Các nhà khoa học Trung Quốc chữa trị HIV bằng phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa hệ gen CRISPR để chữa trị cho một người đàn ông nhiễm HIV, theo cách mà chuyên gia gọi là “bước đột phá” trong chuyển tiếp điều trị bệnh.
Được ca ngợi như một bước nhảy vọt có tính cách mạng trong cuộc nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị bệnh, CRISPR giúp việc chỉnh sửa DNA nhanh chóng và dễ dàng hơn. Kỹ thuật này được gọi là CRISPR-Cas9 liên quan đến việc sử dụng protein Cas-9 để loại bỏ một phần cụ thể của DNA.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng CRISPR để chỉnh sửa tế bào gốc của người hiến tặng và cấy ghép chúng vào một bệnh nhân 27 tuổi bị nhiễm HIV và bệnh bạch cầu. Họ hy vọng các tế bào sẽ sống sót, tái tạo và chữa trị cho người đàn ông nhiễm HIV.
Cách tiếp cận liên quan đến việc loại bỏ gen CCR5 trong tế bào gốc của người hiến tặng. CCR5 mã hóa một loại protein mà HIV sử dụng để thâm nhập vào tế bào máu con người và nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người có đột biến gen sẽ được bảo vệ khỏi HIV.
Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã cố gắng chữa một người đàn ông nhiễm HIV bằng CRISPR.
Nhóm nghiên cứu đã có thể chỉnh sửa 17,8% tế bào gốc của người hiến tặng và các tế bào được chỉnh sửa gen vẫn hoạt động 19 tháng sau khi cấy ghép. Tuy nhiên, chúng chiếm năm đến tám phần trăm tế bào gốc của người nhận. Và chỉ hơn một nửa số tế bào được chỉnh sửa đã chết.
Nhóm nghiên cứu hài lòng khi thấy người đàn ông dường như không phải chịu bất kỳ tác động bất lợi nào liên quan đến việc cấy ghép. Những phát hiện được công bố trên Tạp chí Y học New England.
Nghiên cứu được truyền cảm hứng từ việc điều trị của Timothy Ray Brown. Brown, một bệnh nhân Berlin (Đức) mắc bệnh bạch cầu cũng như nhiễm HIV đã được cấy ghép tế bào để điều trị ung thư vào năm 2007 và một lần nữa vào năm 2008. Người hiến tặng có đột biến gen trên thụ thể CCR5, giúp cá nhân miễn dịch với HIV. Brown được cho là người đầu tiên được chữa khỏi HIV. Các nhà khoa học sau đó cũng đã nỗ lực tái tạo lại phương pháp chữa bệnh này nhưng không thành công.
Phương Huyền
Theo Newsweek
Video đang HOT
Một người phụ nữ có máu bỗng biến thành màu xanh sau khi dùng kem gây tê để chữa đau răng
Da và móng tay của cô cũng chuyển sang màu xanh - một dấu hiệu cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy.
Theo một báo cáo trường hợp được công bố trên Tạp chí Y học New England, người phụ nữ 25 tuổi sống tại Rhode Island, Mỹ, đã đến phòng khám cấp cứu tại Bệnh viện Miriam ở Providence sau khi phải chịu đựng sự mệt mỏi, khó thở và màu da biến đổi. Cô nói với bác sĩ rằng mình cảm thấy vô cùng "yếu ớt và xanh xao" sau khi sử dụng một loại thuốc giảm đau không kê đơn có chứa benzocaine - một loại thuốc gây tê cục bộ để chữa bệnh đau răng mình đang gặp phải. Da và móng tay của cô cũng chuyển sang màu xanh - một dấu hiệu cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy.
Bác sĩ Otis Warren, bác sĩ trị cho người phụ nữ này, cho biết rằng: Mặc dù bệnh nhân nói rằng bà không dùng hết chai thuốc đó nhưng thực tế những dấu hiệu trên rõ ràng cho thấy bà đã dùng rất nhiều. Qua đó, bác sĩ nhanh chóng nhận ra bệnh nhân đang bị methemoglobinemia huyết - một tình trạng rối loạn máu. Điều này xảy ra khi chất sắt trong máu thay đổi hình dạng và không còn có thể liên kết với oxy để mang nó đi khắp cơ thể.
Bác sĩ đã lấy máu của cô để làm xét nghiệm thì thấy nó cũng có vẻ ngoài màu xanh sẫm. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy mức oxy trong máu của cô là 88% - thấp hơn mức trung bình gần 100% - mặc dù cao hơn so với dự kiến về ngoại hình của cô.
Bác sĩ Warren nói với NBC News: "Màu da cô ấy trông giống hệt như vậy. Bạn chỉ cần nhìn thấy nó một lần và nó sẽ ở luôn trong tâm trí bạn".
Khi thực hiện một phép kiểm tra chính xác hơn, bác sĩ Warren phát hiện ra rằng mức oxy trong máu của cô thấp hơn nhiều ở mức 67% - ở mức này tổn thương mô có thể xảy ra.
Các bác sĩ đã quyết định để cô nằm viện 1 đêm để quan sát trước khi cho ra viện vào sáng hôm sau và giới thiệu cô đến gặp một nha sĩ bởi theo ông Warren, đây có thể không phải chỉ là tác dụng phụ nhẹ mà hoàn toàn có thể là do nguyên nhân nguy hiểm nào đó gây ra. Bởi ông thấy có dấu hiệu của benzocaine trong một số kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết họ chỉ gặp phải 319 trường hợp mắc bệnh methemoglobinemia do liên quan đến benzocaine, trong đó có 3 trường hợp dẫn đến tử vong.
Methemoglobinemia là gì?
Methemoglobin huyết là một rối loạn máu trong đó lượng oxy được chuyển đến các tế bào rất ít. Oxygen được truyền qua máu bởi hemoglobin, một loại protein gắn liền với các tế bào hồng cầu của bạn.
Những dấu hiệu và triệu chứng của methemoglobin huyết là gì?
Các triệu chứng của methemoglobin huyết sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng bệnh bạn mắc. Các triệu chứng chung của bệnh này gồm:
- Da tím tái, hơi xanh, đặc biệt là ở môi và ngón tay.
- Máu có màu nâu sô cô la.
Khi nồng độ methemoglobin tăng, các triệu chứng tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Đau đầu
- Khó thở
- Buồn nôn
- Nhịp tim nhanh
- Mệt mỏi và thờ ơ
- Nhầm lẫn hoặc bất ngờ
- Mất ý thức
- Biến chứng
Các biến chứng của methemoglobin huyết là gì?
Sử dụng các loại thuốc có chứa benzocain khi bạn có một trong các tình trạng sức khỏe sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng từ methemoglobin huyết:
- Bệnh suyễn
- Viêm phế quản
- Khí phế thũng
- Bệnh tim
Thuốc chứa benzocaine thường được sử dụng để giảm đau hoặc khó chịu do kích ứng da nhẹ, đau họng, cháy nắng, đau răng, ngứa âm đạo hoặc trực tràng, móng quặm, bệnh trĩ và các loại đau khác xuất hiện trên cơ thể. Benzocaine cũng được sử dụng để làm tê da hoặc các bề mặt bên trong miệng, mũi, cổ họng, âm đạo hoặc trực tràng để giảm bớt đau khi chèn dụng cụ y tế như ống hoặc gương phản xạ...
Theo Thesun/Helino
Mỹ ghi nhận trường hợp tử vong thứ 4 vì bệnh phổi liên quan đến thuốc lá điện tử, 450 người nhập viện với triệu chứng tương tự Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến cáo người dân nên từ bỏ thuốc lá điện tử càng sớm càng tốt. Các bệnh phổi liên quan đến thuốc lá điện tử (vape) đã khiến 4 người tử vong, 450 người phải nhập viện trên khắp 33 tiểu bang của nước Mỹ. Tình trạng đáng báo động này...