Các nhà khoa học tìm ra giải pháp giúp trẻ giảm mắc viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể kéo theo một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng. Trong trường hợp trẻ em nhiễm bệnh, nguyên nhân chủ yếu bởi sự suy giảm miễn dịch khiến vi khuẩn hoặc vi-rút mang mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Tỷ lệ mắc viêm phế quản ở trẻ càng tăng cao khi trẻ có cơ hội tiếp xúc nơi đông người. Bởi sức đề kháng của trẻ em còn non nớt nên khi tập trung ở môi trường đông đúc, sẽ dễ dàng tạo sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh. Thêm vào đó, trẻ em có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hệ thống miễn dịch chỉ đạt được mức trưởng thành ở giai đoạn khoảng 12 tuổi. Sự khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch là một trong những yếu tố có thể gây bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
Nếu không có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp cấp,…
Khi nhiễm bệnh, trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện khó chịu như đau thắt vùng ngực, ho khan kéo dài, đau họng, sốt,… Để điều trị viêm phế quản, thông thường, liệu pháp kháng sinh sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là khi lạm dụng liều lượng hoặc sử dụng trong thời gian dài sẽ góp phần tạo sự đề kháng của vi khuẩn, gây độc tính có thể tránh được và tăng chi phí điều trị. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp kháng khuẩn trong phòng, ngừa và điều trị bệnh lý đường hô hấp ở trẻ là điều cần thiết.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu ứng dụng ly giải vi khuẩn trong phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp ở trẻ, trong đó có viêm phế quản.
Ly giải vi khuẩn là hỗn hợp của các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý đường hô hấp như Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Klebsiella pneumoniae…
Video đang HOT
Mỗi loại sẽ được đem đi nuôi cấy, sau đó sử dụng phương pháp ly giải tế bào cơ học và đông khô để thu được các kháng nguyên cần thiết. Các kháng nguyên này sẽ kết hợp cùng một số tá dược để tạo thành dạng viên nén.
Theo ThS.Đinh Thị Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: “Ly giải vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh và có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể để sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh và cơ thể có khả năng ghi nhớ các tác nhân gây bệnh này”. Từ đó, cho phép xây dựng cho cơ thể khả năng đề kháng kéo dài.
Nồng độ kháng thể IgG, IgM, IgA theo độ tuổi của trẻ.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hiệu quả của ly giải đối với bệnh viêm phế quản. Nghiên cứu của Orcel và cộng sự đã cho thấy việc điều trị bằng ly giải vi khuẩn giảm 40% các đợt viêm phế quản cấp. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng các đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh đã giảm thiểu. Một nghiên cứu lâm sàng khác trên 104 bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính cho thấy khi sử dụng ly giải giúp giảm đáng kể các đợt sốt, đồng thời tăng nồng độ kháng thể IgA huyết thanh và số lượng tế bào miễn dịch lympho T.
Kết quả từ một nghiên cứu khác đã khẳng định ly giải vi khuẩn đường uống giúp cải thiện đáng kể nồng độ kháng thể IgG và IgA trong cơ thể trẻ. Thêm vào đó, ly giải còn có tác dụng kích thích miễn dịch và giảm nhiễm trùng tái phát.
Vitamin C cũng được nghiên cứu trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả. Theo kết quả từ một nghiên cứu tại Séc cho thấy 93% người tham gia đạt được hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp đến hơn 50% khi sử dụng ly giải vi khuẩn và vitamin C.
Nguy cơ bệnh đường hô hấp gia tăng khi trẻ quay lại trường học
Thời tiết thất thường, cùng đó mùa tựu trường đang đến gần, các chuyên gia lo ngại bệnh đường hô hấp có nguy cơ gia tăng. 20 - 30 trẻ phải nhập viện mỗi ngày
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.
Trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế nhất là trong bối cảnh nguy cơ một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
Cùng đó thời tiết giao mùa khiến nguy cơ của một số bệnh hô hấp gia tăng đặc biệt trong thời điểm học sinh dần chuẩn bị quay lại trường học.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Nhi TW, đối với nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, những bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên lưu hành. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, trung bình trong tháng qua số ca bệnh nhập viện cao hơn so với các thời điểm trước đây, nhưng trong khoảng 1 tuần vừa rồi số ca bệnh đến thăm khám các bệnh viêm đường hô hấp đã có dấu hiệu giảm.
"Trung bình khoảng 3 tuần trở lại đây, mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới có khoảng 20 - 30 trẻ phải nhập viện do mắc bệnh đường hô hấp, có các yếu tố nguy cơ nặng", TS.BS Đỗ Thiện Hải thông tin.
Tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai hơn tháng nay vẫn duy trì điều trị nội trú cho khoảng 130 bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
Chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cũng cho hay, khi trẻ đi học tập trung trở lại, đặc biệt là các em nhỏ ở dưới 5 tuổi thường sinh hoạt tập trung ở môi trường có sử dụng điều hòa, điều kiện không khí sẽ kém hơn so với không khí tự nhiên. "Khi 1 em mắc bệnh sẽ có nguy cơ tạo các ổ dịch nhỏ, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình", TS.BS Hải nói.
Không tự ý làm "bác sĩ", giữ vệ sinh cho trẻ
Về dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn phải vào viện, TS.BS Hải cho biết, diễn biến của các trường hợp do viêm đường hô hấp do virus, các triệu chứng đầu tiên là viêm long đường hô hấp ví dụ như ho, chảy mũi, hắt hơi... Hầu hết các trường hợp kèm theo triệu chứng sốt và sốt sẽ diễn biến từ 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và vào giai đoạn hồi phục.
"Nhưng khi đã giảm sốt rồi, trẻ có biểu hiện sốt lại cùng với mệt mỏi, ăn kém... đó là dấu hiệu mà chúng ta phải nghĩ rằng liệu có phải bội nhiễm do vi khuẩn sau khi nhiễm virus hay không?", TS.BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh.
Đồng thời chuyên gia cũng khuyến cáo khi không may tiếp xúc với nguồn bệnh, người lớn nên có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Ví như, trong mùa dịch bệnh như thế này, tại gia đình hoặc lớp học nên tắt điều hòa 2-3 lần/ngày, mở hết cửa để đảm bảo thông thoáng môi trường không khí trong phòng.
Về phía các phụ huynh nên chú trọng vệ sinh đường hô hấp cho trẻ như nhỏ nước mũi, súc miệng nước muối, rửa tay, khử khuẩn thường xuyên... Và, ngay cả đối với người lớn cũng cần giữ vệ sinh, như đi ra ngoài về cần rửa tay, khử khuẩn tay trước khi bế ẵm trẻ nhỏ để tránh mầm bệnh lây lan cho trẻ.
Các chuyên gia cho rằng vi khuẩn, virus, nấm mốc, khí độc, bụi... là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên. Mầm bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua các giọt bắn hô hấp trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện gần. Ngoài ra, nếu chạm tay vào các bề mặt có dính virus hay vi khuẩn gây bệnh rồi chạm lên mắt, mũi, miệng cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo các gia đình không nên tự ý làm "bác sĩ", cho trẻ uống thuốc theo đơn cũ. đặc biệt người lớn không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh, tự ý mua test về để test cúm khi thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi. Những việc này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, việc tự test cúm nhiều khi không chính xác, vừa gây lãng phí kinh tế lại không hiệu quả về điều trị.
"Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, kể cả những trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để đánh giá sơ bộ, chẩn đoán bệnh. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách theo dõi các dấu hiệu nào cần cho trẻ nhập viện. Một số trường hợp, chúng ta có thể xác định sớm các tác nhân gây bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp sớm, mang lại hiệu quả tốt hơn", TS.BS Đỗ Thiện Hải nói.
Gắp dị vật 'găm' vào phế quản cho cụ ông bị viêm phế quản, viêm phổi hậu COVID-19 Trên nền bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19, cụ ông 83 tuổi lại nuốt phải dị vật có kích thước khá lớn. Dị vật nằm tại phế quản trong thời gian dài, gây viêm, áp xe, nguy cơ chảy máu lớn, suy hô hấp. Dị vật nằm tại phế quản của bệnh nhân đã lâu ngày, gây viêm và...