Các nhà kinh tế kêu gọi ECB xóa nợ cho các nước Eurozone
Các nhà kinh tế đề xuất ECB nên xóa nợ để đổi lấy những cam kết về đầu tư vào quá trình chuyển đổi “xanh” và các dự án xã hội, tương đương gói kích thích trị giá gần 2.500 tỷ euro.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, miền Tây nước Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 5/2, hơn 100 nhà kinh tế đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cung cấp 2.500 tỷ euro (3.000 USD) thông qua việc xóa nợ để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Trong thư được đăng trên các tờ báo lớn tại các nước thuộc Eurozone như Le Monde (Pháp), El Pais (Tây Ban Nha), a Libre Belgique (Bỉ) hay Der Freitag (Đức), các nhà kinh tế nhấn mạnh khoảng 25% số nợ công của các quốc gia Eurozone hiện do ECB nắm giữ.
Để thanh toán số tiền trên, các quốc gia sẽ phải đi vay để trả nợ thay vì đầu tư, hoặc tiến hành tăng thuế, hoặc cắt giảm chi tiêu.
Video đang HOT
Cả ba phương án này đều sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và kìm hãm sự phục hồi kinh tế.
Các nhà kinh tế đề xuất ECB nên xóa nợ để đổi lấy những cam kết về đầu tư vào quá trình chuyển đổi “xanh” và các dự án xã hội, tương đương gói kích thích trị giá gần 2.500 tỷ euro.
Các nhà kinh tế nhấn mạnh phương án này sẽ không chỉ ngay lập tức mang lại cho các quốc gia châu Âu những phương thức để thúc đẩy sự “phục hồi xanh,” mà còn “chữa lành” những tổn thất nghiêm trọng về xã hội, văn hóa và kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng y tế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Kinh tế Eurozone suy giảm 6,8% trong năm 2020. Niềm kỳ vọng về đà phục hồi mạnh mẽ trong năm nay đang nhanh chóng phai nhạt do sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang lây lan trên toàn cầu.
Năm ngoái, một quan chức cấp cao của ECB đã bác bỏ đề xuất xóa nợ vì cho rằng điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng euro.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng không có trở ngại pháp lý nào đối với đề xuất này, thay vào đó là câu hỏi về ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc sử dụng chính sách tiền tệ ở quy mô toàn diện.
ECB có thể chưa thay đổi chính sách tiền tệ siêu lỏng
Sự gia tăng số ca mắc COVID-19 và lượng vaccine được sản xuất đợt đầu thấp hơn dự kiến có thể gây áp lực lên các thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại cuộc họp ngày 21/1, nhưng họ được cho là sẽ chưa có hành động mới.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, miền tây nước Đức, ngày 12/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội đồng điều hành gồm 25 thành viên của ECB có thể sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sau khi đã bơm thêm tiền kích thích nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tại cuộc họp vào tháng trước.
ECB đã tăng quy mô chương trình mua trái phiếu khẩn cấp thêm 500 tỷ euro (600 tỷ USD), lên 1.850 tỷ euro và kéo dài chương trình này đến tháng 3/2022. ECB cũng thông báo cấp thêm các khoản vay với lãi suất rất thấp cho các ngân hàng.
Nhà phân tích tại Capital Economics, Andrew Kenningham, cho rằng các nhà hoạch định chính sách của ECB sẽ nhắc lại rằng sẽ làm những gì cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch. Ông cho rằng lo ngại chính của họ là tác động của đại dịch đến những hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế trong quý I/2021.
Nhiều chính phủ các nước châu Âu đã phải một lần nữa thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để kiểm soát làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, trong khi xuất hiện biến thể mới của virus SARS-COV-2 với khả năng lây lan nhanh hơn tại Anh và Nam Phi.
Việc lượng vaccine ngừa COVID-19 của các lô đầu tiên ít hơn dự kiến, đặc biệt là tại Liên minh châu Âu, đã gây thêm lo ngại rằng đại dịch có thể thể ra những tác động dài hơn.
Tháng 12/2020, ECB dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone là 3,9% vào năm 2021, sau khi giảm ước tính 7,3% vào năm 2020.
Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, gần đây nói bà không thấy có lý do để cho rằng dự báo đó là sai ở thời điểm này. Theo bà, nếu các nước thành viên kéo dài việc phong tỏa đến sau tháng Ba thì đây sẽ là điều gây lo ngại.
Hy Lạp đề xuất cấp "giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19" cho công dân EU Việc chấp thuận chứng nhận tiêm chủng cho các công dân EU sẽ tạo điều kiện không chỉ cho Hy Lạp mà còn cho toàn bộ các nước trong khối EU khôi phục du lịch. Nhằm vực lại nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis vừa kêu gọi Liên minh châu Âu...