Các nhà lãnh đạo thế giới mong muốn gì trong năm 2019?
Trong thông điệp chào đón năm mới 2019, lãnh đạo các quốc gia đều chỉ ra các thách thức và khó khăn mà thế giới đã phải đối mặt trong năm 2018 cũng như những kỳ vọng cho năm 2019.
Sau một năm 2018 đầy biến động, thế giới chào đón năm mới với những màn bắn pháo hoa ngoạn mục, lễ hội hoành tráng và thông điệp của các nhà lãnh đạo thế giới về những kỳ vọng cho 12 tháng tới.
Nước Nga chưa bao giờ được ai giúp đỡ
Còn trong bài phát biểu chào đón năm mới 2019 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông chủ Điện Kremlin nói về những thách thức nước này đang phải đối mặt về kinh tế, khoa học, giáo dục và y tế. Ông nói nâng cao chất lượng cuộc sống là ưu tiêu hàng đầu trong năm sắp tới của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp gửi tới toàn thể người dân Nga chào đón năm 2019. Ảnh: RT.
“Chúng ta chỉ có thể đạt được điều đó nếu đứng cùng nhau. Chúng ta chưa bao giờ có ai giúp đỡ và sẽ không bao giờ có.” Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Nga Putin cũng nhấn mạnh, mỗi người đều có những mong ước riêng của mình trong năm tới. Song hầu hết, tất cả chúng ta đều muốn người thân yêu khỏe mạnh, gia đình thuận hoà, con trẻ vui tươi, cuộc sống bình yên và những ước mơ, ngay cả những điều bí mật nhất sẽ trở thành sự thật. Vào đêm giao thừa, chúng ta ước nguyện may mắn và may mắn.
Trái ngược hoàn toàn với nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump không có bài phát biểu chào mừng năm mới trên truyền hình mà khởi động năm 2019 theo cách đặc trưng của mình trên mạng xã hội Twitter, với thông điệp: “Chúc mừng Năm mới tới tất cả mọi người, bao gồm cả những người thù ghét và bịa đặt thông tin thất thiệt về tôi. 2019 sẽ là một năm tuyệt vời với mọi người. Hãy bình tĩnh và tận hưởng, mọi thứ tốt đẹp nhất sẽ đến với đất nước chúng ta”.
Thông điệp chào mừng năm mới 2019 có phần hơi đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Twitter. Ảnh: @realDonaldTrump
Cuối cùng, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: “Nước Mỹ vĩ đại sẽ quay trở lại với chúng ta nhanh đến mức tất cả mọi người cũng không thể tưởng tượng được”.
Một châu Á đầy thịnh vượng trong năm 2019
Còn từ châu Á, trong bài phát biểu Năm Mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết kinh tế Trung Quốc trong năm 2018 tiếp tục phát triển ở tốc độ hợp lý. Đời sống cũng như mức sống của người dân đang tiếp tục được cải thiện.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình hoan nghênh các thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất, sáng tạo và xây dựng. Ông Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với cả cơ hội và thách thức trong năm 2019, do đó cần tới nỗ lực chung của tất cả người dân.
Tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long tổng kết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng ổn định 3,3% trong năm 2018. Ông dẫn dự báo của các chuyên gia kinh tế cho biết “đảo quốc Sư tử” dự kiến sẽ đạt tăng trưởng GDP trong khoảng 1,5-3,5% vào năm 2019.
Trong thông điệp đầu Năm mới 2019, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ ra những vấn đề ngoại giao lớn, trong đó ông cam kết đẩy mạnh đàm phán với Nga để hướng tới ký kết một hiệp ước hòa bình thời hậu chiến.
Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nhật Bản sẽ thu hút sự chú ý toàn cầu bằng việc chào đón các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với tư cách là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra vào tháng 6/2019 tại Osaka.
Cũng vào ngày đầu năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã công bố Thông điệp năm mới 2019, trong đó nhấn mạnh cam kết theo đuổi hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un công bố Thông điệp năm mới 2019. Ảnh: koreaherald.
Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh tới tầm quan trọng của phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Ông Kim Jong-un còn kêu gọi Triều Tiên nỗ lực để khắc phục tình trạng thiếu hụt điện hiện nay, yêu cầu quân đội tăng cường năng lực quốc phòng ngang tầm thế giới. Ông đồng thời kêu gọi chấm dứt các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc/Mỹ, cho rằng không nên đưa bất kỳ thiết bị chiến lược quân sự nào tới Bán đảo Triều Tiên.
Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề cập tới nhiều vấn đề từ biến đổi khí hậu, quy định di cư tới cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Theo bà Merkel, Đức muốn nỗ lực giải quyết các vấn đề lợi ích quốc gia đồng thời cân nhắc tới lợi ích của các quốc gia khác.
Đề cập tới châu Âu, bà Merkel tuyên bố Đức cam kết biến Liên minh châu Âu (EU) thành liên minh mạnh mẽ và quyết đoán hơn. Về vấn đề Brexit, Thủ tướng Đức nhấn mạnh “chúng tôi muốn duy trì quan hệ đối tác gần gũi với Anh bất chấp việc nước này rời khỏi EU”.
Trong khi đó ở chiều hướng ngược lại Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nước Anh có thể đạt được bước ngoặt trong năm 2019 và lạc quan hướng tới phía trước, nếu như quốc hội ủng hộ thỏa thuận Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trong bài phát biểu mừng Năm mới, Thủ tướng May nhấn mạnh Năm mới là khoảng thời gian để nhìn về phía trước và trong năm 2019, nước Anh sẽ bắt đầu “một chương mới”.
Trong thông điệp gửi tới người dân trên khắp thế giới nhân dịp Năm mới 2019, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi người dân trên thế giới đoàn kết cùng nhau quyết tâm giải quyết các thách thức và cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Liên hợp quốc sẽ tiếp tục là cầu nối đưa mọi người xích lại gần nhau nhằm giải quyết các vấn đề thế giới: “Khi cộng động quốc tế cùng hợp tác, thế giới sẽ chiến thắng. Năm 2019, Liên hợp quốc sẽ tiếp tục kết nối mọi người lại với nhau, xây những cây cầu và kiến tạo không gian cho những giải pháp. Khi chúng ta bắt đầu bước vào năm 2019, hãy quyết tâm đương đầu với các mối đe dọa, bảo vệ phẩm giá con người và cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”, ông Guterres nói.
Theo Kiến Thức
Ông Putin tung "siêu vũ khí" nhằm vào phương Tây
Tổng thống Putin trong năm 2018 đã giành được một số thắng lợi, song căng thẳng với phương Tây dâng cao báo hiệu một năm 2019 khó lường.
2018 thực sự là một năm "buồn vui lẫn lộn" đối với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Có thể xem Tổng thống Putin là người chiến thắng khi Mỹ quyết định rút khỏi Syria. Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, nhiều thách thức lớn ở Trung Đông và trong nước vẫn cần ông tìm cách giải quyết. Ông Putin vẫn chưa thể nhích gần hơn tới việc xóa bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn làm kinh tế Nga suy yếu.
Căng thẳng Trung Đông, phương Tây còn đó
Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đã đạt được mục tiêu mà điện Kremlin đề ra là giữ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tồn tại và đưa Moscow trở thành "người chơi" thiết yếu trên bàn cờ Trung Đông. Mặc dù vị thế của Nga ở Syria có thể được củng cố sau quyết định Mỹ rút khỏi Syria nhưng lại dẫn tới một cuộc đấu khác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang sẵn sàng mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực, theo AP.
Ngoài ra, Moscow đứng trước nhiệm vụ "khó xơi" là cân bằng các xung đột lợi ích giữa Israel và Iran trong khu vực.
"Ai đó có thể coi đây là thành công của ông Putin, nhưng thực tế lại là phiền phức dành cho ông. Tình hình có thể biến chuyển mạnh mẽ và Nga sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Dù gì, cãi vã qua lại với Mỹ còn tốt hơn là một mình giáp mặt với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran hay các nước khác" - Alexei Malashenko, một chuyên gia về Trung Đông tại Moscow, phân tích về quyết định rút khỏi Syria của Mỹ.
Kế hoạch của Tổng thống Donald Trump cắt giảm quân Mỹ tại Afghanistan vào mùa hè năm 2019 thậm chí có thể đem lại nhiều thách thức hơn nữa cho Nga. Việc Mỹ cắt giảm hiện diện quân sự tại đây được dự báo sẽ đem lại cho các tay súng cực đoan cơ hội gây bất ổn ngay tại Trung Á - khu vực trọng yếu sát sườn Nga.
Những thách thức trên đặt ra với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này điêu đứng bởi đòn giáng kép là giá dầu giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây. Tổng thống Putin chỉ trích Mỹ và đồng minh đang cố gắng trừng phạt Nga vì lập trường độc lập của nước này. Tuy nhiên, lệnh cấm vận của phương Tây có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế Nga nhưng cũng đem tới cho ông Putin cách giải thích hợp lý về các vấn đề đối nội.
Ông Putin tập trung đầu tư cho quân đội mặc dù nền kinh tế Nga đang khó khăn. Ảnh: AP
"Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu thực tế đã giúp thúc đẩy quyền lực của ông Putin, cho phép ông ấy hướng sự chú ý về phía áp lực bên ngoài" - ông Malashenko phân tích.
Dù ông Putin muốn lệnh trừng phạt được tháo gỡ nhưng vẫn tỏ ra cứng rắn trong nhiều vấn đề, điển hình là căng thẳng với Ukraine.
Bà Tatiana Stanovaya, một chuyên gia chính trị độc lập, cho rằng quan điểm không khoan nhượng của ông Putin xuất phát từ nhận định bất kỳ nhượng bộ nào cũng sẽ là dấu hiệu của sự yếu ớt và khiến phương Tây có cơ hội đưa ra nhiều yêu cầu hơn. "Ông Putin tin rằng nếu Nga xuống nước, áp lực sẽ càng gia tăng và lệnh trừng phạt sẽ mở rộng thêm" - bà Stanovaya nói.
Trong khi các xung đột với phương Tây vẫn chưa giải quyết xong, Nga lại tập trung vào phát triển kho vũ khí của nước này.
30.000 km/giờ là vận tốc thực sự của tên lửa siêu thanh Avangard, tức bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 27 lần.
Vũ khí mới của Nga
Nga mới đây đã thử thành công tên lửa siêu thanh Avangard lần cuối trước khi đi vào biên chế năm 2019. Tổng thống Putin tuyên bố Avangard là vũ khí "bất khả chiến bại", sẽ khiến các hệ thống phòng thủ của Mỹ trở nên vô dụng.
"Nga là nước đầu tiên trên thế giới nhận được loại vũ khí chiến lược mới và điều này sẽ đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho người dân chúng ta trong nhiều thập niên tới. Đây là món quà tuyệt vời cho đất nước trong năm mới" - hãng tin TASS dẫn lời Tổng thống Putin.
Tên lửa Avangard nằm trong danh sách một loạt vũ khí hạt nhân mới được ông Putin tiết lộ trong bài phát biểu thông điệp liên bang hồi tháng 3-2018.
Nói với Washington Post, ông Vladimir Frolov, một chuyên gia chính sách đối ngoại tại Nga, coi đây là một phần trong nỗ lực của Moscow nhằm thuyết phục phương Tây ngồi vào đàm phán.
"Mục tiêu của ông Putin là giành được sự chú ý, nỗi sợ hãi và tôn trọng từ phương Tây, để có được quyền phủ quyết các chính sách phương Tây. Ông ấy đang thúc đẩy các cuộc nói chuyện dựa theo điều kiện của Nga mà không có bất kỳ nhượng bộ đơn phương nào" - ông Frolov chỉ ra.
Tổng thống Nga cũng cảnh báo Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987 sẽ phải đối mặt với đáp trả từ Nga. Theo bà Stanovaya, những phát biểu của nhà lãnh đạo Nga cho thấy sự bất ổn ngày càng tăng của việc thiếu vắng một chương trình nghị sự chung giữa Moscow và phương Tây.
"Ngày càng rời xa một lối đi chung sẽ dẫn tới lúc việc kiểm soát tình hình trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong vấn đề vũ khí hạt nhân. Tổng thống Putin tin rằng vũ khí hạt nhân là lý lẽ tối thượng của Nga, sẽ ảnh hưởng tới cách nghĩ của các chính trị gia phương Tây" - bà Stanovaya nhận định.
Mỹ ra "quân bài" đối phó tên lửa siêu thanh Nga
Hải quân Mỹ ngày 30-12 cho biết lo ngại trước lợi thế về công nghệ của Nga và Trung Quốc, Mỹ lên kế hoạch phát triển một loại vũ khí siêu thanh vào năm 2025. Đô đốc hải quân Mỹ John Richardson đã công bố kế hoạch mang tên "Thiết kế duy trì ưu thế hàng hải, phiên bản 2.0". Một trong những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc trong những năm tới không gì khác hơn là "phát triển và chế tạo vũ khí siêu thanh tấn công vào năm 2025".
Hồi tháng 4, không quân Mỹ đã trao cho nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin một hợp đồng để phát triển một nguyên mẫu vũ khí siêu thanh.
Đến tháng 12, Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố đang tìm kiếm các "bản thiết kế mới" và vật liệu để đảm bảo đầu đạn siêu thanh không bị đốt cháy trong khí quyển. Ngoài ra, một dự án khác của Mỹ gọi là "Glide Breaker" nhằm phát triển một vũ khí đánh chặn có khả năng vô hiệu hóa tên lửa siêu thanh cũng đang được DARPA xúc tiến.
Theo Tri Túc
Pháp luật TP.HCM
Tổng thống Putin nói về mong ước cho năm mới Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia sẻ về điều ước cũng như món quà cho năm mới mà ông muốn nhận trong buổi họp báo marathon thường niên. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass) Ngày 5/12, Tổng thống Putin đã tới tham dự diễn đàn Tình nguyện Quốc tế tại Moscow và đến dự sự kiện "Ước mơ cùng tôi". Tại...