Các nhà máy TQ hoạt động 24/7, cung cấp máy thở cho khắp thế giới
Trước tình trạng khan hiếm máy thở, các nhà sản xuất Trung Quốc đang làm việc ngày đêm để đảm bảo nguồn cung cho toàn cầu.
Số ca tử vong do virus corona đã vượt quá 18.000 truờng hợp khiến bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới nỗ lực tìm mua máy thở. Đối với các ca nghiêm trọng, máy thở là yếu tố quyết định mạng sống.
Cuối tuần trước, Thống đốc bang New York Andre Cuomo cho hay bang này chỉ có 5.000-6.000 máy thở trong khi nhu cầu lên tới 30.000 máy. Ước tính Mỹ sẽ cần tới 960.000 máy thở dù nước này mới chỉ đáp ứng được 1/5 con số trên.
Italy, nơi có số bệnh nhân tử vong cao nhất thế giới, đang khan hiếm máy thở tới mức bác sĩ phải đưa ra lựa chọn khó khăn, ưu tiên cứu bệnh nhân nào trước.
Video đang HOT
Dây chuyền sản xuất máy thở tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Trước tình trạng thiếu hụt vật tư y tế trầm trọng trên toàn cầu, chính phủ Trung Quốc thúc đẩy cung cấp khẩu trang, nhu yếu phẩm cho những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở châu Âu. Đối với các công ty sản xuất máy thở như Beijing Aeonmed, đây cũng là cơ hội kinh doanh hiếm có.
Nằm cách thủ đô Bắc Kinh 40 phút lái xe về phía Đông, công ty Beijing Aeonmed hoạt động hết công suất kể từ 20/1. Sau khi đáp ứng được nhu cầu nội địa, các dây chuyền sản xuất của nhà máy tiếp tục vận hành 24/7 để sản xuất thêm máy thở phục vụ đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới.
“Giờ đây quốc gia nào cũng muốn mua máy thở từ Trung Quốc. Chúng tôi có hàng chục nghìn đơn hàng đang chờ”. ông Li Kai, giám đốc công ty cho hay. Hiện nhà máy của Beijing Aeonmed có 3 ca làm việc, các nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng trực tiếp tham gia sản xuất còn mọi cỗ máy đều hoạt động liên tục.
Các đơn đặt hàng tới tấp đổ về Trung Quốc. Nhiều quốc gia còn thuê chuyên cơ hoặc điều động máy bay quân sự để lấy hàng. Aeonmed, cùng nhiều công ty tương tự, chạy đua với thời gian để sản xuất máy thở kịp thời. Tất cả các nhà máy cung cấp máy thở tại Trung Quốc phải hoạt động với công suất tối đa đến tháng 5 mới có thể đáp ứng kịp nhu cầu hiện tại.
Nhu cầu máy thở cấp bách đến mức Tổng thống Trump “bật đèn xanh” cho nhiều nhà máy thay đổi mô hình kinh doanh để tập trung sản xuất mặt hàng này. Các công ty ô tô như Ford, GM, Tesla đã được cấp phép sản xuất máy thở, SCMP dẫn bài đăng của Trump trên Twitter hôm 22/3.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, tính đến 3/3 các nhà sản xuất chính cung cấp khoảng 14.000 máy thở không xâm lấn và 2.900 máy thở xâm lấn cho tỉnh Hồ Bắc. Trong khi đó, số liệu của năm 2018 chỉ là 14.7000 máy thở trên cả nước.
Theo ước tính của chuyên gia phân tích Nikkei Lu từ Bloomberg Intelligence, Trung Quốc có thể cung cấp ít nhất 14.000 máy thở không xâm lấn trong tháng 4 với tổng giá trị khoảng 100-300 USD. Beijing Aeonmed dự báo doanh thu của công ty này sẽ tăng gấp vài lần so với năm ngoái.
“Trận chiến toàn cầu chống lại đại dịch này là phép thử về tốc độ và chất lượng của hàng hoá Trung Quốc”, giám đốc Li của Beijing Aeonmed cho hay.
Hội đồng Bảo an LHQ lần đầu tiên họp trực tuyến giữa đại dịch Covid-19
Hội đồng Bảo an LHQ quốc ngày 24/3 đã họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Congo và hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại đây.
Sau cuộc họp, HĐBA đã ra Thông tin báo chí ghi nhận những tiến triển tích cực về chính trị và an ninh trong thời gian vừa qua và quyết tâm của Chính phủ CHDC Congo trong ổn định tình hình. Tuy nhiên, HĐBA vẫn bày tỏ lo ngại về bất ổn tiếp diễn ở miền Đông nước này và tác động của bệnh dịch tới tình hình nhân đạo tại đây.
Các nước HĐBA khẳng định cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ đối với Chính phủ CHDC Congo trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc ứng phó với dịch Covid-19 khi đã có một số trường hợp dương tính được ghi nhận tại Thủ đô Kinshasa, đồng thời cần bảo đảm tốt an ninh, an toàn cho nhân viên của phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: WSJ.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố New York, nơi đặt Trụ sở của LHQ, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Trước đó, Thống đốc Bang New York đã ra lệnh yêu cầu tất cả lực lượng lao động của New York phải ở nhà, trừ những lao động trong các ngành dịch vụ thiết yếu.
Tổng Thư ký LHQ đã yêu cầu các nhân viên LHQ làm việc từ xa để tránh tác động của dịch Covid-19, chỉ tới trụ sở LHQ khi thực sự cần thiết.
Trong khoảng thời gian hơn một tuần vừa qua, các thành viên HĐBA đã nhiều lần thử nghiệm hình thức họp trực tuyến nhằm không để gián đoạn việc thực thi chức năng quan trọng hàng đầu của HĐBA là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế./.
Phạm Huân
New York cảnh báo nguy cơ có 40.000 ca bệnh nặng trong 2-3 tuần tới Nhà chức trách New York cảnh báo bang này có thể có tới 140.000 ca nhiễm bệnh khi dịch Covid-19 đạt đỉnh trong 2-3 tuần tới, trong đó số ca nguy kịch có thể lên tới 40.000. Theo CNN, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo hôm 24/3 cảnh báo đại dịch Covid-19 tại bang này sẽ đạt đỉnh "sớm hơn" và "cao...