Các nhà lãnh đạo thế giới tưởng niệm người hùng Mandela
Các nhà lãnh đạo thế giới cùng hàng nghìn người dân Nam Phi hôm qua (10/12) đã không quản trời mưa đổ về sân vận động ở ngoại ô Johannesburg để tưởng niệm và ngợi ca vị anh hùng Nelson Mandela – người đã đưa đất nước Nam Phi thoát khỏi thời kỳ đen tối của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid.
Các nhà lãnh đạo thế giới tại lễ tang dành cho cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Phó Chủ tịch Trung Quốc Li Yuanchao… là một vài trong số gần 100 nhà lãnh đạo thế giới đến tham dự lễ tang để tỏ lòng kính trọng và tiếc thương trước sự ra đi của vị chính khách huyền thoại của dân tộc Nam Phi – ông Nelson Mandela.
Ông Mandela đã dẫn dắt cuộc tranh đấu kéo dài nhiều thập kỷ nhằm chống lại chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi. Ông đã bị cầm tù suốt 27 năm và chỉ được phóng thích vào năm 1990. Ông Mandela đã trở thành vị Tổng thống Nam Phi đầu tiên thời hậu apartheid năm 1994. “Hôm nay, chúng ta đến đây để tưởng nhớ về ông Nelson Rolihlahla Mandela. Buổi lễ này sẽ giúp mỗi chúng ta nhớ về những kỷ niệm với ông Nelson Mandela”, ông Cyril Ramaphosa – Phó Chủ tịch Đảng ANC cầm quyền của Nam Phi, đã phát biểu như vậy khi bắt đầu lễ tang chính thức dành cho ông Mandela.
Cựu Tổng thống Mandela cuối cùng đã có thể yên nghỉ và hài lòng với tương lai của đất nước Nam Phi. “Cuộc trường chinh của ông ấy đã kết thúc nhưng của chúng ta mới chỉ bắt đầu”, ông Ramaphosa nói thêm.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon xúc động phát biểu, Nam Phi đã mất đi một người anh hùng trong khi thế giới mất đi một trong những người thầy vĩ đại nhất. “Ông Mandela đã lấy tấm gương của mình dạy cho chúng ta và sẵn sàng từ bỏ tất cả để đấu tranh cho tự do, bình đẳng, cho dân chủ và công bằng”.
Video đang HOT
Ông Ban Ki-moon đã nhắc đến cựu Tổng thống Nelson Mandela như là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thời đại, người đã hy sinh cả đời mình cho tự do, nhân loại, dân chủ và công bằng. “Lòng trắc ẩn của ông vượt lên tất cả. Ông giận dữ trước sự bất công và ông thể hiện một sức mạnh tha thứ đáng kinh ngạc”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, người anh hùng Mandela đã “đưa đất nước tiến tới sự công bằng”.
Về phần mình, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã cảm ơn các nhà lãnh đạo quốc tế có mặt ở đất nước ông để tham dự lễ tang dành cho ông Mandela. Ông Zuma phát biểu: “Ông Mandela đã đưa chúng tôi trở lại con đường tự do, cuộc bầu cử đầu tiên của Nam Phi nhờ ông mà diễn ra trong hòa bình”.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu đại diện Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến Đại sứ quán Nam Phi, đặt vòng hoa viếng cựu Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi Nelson Mandela.
Chia buồn cùng cán bộ và nhân viên sứ quán, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vô cùng thương tiếc cựu Tổng thống Nelson Mandela, lãnh tụ kiệt xuất không chỉ của nhân dân Nam Phi và châu Phi, mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, người đã dành cả cuộc đời mình đấu tranh kiên cường cho tự do và bình đẳng. Nelson Mandela sẽ mãi mãi là biểu tượng của hòa bình và công lý.
Chủ tịch nước đã ghi vào sổ tang: “Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam xin bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia quyến Ngài Nelson Mandela, Đảng Đại hội Dân tộc Phi, Nhà nước và toàn thể nhân dân Nam Phi anh em. Chúng tôi tin tưởng rằng đất nước và nhân dân Nam Phi sẽ sớm vượt qua sự mất mát này, biến đau thương thành sức mạnh đoàn kết, đưa Nam Phi vượt qua mọi thử thách và tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước.”
Trong ngày, nhiều đoàn đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam đã đến Đại sứ quán Cộng hòa Nam Phi tại Hà Nội đặt vòng hoa viếng và ký sổ tang, bày tỏ niềm thương tiếc cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Đó là các Đoàn đại biểu: Ban Đối ngoại Trung ương; Bộ Quốc phòng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; cùng một số tổ chức quốc tế và Đại sứ quán các nước tại Hà Nội.
Cơn mưa nặng hạt ngày hôm qua đã không ngăn được biển người dân Nam Phi đổ về sân vận động để tưởng nhớ người anh hùng của họ. Người dân Nam Phi đã hát và thổi kèn để ngợi ca vị cựu Tổng thống vĩ đại. Hàng loạt lá cờ Nam Phi ở sân vận động đã được để rủ và an ninh được thắt chặt với lực lượng cảnh sát hùng hậu được huy động để thực hiện nhiệm vụ tuần tra cũng như đứng gác.
Bộ trưởng Quốc phòng Nam Phi – ông Nosivewe Mapisa-Nqakula cho biết, hơn 11.000 binh lính đã được triển khai cùng với một kế hoạch phối hợp hành động chặt chẽ giữ không quân, lục quân và cảnh sát. “Chúng ta đang nói về ông Mandela, vì thế không được phép mắc sai sót ở đây”, phát ngôn viên lực lượng cảnh sát – ông Zweli Mnisi cho hay.
Ông Mandela – một trong những chính khách được yêu mến nhất thế giới và là một nhân vật tầm vóc của thế kỷ 20, đã qua đời ở tuổi 95. Là nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa apartheid) và từng được nhận giải Nobel, ông Mandela là biểu tượng của sự hòa giải ở một đất nước từng có lịch sử phân biệt chủng tộc tàn bạo.
Sự ra đi của cựu Tổng thống Mandela đã để lại nỗi tiếc thương sâu sắc không chỉ cho người dân Nam Phi mà cho cả cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình, tự do, dân chủ và bình đẳng.
Vân Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Cuộc phỏng vấn đầu tiên của Nelson Mandela
Nelson Mandela đã có cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trên truyền hình với phóng viên của đài ITN năm 1961 dù đang chạy trốn khỏi cảnh sát. Họ đã gặp nhau bí mật tại nơi ẩn náu của Mandela và thời khắc này đã trở thành biểu tượng.
Nelson Mandela thời trẻ và khi về già.
Vào tháng 1961, phóng viên đài truyền hình tức ITN của Anh Brian Widlake đã có cuộc phỏng vấn với Mandela, khi đó là một nhà hoạt động 42 tuổi trong đảng Đại hội dân tộc châu Phi (ANC), trong khuôn khổ một chương trình lớn hơn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid. Vì Mandela đang chạy trốn khỏi cảnh sát nên hai người đã có cuộc gặp bí mật tại nơi ẩn náu của Mandela.
Khi phóng viên đặt câu hỏi rằng ông Mandela muốn nhìn thấy điều gì xảy ra tại Nam Phi, ông Mandela đã trả lời: "Người châu Phi cần và muốn quyền bầu cử, nền tảng của chính sách mỗi người một lá phiếu. Họ muốn độc lập chính trị".
Một năm sau đó, vào năm 1962, ông Mandela đã bị bắt về các cáo buộc phá hoại và bị kết án tù chung thân. Ông bị giam cầm suốt 27 năm trước khi trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi trong một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ.
Ông Mandela qua đời tại nhà riêng ở Johannesburg ngày 5/12 ở tuổi 95 sau một thời gian sức khỏe yếu.
Theo Dantri
Obama là "phiên bản" của Mandela "Dù Mandela nghĩ gì về vị Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ, Obama cũng là người kế nhiệm thành công của ông ấy trên chính trường quốc tế", một chuyên gia đánh giá. Họ chỉ mới gặp nhau một lần. Nhưng Nelson Mandela đã tạo nguồn cảm hứng cho Barack Obama hơn ba thập kỷ qua, từ khi còn ở trường Đại...