Các nhà lập pháp Mỹ phản đối kế hoạch chi tiêu quân sự của Lầu Năm Góc
Các thành viên của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ cắt giảm hơn 2,5 tỷ USD cho chương trình mua sắm tên lửa.
Quân đội Mỹ phóng hệ thống rocket cơ động cao (HIMARS) trong cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 26/4 tại San Antonio, Philippines. Ảnh: AFP
Theo tờ Politico, kế hoạch đầy tham vọng của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường sản xuất tên lửa có thể đổ vỡ do sự phản đối từ phía các thành viên đảng Cộng hòa (GOP). Các đại diện của GOP trong Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện đã yêu cầu cắt giảm đáng kể chương trình mà Lầu Năm Góc đặt ra.
Dẫn một báo cáo dự thảo của ủy ban, tờ Politico ngày 17/6 đưa tin các thành viên uỷ ban kiên quyết yêu cầu cắt giảm chi tiêu hơn 2,5 tỷ USD trong lĩnh vực mua sắm tên lửa.
Họ lập luận rằng Lầu Năm Góc đã không chứng minh được rằng việc mua tên lửa với số lượng lớn hơn sẽ dẫn đến giá thấp hơn. Uỷ ban đã quyết định chuyển hướng quỹ sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn như huấn luyện quân sự, bảo trì và nghiên cứu và phát triển.
“Ủy ban đặc biệt lo ngại Bộ Quốc phòng không thể đưa ra ước tính chi phí thực tế và đã tiến hành các yêu cầu mua sắm kéo dài nhiều năm mà không có hiểu biết chắc chắn về chi phí cũng như năng lực sản xuất của từng chương trình”, các đại diện của GOP viết trong báo cáo.
Kế hoạch ban đầu về việc mua đạn dược kéo dài nhiều năm là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường chi tiêu quốc phòng khi nước này tiếp tục viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine. Bài viết cũng chỉ ra một yếu tố chính khác để các nhà lập pháp phản đối xuất phát từ những lo ngại ngày càng tăng về một cuộc xung đột tiềm ẩn trong tương lai với Trung Quốc.
Video đang HOT
Việc cắt giảm do các thành viên ủy ban đảng Cộng hòa đề xuất đã bị các đồng nghiệp đảng Dân chủ chỉ trích. Politico dự đoán sẽ nổ ra một cuộc chiến giữa hai bên tại Hạ viện và Thượng viện khi báo cáo được công bố vào tuần tới.
Trong khi đó, theo một bài viết trên Bloomberg tuần trước, gói viện trợ quốc phòng mới nhất mà Washington cam kết với Kiev có thể bị trễ triển khai vì trước tiên, Mỹ cần ký hợp đồng và sản xuất đủ vũ khí đã.
Mỹ sắp công bố gói viện trợ 1,2 tỷ USD cho Ukraine trước cuộc phản công
Mỹ chuẩn bị công bố gói viện trợ trị giá 1,2 tỷ USD cho Ukraine sớm nhất là vào ngày 9/5 (giờ địa phương).
Gói viện trợ được công bố vào thời điểm quan trọng với cuộc phản công của Ukraine.
Theo kênh CNN, một quan chức Mỹ cho biết gói viện trợ này sẽ gồm máy bay không người lái, đạn pháo, tên lửa phòng không cùng các thiết bị khác.
Gói viện trợ sẽ thuộc Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), có nghĩa là thiết bị và vũ khí sẽ được mua theo hợp đồng với các nhà sản xuất thay vì lấy trực tiếp từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thay vì cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà nước này đang cần, các gói vũ khí thuộc khuôn khổ USAI nhằm tạo ra nguồn cung cấp trung hạn và dài hạn cho Ukraine.
Tuần trước, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ thứ 37 cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Gói trị giá 300 triệu USD, gồm đạn dược bổ sung cho hệ thống HIMARS, đạn pháo và xe tăng, vũ khí chống tăng...
Theo đài Sputnik, gói viện thứ 37 đã nâng tổng số giá trị viện trợ vũ khí của Mỹ cho Ukraine lên hơn 35,7 tỷ USD, tương đương khoảng 65% trong số 55 tỷ USD vũ khí do NATO gửi cho đến nay.
Chỉ riêng trong năm 2022, Quốc hội Mỹ đã phân bổ hơn 112 tỷ USD cho Ukraine để hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo.
Trước đó, Mỹ đã viện trợ quân sự trên 2,5 tỷ USD cho Ukraine từ năm 2014 đến 2021, cho Ukraine khoản vay 1 tỷ USD vào năm 2014, hỗ trợ kinh tế hơn 1,1 tỷ USD từ năm 2017 đến 2018.
Đến nay, tính theo USD đã điều chỉnh theo lạm phát, số tiền Mỹ chi cho Ukraine đã cao hơn so với trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư năm 1991, Nội chiến Mỹ, Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, Chiến tranh Cách mạng Mỹ, Chiến tranh Mỹ - Mexico và Chiến tranh năm 1812.
Trong bài phát biểu khai mạc tại một cuộc họp của các quan chức quốc phòng NATO vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố rằng chỉ riêng Mỹ đã đóng góp hơn 35 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ngoài ra, Mỹ còn hỗ trợ kinh tế và nhân đạo cho Ukraine. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Mỹ đã dành 27,1 tỷ USD để viện trợ tài chính và 4 tỷ USD để viện trợ nhân đạo cho Ukraine từ tháng 1/2022 đến tháng 2/2023.
Ngày 5/5, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 1 tỷ euro theo Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF). Theo kế hoạch, số tiền 1 tỷ euro nói trên sẽ được dùng để mua đạn pháo cỡ nòng 155 mm cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc phản công quyết định để giành lại những vùng lãnh thổ mất quyền kiểm soát.
Ukraine đã thành lập xong 8 lữ đoàn mới sau khi chiêu mộ tới 40.000 quân tham gia vào chiến dịch phản công chống lực lượng Nga trong thời gian sắp tới.
Theo trang The Guardian, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết lực lượng mới sẽ cần được huấn luyện thêm trước khi sẵn sàng tham gia chiến đấu.
Cụ thể, các binh sĩ sẽ được trang bị vũ khí và tham gia vào quá trình huấn luyện khoảng 2 đến 3 tuần trước khi được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tấn công thích hợp cùng với quân đội chính quy của Ukraine.
Nga thay đổi chiến thuật ở Bakhmut, Ukraine bác cáo buộc điều chỉnh kế hoạch phản công Các lực lượng Nga đã tăng cường tấn công vào các thành phố tiền tuyến ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, giới chức Ukraine bác bỏ thông tin cho rằng Kiev đang điều chỉnh kế hoạch phản công sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ. Binh sĩ Ukraine được huấn luyện bắn súng máy từ xe bọc thép chở quân...