Các nhà khoa học tạo ra vật lai giữa chuột và người
Trong một nghiên cứu được công bố tuần trước trên tạp chí khoa học Science Advances, các nhà khoa học báo cáo rằng họ đã tạo ra một con chuột có một chút gì đó của con người.
Vật lai (chimera) có thể dẫn tới những hiểu biết sâu hơn về cách thức các tế bào xây dựng nên cơ thể.
Các nhà khoa học ở Đại học Buffalo đã chứng minh rằng có thể tạo ra các phôi chuột với mức độ rất cao tế bào con người. Ở một trong những phôi chuột đó, có bốn phần trăm tế bào thực sự là của con người. Những tế bào này xuất hiện ở tất cả các mô mới sinh trong phôi chuột, từ tế bào võng mạc đến tế bào hồng cầu và tế bào gan.
Ông Juan Carlos Izpisua Belmonte, một nhà sinh học tế bào gốc và phát triển tại Viện nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla, Calif nhận xét “mức độ tích hợp như vậy là khá ấn tượng”. Nếu các nhà khoa học khác có thể tái tạo kết quả này, “nó có tiềm năng đại diện cho một tiến bộ lớn”, ông Izpisua Belmont, một người không tham gia vào nghiên cứu này nhận định.
Những con lai như vậy có thể giúp làm sáng tỏ cách thức một tế bào đơn lẻ có thể sinh ra toàn bộ sinh vật. Nhiều động vật được nhân hóa hơn cũng có thể là những minh chứng có giá trị trong việc nghiên cứu các chứng bệnh, chẳng hạn như sốt rét, ảnh hưởng đến con người nhiều hơn các loài động vật khác. Và với nhiều tiến bộ hơn, cuối cùng các vật lai còn có thể trở thành một nguồn cung cấp nội tạng cho con người.
Video đang HOT
Sự thành công của phương pháp mới này sẽ hoàn toàn được quyết định bởi thời gian, nhà khoa học thần kinh và sinh học tế bào gốc Jian Feng cho biết. Tế bào của con người vốn nổi tiếng là khó tích hợp vào các động vật khác, vì các tế bào của các loài khác nhau phát triển với các tốc độ khác nhau. Để nuôi cấy và phát triển trong phôi chuột, các đồng hồ phát triển của tế bào gốc của con người phải đảo ngược tới một giai đoạn sớm hơn gọi là giai đoạn nguyên bản.
“Về cơ bản, bạn cần phải đẩy ngược tế bào của con người về giai đoạn đó”, nhà nghiên cứu Feng, đến từ Đại học Buffolo ở New York cho biết.
Nhà nghiên cứu Feng và các đồng nghiệp đã thiết lập lại đồng hồ của các tế bào gốc bằng cách làm “im lặng” một loại protein là mTOR trong ba giờ đồng hồ. Phương pháp xử lý ngắn gọn này đã gây sốc cho các tế bào, khiến chúng quay ngược về giai đoạn nguyên bản, có lẽ làm khôi phục khả năng biến thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể của các tế bào đó.
Các nhà nghiên cứu đã tiêm các lô từ 10 đến 12 tế bào gốc non trẻ này của con người vào các phôi của chuột chứa từ 60 đến 80 tế bào chuột, và cho phép các phôi phát triển trong 17 ngày.
Nhìn bề ngoài, các phôi này phát triển như bình thường, bất chấp việc chúng đang chứa chấp các tế bào của con người. Bằng cách kiểm tra ADN đặc trưng của chuột hoặc người, các nhà nghiên cứu thấy rằng các tế bào của người chiếm từ 0,1 đến 4 phần trăm của tổng số tế bào trong phôi.
Khoa học vừa tạo ra chuột mang tế bào người
Bằng việc tiêm tế bào gốc của người vào phôi chuột, các nhà khoa học sẽ tạo ra giống chuột cho kết quả thử nghiệm chính xác hơn.
Việc kết hợp các khối tạo dựng di truyền (genetic building blocks) của hai loài động vật khác nhau nghe có vẻ như phim khoa học viễn tưởng có cái kết thảm họa. Nhưng đây chính xác là sự thật mà các nhà khoa học đang làm bằng cách tiêm tế bào gốc của con người vào phôi chuột.
Theo Science News, thí nghiệm sau 17 ngày phát triển, một trong những phôi thu được có chứa đến hơn 4% tế bào người.
Những giống sinh vật lai này được gọi là chimera. Các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đã tiến hành thí nghiệm thêm tế bào người vào phát triển phôi động vật, nhưng chưa có thí nghiệm nào thành công như lần này.
Các nhà khoa học chỉnh sửa tế bào gốc của con người bằng cách điều chỉnh protein và đưa nó trở về trạng thái nguyên bản khi chưa phát triển. Việc này giúp tế bào thích nghi với môi trường mới trong phôi chuột.
Tế bào người (màu xanh lá) đang phát triển trong phôi chuột (màu xanh dương. Ảnh: Science Alert.
Sau 17 ngày được tiêm, tế bào người đã lan rộng đến phần lớn cơ thể của phôi động vật. Các tế bào người này tại các mô sẽ hình thành các bộ phận như tim, não và máu. Không phải tất cả các phôi đều phát triển như nhau. Ví dụ tế bào người có thể xuất hiện ở mắt. Và có những phôi lại xuất hiện tế bào người ở bộ phận khác.
Vậy ý nghĩa của thí nghiệm này là gì? Mục đích cuối cùng không phải tạo ra sinh vật lai người và động vật như trong truyền thuyết. Nếu những sinh vật lai này đạt đến độ trưởng thành nhất định, thì chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm các phương pháp điều trị, chữa bệnh mới trước khi thực hiện trên người.
Nói một cách đơn giản, nhưng con chuột mang tế bào người sẽ có kết quả thử nghiệm chính xác hơn so với chuột thông thường.
Trong tương lai, các nhà khoa học cũng có thể phát triển các bộ phận người trên cơ thể của lợn. Đây là loài có nội tạng khỏe mạnh và phù hợp cho các thí nghiệm cấy ghép.
Tuy nhiên đó là khía cạnh khoa học, vấn đề nhân đạo lại là chuyện khác. Nếu nói mạng sống con người có giá trị hơn mạng sống của các loài động vật khác thì thật tàn nhẫn. Những sinh vật mang tế bào người này chỉ dùng cho mục đích vì con người.
Dù sao thì phôi chuột chứa 4% tế bào người của thí nghiệm lần này cũng là một bước thử nghiệm quan trọng, tiền đề cho nhiều phát triển của khoa học sinh học trong tương lai.
Nghiên cứu mới cho thấy 'cải lão hoàn đồng' là có thật Tuy nhiên, trước khi giấc mơ trẻ hóa hoàn toàn xảy ra, nghiên cứu mới sẽ giúp điều trị các bệnh như viêm xương khớp và teo cơ bắp, gây ra bởi sự lão hóa tế bào mô. Theo Futurity, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc biến những tế bào già cỗi về trạng thái trẻ trung, mạnh mẽ đến...