Các nhà lãnh đạo Myanmar ra sao từ khi bị bắt giữ?
Quân đội Myanmar thông báo Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint đang ở nơi an toàn và sức khỏe tốt.
Người biểu tình phản đối quân đội Myanmar và kêu gọi thả bà Aung San Suu Kyi tại Yangon . Ảnh REUTERS
Trong cuộc họp báo ngày 16.2, người phát ngôn quân đội Myanmar Zaw Min Tun cho biết Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint đang được giữ tại một nơi an toàn để đảm bảo an ninh, theo Reuters.
“Việc này không giống như họ bị bắt. Họ vẫn đang ở nhà họ, trong tình trạng sức khỏe tốt”, ông Min Tun nói.
Trước đó, luật sư Khin Maung Zaw của bà Suu Kyi và đảng Liên minh dân tộc vì dân chủ (NLD) của bà thông báo không thể liên lạc trực tiếp với bà dù họ cho rằng bà Suu Kyi đang bị giam lỏng tại nhà riêng ở thủ đô Naypyidaw.
Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 1.2 và bắt giữ hàng loạt lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2020 đã bị gian lận. Ông Min Tun tuyên bố mục đích của quân đội là tổ chức bầu cử và giao lại quyền lực cho đảng chiến thắng.
Liên Hợp Quốc yêu cầu quân đội Myanmar nhanh chóng thả bà Suu Kyi
Sau cuộc khám xét nơi ở của bà Suu Kyi và phát hiện thiết bị liên lạc bị cho là nhập khẩu trái phép, quân đội đã buộc tội cố vấn nhà nước vi phạm luật xuất nhập khẩu. Ông Win Myint bị cáo buộc vi phạm luật quản lý thiên tai của Myanmar khi tham gia cuộc vận động tranh cử bị cho là vi phạm quy định phòng dịch Covid-19.
Ngày 16.2, bà Suu Kyi lãnh cáo buộc thứ hai về tội vi phạm luật quản lý thiên tai. Luật sư Maung Zaw dự kiến bà Suu Kyi và ông Win Myint sẽ xuất hiện qua cuộc gọi video trong phiên tòa ngày 1.3.
Myanmar bác yêu cầu nói chuyện với bà Suu Kyi của Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chưa thể nói chuyện với Cố vấn Suu Kyi vì những nỗ lực liên lạc với bà đều bị quân đội Myanmar từ chối.
"Chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi đã làm điều đó cả chính thức và không chính thức. Tuy nhiên, những yêu cầu đó đều bị từ chối", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 8/2 cho hay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ sự đoàn kết với người dân Myanmar sau những hạn chế về biểu tình.
"Chúng tôi sát cánh với người dân Myanmar và ủng hộ quyền tụ tập ôn hòa của họ, gồm biểu tình một cách hòa bình để ủng hộ chính phủ được bầu cử dân chủ", Price nói thêm. "Tất nhiên chúng tôi rất lo ngại trước tuyên bố gần đây của quân đội Myanmar về hạn chế các cuộc tụ tập công khai".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tại cuộc họp báo hôm 8/2. Ảnh: AFP .
Hàng nghìn người dân Mynamar đã xuống đường phản đối cuộc đảo chính, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức chính phủ. Cảnh sát nước này đã lần đầu tiên phải sử dụng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw.
Giới lãnh đạo quân đội Myanmar hôm qua ban lệnh thiết quân luật tại hai thành phố lớn nhất đất nước là Yanhon và Mandalay, cấm người dân biểu tình hoặc tụ tập quá đông người, đồng thời yêu cầu người dân không ra đường từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau. Biện pháp tương tự cũng được áp dụng tại vùng Ayeyarwaddy ở phía nam.
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing hôm 8/2 cam kết sẽ có một động thái nhẹ nhàng hơn so với chế độ quân sự gần nhất với các cuộc bầu cử mới.
"Đó là điều không chắc chắn. Chúng tôi đã bày tỏ lập trường rất rõ ràng. Chúng tôi sát cánh cùng với những đại diện được bầu hợp lệ của người dân Myanmar", Price nói, đồng thời kêu gọi Trung Quốc cùng các nước lớn lên án cuộc đảo chính.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Myanmar, trừ khi chế độ quân sự từ bỏ quyền lực.
Cuộc đảo chính hôm 1/2 diễn ra vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định "hành động theo luật pháp" và điều hành đất nước dưới tình trạng khẩn cấp một năm.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar".
LHQ lần đầu liên lạc với quân đội Myanmar sau đảo chính LHQ kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân sự Myanmar trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với quân đội nước này sau đảo chính. "Đặc phái viên của chúng tôi hôm nay đã tiếp xúc lần đầu với quân đội Myanmar, bày tỏ thẳng thắn quan điểm của Liên Hợp Quốc với phó chỉ huy quân đội nước này",...