Các nhà khoa học tiến gần hơn đến vắc-xin sa sút trí tuệ
Mặc dù vắc-xin cho chứng mất trí là một chặng đường dài để nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học gần đây đã thực hiện một vài bước dự kiến gần hơn.
Nhóm tác giả đã thử nghiệm trên chuột hy vọng rằng trong những năm tới, chúng có thể chuyển sang thử nghiệm trên người. Trên toàn cầu, chứng mất trí ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người. Bởi vì là một căn bệnh của tuổi già, con số này có thể sẽ tăng lên khi tuổi thọ trung bình tăng. Trên thực tế, một số nhà khoa học đã tính toán rằng chứng mất trí ở Hoa Kỳ có thể tăng gấp đôi vào năm 2060.
Bệnh Alzheimer, là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, được đặc trưng bởi những thay đổi trong não. Cụ thể, có sự tích tụ beta-amyloid, đây là một loại protein tạo ra các mảng amyloid. Tương tự, một protein khác, được gọi là tau, tích lũy để tạo thành các rối loạn sợi thần kinh. Cùng với nhau, các protein này thúc đẩy sự suy giảm nhận thức và thoái hóa thần kinh. Hiện tại, không có cách chữa trị chứng mất trí, và phương pháp điều trị còn hạn chế. Trong những năm qua, một số cách chữa trị tước đó được xem là đầy triển vọng nhưng cuối cùng đã được chứng minh không thành công trong các thử nghiệm ở người.
Các tác giả của nghiên cứu hiện tại tin rằng một trong những lý do khiến thuốc thử nghiệm thất bại là do điều trị “bắt đầu quá muộn trong quá trình bệnh lý”. Họ thấy khi cơ chế bệnh phát triển mạnh, việc đưa não trở lại trạng thái khỏe mạnh sẽ khó khăn hơn. Với suy nghĩ này, các nhà khoa học đang tập trung năng lượng vào việc phát triển vắc-xin mà họ có thể sử dụng trước khi xuất hiện các triệu chứng, ngăn chặn chứng mất trí nhớ.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học California, Irvine và Viện Y học phân tử ở Huntington Beach, CA, đã điều tra một phương pháp kết hợp vắc-xin. Các nhà khoa học tin rằng sự kết hợp của các mảng beta-amyloid và các rối loạn sợi thần kinh có thể phối hợp với nhau để tăng tốc độ thoái hóa thần kinh. Họ giải thích rằng hai bệnh lý riêng biệt này “có thể tương tác để kích hoạt sự tiến triển từ suy giảm nhận thức nhẹ” sang bệnh Alzheimer. Với suy nghĩ này, nhóm nghiên cứu đã cố gắng nhắm mục tiêu cả hai loại tích lũy protein cùng một lúc. Họ hy vọng rằng bằng cách bắn trúng cả hai mục tiêu, sẽ thành công hơn các loại thuốc chỉ tiếp cận một lúc.
Các nghiên cứu trước đây trên chuột đã chứng minh rằng hai loại vắc-xin, được gọi là AV-1959R và AV-1980R, tạo ra phản ứng kháng thể tương ứng với beta-amyloid. Ở nghiên cứu mới, các tác giả điều tra tác dụng kết hợp của chúng. Sử dụng chuột phát triển tập hợp bệnh lý của tau và beta-amyloid. Họ đã phát triển một loại vắc-xin bao gồm cả AV-1959R và AV-1980R. Điều quan trọng, cung cấp các loại thuốc này cùng với một loại thuốc bổ trợ có tên AdvaxCpG, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn ở động vật được tiêm vắc-xin.
Kết quả cho thấy, liệu pháp kết hợp đã tạo ra việc sản xuất kháng thể cho beta-amyloid. Đổi lại, các kháng thể này làm giảm mức độ của tau và beta-amyloid không hòa tan tạo ra các mảng và rối. Nhóm tác giả kết luận: Bởi vì các loại vắc-xin và tá dược này an toàn ở người, hy vọng rằng có thể sớm đưa nghiên cứu này lên một tầm cao mới. Trong vòng 2 năm, họ có thể mang loại vắc-xin hai mũi này đến các thử nghiệm lâm sàng.
M.P
Theo dantri.com.vn/Medical News Today
Cá kiếm sông Dương Tử được cho là đã tuyệt chủng
Một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới (con trưởng thành có thể dài tới 7 mét) được cho là đã tuyệt chủng do đánh bắt quá mức và sự xuất hiện của đập Tam Hiệp.
Theo South China Morning Post, các nhà khoa học Trung Quốc xác định cá kiếm sông Dương Tử (còn gọi là cá tầm thìa Trung Quốc) đã tuyệt chủng trong giai đoạn từ 2005-2010. Tuyên bố này được đưa ra dựa trên một nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Science of the Total Environment tuần trước.
Ông Duy Kỳ Vĩ, một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết kết luận này dựa trên đánh giá của một hội đồng khoa học, dưới sự giám sát của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) ở Thượng Hải hồi tháng 9.
"Chúng tôi tôn trọng mô hình nghiên cứu và các chuyên gia của IUCN, mặc dù chúng tôi đón nhận kết quả này với một trái tim nặng trĩu", ông Duy, người đến từ Học viên Khoa học Thủy sản ở thành phố Vũ Hán, chia sẻ hôm 3/1.
Chưa có trường hợp phát hiện cá kiếm sông Dương Tử nào được ghi lại bằng hình ảnh kể từ năm 2003, và các nhà khoa học cho rằng chúng đã tuyệt chủng. Ảnh: South China Morning Post.
Lần cuối cùng nhìn thấy loài cá khổng lồ này - vốn được coi là vua của các loại cá nước ngọt ở Trung Quốc - đã là từ năm 2003. Loài vật đã nằm trong danh sách nguy cấp của IUCN từ năm 1996 khi số lượng của chúng suy giảm do đánh bắt quá mức và suy thoái môi trường tại sông Dương Tử - nơi chúng sinh sống.
Các chuyên gia của IUCN cho biết đã không có dữ liệu về hình ảnh của loài này kể từ năm 2009.
Cá kiếm sông Dương Tử, có tên khoa học là Psephurus gladius, là một trong hai loài cá tầm thìa duy nhất còn lại trên trái đất. Thời kỳ đỉnh cao của loài vật này là trong khoảng 34-75 triệu năm trước.
Theo nghiên cứu, loài này có thể đã tuyệt chủng về mặt kỹ thuật - tức là không còn đủ các cặp sinh sản tối thiểu để duy trì nòi giống - vào năm 1993.
Đây được cho là mất mát mới nhất của hệ sinh thái dài 6.300 km của sông Dương Tử. Hai loài vật đặc trưng khác của con sông là cá chép và cá heo sông Dương Tử đều được cho là đã tuyệt chủng về mặt kỹ thuật vào năm 2015 và 2006. Hai loài vật nổi bật khác là cá heo không vây và cá tầm sông Dương Tử đều đang nằm trong danh sách cực kỳ nguy cấp.
Hệ thống sông Dương Tử là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài động vật. Nhưng ô nhiễm, quá tải giao thông đường thủy và đặc biệt là con đập Tam Hiệp khổng lồ đã khiến số lượng của hầu hết suy giảm.
Ông Dục Chấn Khang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn, cũng nói với Xinhua rằng có sự "suy giảm với tất cả các loài" động vật hiếm.
Bắc Kinh giờ đây đã đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ hệ sinh thái sông Dương Tử, với một lệnh cấm đánh bắt thủy sản trong vòng 10 năm được ban hành từ ngày 1/1/2020.
Mục đích của lệnh cấm này là để ngăn chặn sự suy giảm của hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên sông Dương Tử, ông Dục cho biết.
Theo news.zing.vn
1001 thắc mắc: Hiện tượng 'trăng xanh' là gì, liệu có mang lại điềm báo tai họa? Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Nói "Trăng xanh' thì trăng có màu xanh không? Và hiện tượng này có tác động đến gì tới sức khỏe con người? "Trăng xanh" là gì? Trăng xanh (trong tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm trong thế giới phương Tây...