Các nhà nghiên cứu bảo mật đánh lừa Windows Hello như thế nào?
Microsoft đã thiết kế Windows Hello để tương thích với webcam tích hợp cảm biến hồng ngoại (IR) của nhiều thương hiệu, nhưng chính điều này đã tạo ra kẽ hở khiến nó dễ bị các tác nhân xấu tấn công hơn.
Tính năng mở khóa bằng Windows Hello khá phổ biến trên các máy tính đời mới
Theo báo cáo của Wired , các nhà nghiên cứu từ công ty bảo mật CyberArk đã tìm ra cách đánh lừa hệ thống nhận dạng khuôn mặt Hello của Windows bằng cách sử dụng hình ảnh khuôn mặt của chủ sở hữu máy tính. Thông thường, Windows Hello yêu cầu sử dụng camera có cả cảm biến màu RGB và cảm biến hồng ngoại, nhưng khi nghiên cứu kỹ hệ thống xác thực này thì các nhà nghiên cứu nhận thấy nó chỉ tập trung xử lý các khung hình thu thập được từ cảm biến hồng ngoại.
Video đang HOT
Để xác nhận phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thiết bị USB tùy chỉnh, họ tải các ảnh hồng ngoại của người dùng và ảnh màu RGB của Spongebob – một nhân vật hoạt hình. Windows Hello đã nhận dạng thiết bị là một camera giao tiếp qua cổng USB và nó đã mở khóa thành công chỉ bằng ảnh hồng ngoại của người dùng mà không hề “đếm xỉa” tới ảnh màu RGB “sai lệch” kia. Thậm chí, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng họ không cần quá nhiều hình ảnh IR, thực tế chỉ cần một khung hình IR cùng một ảnh màu đen là có thể mở khóa máy tính được bảo mật bằng Windows Hello.
Dù thực tế việc đột nhập máy tính của ai đó bằng cách này sẽ rất khó để thực hiện vì vẫn cần ảnh hồng ngoại của khuôn mặt người dùng. Nhưng đây vẫn là một điểm yếu có thể bị lợi dụng, trong bối cảnh các công ty cần đảm bảo các công nghệ xác thực của họ an toàn khi ngày càng phụ thuộc nhiều vào sinh trắc học hơn là mật khẩu. Nhóm bảo mật CyberArk đã chọn Windows Hello để thử nghiệm vì đây là một trong những hệ thống xác thực sinh trắc học được sử dụng rộng rãi nhất.
Đáp lại thông tin này, Microsoft đã phát hành các bản vá cho “lỗ hổng bỏ qua tính năng bảo mật của Windows Hello”, công ty cũng gợi ý người dùng nên chuyển qua tính năng bảo mật nâng cao “Windows Hello enhanced sign-in security” nhằm mã hóa dữ liệu khuôn mặt và lưu trữ nó bằng chip bảo mật riêng.
Microsoft sửa lỗi bỏ qua xác thực Windows Hello
Microsoft đã giải quyết lỗ hổng bảo mật bỏ qua xác thực trong công nghệ dựa trên sinh trắc học xác thực Windows Hello, cho phép các tác nhân đe dọa giả mạo danh tính của mục tiêu và đánh lừa cơ chế nhận dạng khuôn mặt.
Lỗ hổng của Windows Hello đã được vá
Theo Microsoft, số lượng khách hàng sử dụng Windows 10 sử dụng Windows Hello để đăng nhập vào thiết bị của họ thay vì mật khẩu đã tăng từ 69,4% lên 84,7% trong năm 2019.
Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu bảo mật của CyberArk Labs, những kẻ tấn công có thể tạo thiết bị USB tùy chỉnh mà Windows Hello sẽ hoạt động để phá vỡ hoàn toàn cơ chế nhận dạng khuôn mặt của Windows Hello bằng cách sử dụng một khung IR (hồng ngoại) hợp lệ của mục tiêu.
Tsarfati đã báo cáo lỗ hổng Windows Hello được theo dõi là CVE-2021-34466 và đánh giá là Important (mức độ nghiêm trọng) quan trọng đối với Microsoft vào tháng 3. Dựa trên đánh giá của Microsoft về lỗ hổng bảo mật, các đối thủ không được xác thực yêu cầu quyền truy cập vật lý vào thiết bị của mục tiêu để khai thác nó trong các cuộc tấn công có độ phức tạp cao.
Microsoft đã phát hành bản cập nhật bảo mật Windows 10 để giải quyết lỗ hổng bảo mật có tên CVE-2021-34466 Windows Hello Security Feature Bypass Vulnerability như một phần của bản vá thứ ba tháng 7.2021. Theo công ty, khách hàng của Windows Hello có phần cứng cảm biến sinh trắc học và trình điều khiển có hỗ trợ Enhanced Sign-in Security sẽ không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công lạm dụng lỗ hổng bảo mật này.
Các nhà nghiên cứu của CyberArk sẽ trình bày những phát hiện của họ tại Black Hat 2021 vào ngày 4 và 5.8 sắp tới.
Cảnh báo 5 lỗ hổng bảo mật mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft Năm lỗ hổng bảo mật trong những sản phẩm Windows Print Spooler, Microsoft Exchange Server và Windows Certificate cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa, vừa được Bộ TT&TT cảnh báo đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước. Ngày 16/7, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương; Văn phòng Trung ương...