Các nhà lãnh đạo Arập – Hồi giáo khẳng định ủng hộ sự nghiệp của người Palestine
Hội nghị thượng đỉnh Arập – Hồi giáo diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia ngày 11/11 đã ra tuyên bố chung khẳng định sự ủng hộ vững chắc của các nhà lãnh đạo các quốc gia Arập và Hồi giáo đối với sự nghiệp của người Palestine, đồng thời nêu bật những nỗ lực của các quốc gia Arập và Hồi giáo nhằm đảm bảo các quyền hợp pháp của người dân Palestine.
Hội nghị thượng đỉnh Arập – Hồi giáo tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia ngày 11/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông- Bắc Phi, tại hội nghị, lãnh đạo các quốc gia Arập và Hồi giáo đã thảo luận về các hành động quân sự của Israel ở Dải Gaza và Liban. Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị nêu rõ các quyền hợp pháp của người dân Palestine bao gồm quyền tự do, quyền thành lập một quốc gia độc lập và có chủ quyền với Đông Jerusalem là thủ đô, quyền trở về của người tị nạn Palestine cũng như quyền được bồi thường theo các nghị quyết quốc tế.
Các nhà lãnh đạo Arập và Hồi giáo cũng tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với chủ quyền đầy đủ của Nhà nước Palestine đối với Đông Jerusalem bị chiếm đóng.
Tuyên bố chung khẳng định sự ủng hộ kiên định đối với nhân dân Palestine trong cuộc đấu tranh cho các quyền hợp pháp và bất khả xâm phạm của họ, bao gồm quyền thành lập một nhà nước độc lập dựa trên biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô. Tuyên bố chung nhấn mạnh Jerusalem vẫn là “lằn ranh đỏ” đối với các quốc gia Arập và Hồi giáo, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết tuyệt đối trong việc bảo vệ bản sắc Arập và Hồi giáo của khu vực Đông Jerusalem bị chiếm đóng cũng như bảo vệ sự thiêng liêng của các thánh địa Hồi giáo và Kitô giáo tại đây.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc đối với các nỗ lực của Ai Cập và Qatar, cùng với sự hợp tác của Mỹ, nhằm đạt được một lệnh ngừng bắ.n ngay lập tức và bền vững ở Gaza. Tuyên bố chung của hội nghị lên án mạnh mẽ những hành động quân sự của các lực lượng Israel ở Gaza và các vùng lãnh thổ khác của Palestine. Tuyên bố chung yêu cầu Israel chấm dứt các chính sách như vậy và kêu gọi thống nhất các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem. Hội nghị cũng ủng hộ lệnh cấm vận vũ khí hoàn toàn đối với Israel.
Video đang HOT
Về tình hình Liban, các nhà lãnh đạo Arập và Hồi giáo khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối đối với an ninh, ổn định và chủ quyền của Liban, đồng thời lên án các hoạt động quân sự liên tiếp của Israel đối với các vùng lãnh thổ của Liban. Tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức và thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Các nhà lãnh đạo Arập và Hồi giáo cũng kêu gọi tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực quốc tế để tăng sức ép buộc Israel tuân thủ luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế.
Tuyên bố chung cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của sự leo thang xung đột, đ.e dọ.a ổn định và an ninh khu vực và quốc tế. Tuyên bố chung yêu cầu HĐBA LHQ thành lập một ủy ban quốc tế độc lập và đáng tin cậy để điều tra những hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, tuyên bố chung hoan nghênh việc các nhà lãnh đạo ký kết cơ chế ba bên giữa Liên đoàn Arập (AL), Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) và Liên minh châu Phi (AU) để thúc đẩy vấn đề Palestine trên trường quốc tế cũng như hỗ trợ sự nghiệp của người dân Palestine. Tuyên bố cũng đán.h giá cao lập trường vững chắc của AU đối với sự nghiệp của người dân Palestine.
Tổng thư ký AL, ông Ahmed Aboul Gheit nhấn mạnh đây là lần đầu tiên thiết lập một cơ chế chung giữa ba tổ chức để phối hợp hành động về vấn đề Palestine.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi khẳng định việc thành lập nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới được xác lập ngày 4/6/1967, với Đông Jerusalem là thủ đô, là điều kiện tiên quyết thiết yếu để đạt được an ninh và ổn định khu vực.
Quan điểm về Gaza giúp quan hệ Iran - Saudi Arabia gắn kết hơn
Các nhà lãnh đạo của Iran và Saudi Arabia, hai quốc gia kình địch ở khu vực Trung Đông, đã cùng tham gia một hội nghị thượng đỉnh ngày 11/11 và thống nhất kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức ở Gaza.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại cuộc gặp ở Riyadh ngày 11/11. Ảnh: AFP/TTXVN
.Tờ New York Times (Mỹ) cho biết 2 quốc gia Hồi giáo này sau nhiều năm thù địch đã khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 3 năm nay, trong một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian. Nhưng vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi này có dẫn đến giảm căng thẳng từ lâu giữa chế độ quân chủ Sunni tại Saudi Arabia và chính phủ Shiite của Iran hay không.
Tuy nhiên, việc Israel bắ.n phá Dải Gaza dường như đã đẩy nhanh quan hệ nồng ấm hơn giữa Saudi Arabia và Iran, hướng tới khả năng bình thường hóa quan hệ.
Chuyến thăm của Tổng thống Ebrahim Raisi đến Riyadh ghi nhận lần đầu tiên một tổng thống Iran tới Saudi Arabia trong hơn một thập niên. Thái tử Mohammed bin Salman đã đón Tổng thống Iran.
Hai nhà lãnh đạo còn điện đàm lần đầu tiên chỉ vài ngày sau sự kiện hôm 7/10. Xung đột Hamas-Israel bùng phát và ngày càng leo thang từ ngày 7/10 khi lực lượng Hamas bất ngờ xâm nhập, tấ.n côn.g lãnh thổ Israel. Tel Aviv sau đó triển khai chiến dịch tấ.n côn.g và phong tỏa Gaza khiến tình hình nhân đạo tại dải đất này xấu đi nhanh chóng.
Cơ quan Y tế tại Dải Gaza ngày 10/11 cho biết kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát cách đây hơn 1 tháng, số người Palestine thiệ.t mạn.g hiện đã tăng lên 11.078 người. Trong khi đó, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel đã điều chỉnh số người thiệ.t mạn.g bên phía Israel do xung đột xuống 1.200 người từ thông báo 1.400 người trước đó.
Lãnh đạo các nước Arab và Hồi giáo chụp ảnh trước cuộc họp chung khẩn cấp tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, ngày 11/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh ngày 11/11 tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia) là cuộc họp chung khẩn cấp, bao gồm hai sự kiện - hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Arab (AL). Hội nghị chung này quy tụ các nhà lãnh đạo của các nước Arab và Hồi giáo, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan, Liban, Iraq, Qatar, Syria và Iran.
Các quốc gia tham gia hội nghị đã kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel và cho biết hòa bình khu vực không thể đạt được nếu không giải quyết được vấn đề Palestine dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Sau khi hai nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Iran kết thúc bài phát biểu, họ rời hội trường chính để tiến hành cuộc gặp song phương.
Giáo sư dự bị Kristin Diwan tại Viện các quốc gia vùng Vịnh Arab ở Washington, cho biết các cuộc tham vấn chặt chẽ của Saudi Arabia với Iran cho thấy Riyadh biết rằng sự hợp tác với Tehran là cần thiết để ngăn chặn xung đột lan rộng.
Anh, Pháp kiên định ủng hộ Ukraine Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ về việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc hội đàm tại Paris ngày 11/11. Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp ở Paris ngày 11/11/2024. Ảnh: AA/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, đây là dấu...