với thương hiệu Lada sản xuất trong nước, chiếm 24% thị phần vào tháng 2. Kia đứng thứ hai với thị phần 13,8%.
Renault không công khai thảo luận về chiến lược của mình tại Nga, thị trường lớn thứ hai trên toàn cầu, nhưng các lựa chọn của họ đều không khả quan vì sản xuất bị sụp đổ.
Nhà phân tích Philippe Houchois của Jefferies nói với Bloomberg: “Sẽ là hoàn toàn hợp lý nếu Renault xem xét rút lui khỏi AvtoVAZ. Renault có thể chịu lỗ, nhưng rút lui sẽ là một quyết định khó khăn”.
Trung Quốc bỏ hạn chế, cho phép công ty nước ngoài 100% đầu tư sản xuất ô tô
Chính quyền Trung Quốc sẽ cho phép nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài được tham gia sản xuất ô tô chở khách kể từ ngày 1/1/2022...
Thông tin này trên được xác tín từ thông cáo công bố hôm nay (27/12) của Bộ Thương mại và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, cơ quan chuyên trách lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của đất nước. Tài liệu này là một trong những thông cáo thường xuyên của chính phủ, công bố về các ngành bị cấm đầu tư nước ngoài.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) dự kiến doanh số bán hàng năm 2021 sẽ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26,1 triệu chiếc, với doanh số bán xe năng lượng mới tăng 1,5 lần lên 3,4 triệu chiếc.
Các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới đang cố gắng củng cố vị thế tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này
Theo China Daily, vào năm 2018, Trung Quốc đã cam kết sẽ dần xóa bỏ các giới hạn đối với đầu tư nước ngoài vào các liên doanh sản xuất ô tô của nước này, đồng thời xóa bỏ tất cả các giới hạn vốn chủ sở hữu trong ngành ô tô trong vòng 5 năm. Giới chức Trung Quốc hy vọng việc mở cửa sẽ tiếp thêm động lực mới cho thị trường, buộc các công ty trong nước phải đổi mới và tạo ra cơ hội hợp tác với các nguồn lực từ quốc tế.
Giới hạn 50% liên doanh ô tô tại Trung Quốc vốn được quy định từ năm 1994, đã nới rộng cho các nhà sản xuất quốc tế xe năng lượng mới vào năm 2018 và xe thương mại vào năm 2020. Và tới năm 2022 tới đây là với các nhà sản xuất ô tô chở khách chạy xăng.
Các chuyên gia trong ngành cho biết việc loại bỏ giới hạn sẽ dẫn đến cạnh tranh gay gắt, nhưng cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho thị trường. Ngoài ra động thái này được đánh giá là "trước sau sẽ xảy ra" khi mà Trung Quốc hiện đã là thị trường số 1 thế giới về các dòng xe dùng năng lượng mới, thay vì dùng động cơ đốt trong như trước đây.
Trung Quốc bắt đầu cung cấp trợ cấp cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới vào năm 2009. Và các khoản trợ cấp dự kiến kết thúc vào cuối năm 2020 đã được gia hạn thêm hai năm nữa. Theo kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ cắt giảm 10%, 20% và 30% trợ cấp hàng năm cho đến khi hết hạn vào cuối năm 2022. Trung Quốc đã đặt mục tiêu cho các loại xe năng lượng mới, bao gồm xe điện, xe hybrid và xe chạy bằng pin nhiên liệu (những loại xe này hiện chiếm khoảng 5% doanh số bán ô tô), chiếm 1/5 doanh số bán ô tô vào năm 2025.
Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới của các nhà sản xuất ô tô sau khi chiếm lĩnh được phân khúc xe điện ở cả sản lượng và vị thế của nhà cung cấp
Tesla là hãng xe đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách dỡ bỏ hạn chế này với nhà máy ở Thượng Hải, động thổ vào tháng 1/2019 và đã ra mắt mẫu xe đầu tiên cùng năm này.
BMW cũng đã ký hợp đồng vào tháng 10/2018 với đối tác Trung Quốc Brilliance Auto, nâng cổ phần từ 50% lên 75% trong liên doanh xe du lịch BMW Brilliance vào năm 2022. Với động thái này, BMW sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên chiếm đa số cổ phần trong một liên doanh sản xuất ô tô dùng động cơ đốt trong. BMW cho biết sẽ đầu tư 3 tỷ euro (3,68 tỷ USD), tạo thêm 5.000 việc làm mới để nâng công suất hàng năm lên 650.000 xe bắt đầu từ đầu những năm 2020
Tập đoàn Volkswagen AG của Đức cũng đã tăng cổ phần của mình trong quan hệ đối tác sản xuất ô tô điện với JAC Motors từ 50% lên 75%. Bên cạnh JAC, hãng cũng có quan hệ đối tác với FAW Group và SAIC Motor. Volkswagen AG có kế hoạch bán 1,5 triệu xe năng lượng mới tại Trung Quốc mỗi năm vào năm 2025.
Trung Quốc bỏ quy định bắt buộc liên doanh sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ cho phép các dự án đầu tư FDI sản xuất lắp ráp ô tô chở khách được phép dùng 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/1/2022. Động thái này được công bố trong một tài liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và phát triển Quốc gia công bố, theo tạp chí Forbes phiên...