Các nhà khoa học phát hiện ra kim loại thủy tinh quý hiếm
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã phát hiện ra kim loại thủy tinh quý hiếm, giúp các nhà nghiên cứu chế tạo pin hiệu quả hơn.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học vật liệu tại trường Đại học California San Diego và Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho đã phát hiện ra rằng khi làm chậm quá trình sạc lại trong pin lithium, hiệu suất của pin được cải thiện. Việc giảm tốc độ sạc khiến các điện cực pin tích tụ các nguyên tử không theo trật tự.
Trong quá trình nạp lại với tốc độ chậm, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một loại lithium thủy tinh không tinh thể, một dạng chưa từng thấy của lithium. Ngoài cải tiến hiệu suất pin, các nhà nghiên cứu đề xuất sử dụng các thí nghiệm để xác định các kim loại thủy tinh quý hiếm khác.
Trong quá trình sạc lại pin, các nguyên tử lithium được lắng đọng trên bề mặt cực dương. Vì sự lắng đọng theo mô hình thất thường, hiệu suất sạc thường thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết các mô hình lắng đọng chịu tác động do sự tích tụ của một vài nguyên tử lithium đầu tiên, được gọi là quá trình chuyển pha.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử mạnh được làm mát bằng nitơ lỏng để theo dõi phôi nguyên tử bắt đầu quá trình chuyển pha. Các mô hình máy tính đã giúp các nhà nghiên cứu giải thích hình ảnh. Nhóm nghiên cứu nhận thấy một số điều kiện sạc đã tạo ra lithium vô định hình, giống như thủy tinh thay cho lithium tinh thể.
Trước đây, các nhà khoa học đã phải sử dụng hợp kim, hỗn hợp kim loại khác nhau để sản xuất kim loại thủy tinh. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trực tiếp quan sát được kim loại vô định hình nguyên chất.
Khi kim loại thủy tinh bắt đầu quá trình chuyển pha, phôi lithium vẫn duy trì trạng thái vô định hình trong suốt quá trình sạc, cải thiện hiệu suất của pin. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy tốc độ lắng đọng chậm cho phép hình thành phôi kim loại thủy tinh, trái ngược với những gì các nhà khoa học mong đợi. Ban đầu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết tốc độ lắng đọng chậm hơn sẽ cho phép các nguyên tử tập hợp thành các thành phần cứng hơn.
Sau khi sử dụng thuật toán máy tính để xác định các điều kiện lý tưởng cho sự hình thành kim loại thủy tinh, các nhà khoa học đã sản xuất thành công dạng thủy tinh của bốn kim loại phản ứng tốt hơn. Ngoài việc cải thiện hiệu suất pin, nghiên cứu cũng truyền cảm hứng cho việc tạo ra kim loại thủy tinh cho nhiều ứng dụng.
Giận người yêu giấu giếm chuyện có con đến khi biết được sự thật thì tôi lại khâm phục và yêu thương cô ấy hơn
Tôi đã nghĩ người yêu có con riêng nhưng giấu giếm tôi, muốn qua mắt tôi. Nào ngờ sự thật lại hoàn toàn trái ngược.
Tôi và L yêu nhau được 1 năm nay. Suốt thời gian ấy, L chưa bao giờ dẫn tôi về nhà chơi. Nhiều lần tôi đòi đến nhưng cô ấy bảo cô ấy chưa sẵn sàng, khi nào chúng tôi có kế hoạch cưới xin thì cô ấy mới đưa tôi về nhà mình ra mắt bố mẹ . Lúc đó, tôi rất tin những gì L nói và chưa từng nảy sinh một chút nghi ngờ.
L làm giáo viên mầm non nên rất yêu trẻ nhỏ. Đi chơi với tôi mà thấy những đứa trẻ tội nghiệp đi bán vé số hoặc có hoàn cảnh nghèo khổ, cô ấy đều sẵn sàng giúp đỡ. Chính tấm lòng nhân hậu của L đã khiến tôi mê đắm và tin chắc rằng cô ấy sẽ là một người vợ, người mẹ tuyệt vời.
Cho đến một ngày, tôi vô tình gặp L trong quán trà sữa. Điều đáng nói là cô ấy đi cùng một đứa trẻ tầm 4 tuổi. Thấy tôi, L cũng khá ngạc nhiên nhưng rồi nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh. Ban đầu, tôi cứ ngỡ đứa bé ấy là cháu hoặc em cô ấy, cho đến khi bé cất tiếng gọi: "Mẹ ơi". Người yêu tôi cũng nhẹ giọng hỏi: "Con gái của mẹ định mua gì nào?".
Biết chuyện, tôi càng trân trọng và yêu thương L hơn. (Ảnh minh họa)
Rồi cô ấy quay sang tôi, giới thiệu đứa bé chính là con của cô ấy. Tôi sốc đến sững sờ. Trước giờ L chưa từng nói đã có con riêng. Vì đứa bé nghịch ngợm, tôi cũng đang đi với bạn nên chúng tôi không nói chuyện được nữa. Trên đường đi về, trong đầu tôi hiện lên một loạt những câu hỏi, bực bội và khó chịu.
Đêm đó, L cũng không hề giải thích gì với tôi, chỉ bảo chủ nhật đưa tôi đến nhà chơi. Hôm qua là ngày tôi đến nhà cô ấy. L và đứa bé đợi tôi từ ngoài cổng. Con bé xinh xắn, đáng yêu chào chú rồi lại tíu tít chạy vào với bà ngoại. Tôi hỏi bố bé là ai, bé ngây thơ trả lời rằng: "Con không có bố, con chỉ có mẹ L thôi".
Lúc nói chuyện với bố mẹ L, tôi mới hay. Thì ra đứa bé không phải con riêng L, cô ấy cũng chưa từng dẫn ai về nhà ra mắt. Đứa bé ấy bị người ta vứt bỏ ở gốc cây, cô ấy thương tình nên làm thủ tục xin nhận về nuôi. L nói không muốn cho con gái biết con chỉ là một đứa trẻ bị cha mẹ ruột vứt bỏ, càng không muốn xa con nên mới lần lữa chuyện yêu đương.
Biết chuyện, tôi càng trân trọng và yêu thương L hơn. Nhưng cô ấy cũng nói thẳng nếu cưới, tôi sẽ phải chấp nhận đứa bé như con gái mình bởi cô ấy không bao giờ bỏ rơi con. "Con bé đã bị bỏ rơi một lần rồi, em sẽ không bao giờ vứt bỏ con thêm một lần nữa". Tôi hiểu điều đó. Nhưng tôi cũng lo ngại về những mâu thuẫn có thể nảy sinh nếu chúng tôi sống chung và có con chung với nhau. Liệu mọi chuyện có ổn không đây? Tôi có nên nuôi bé không đây?
Phụ nữ thông minh tuyệt đối sẽ không 3 lời tổn phúc, tổn thọ, tổn phẩm giá Khẩu đức sẽ làm nên vẻ đẹp của một người phụ nữ. Họ càng thông minh, sẽ tuyệt đối không nói 3 lời tổn phúc, tổn thọ, tổn phẩm giá. Lời xui xẻo Cuộc sống ai đâu ai tránh được những lúc trở ngại khó khăn? Có người, chỉ vấp ngã một lần, sẽ cảm thấy tương lai phủ đượm màu đen tăm...