Các nhà khoa học phát hiện nơi ẩn náu tốt nhất nếu xảy ra thảm hoạ hạt nhân
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện nơi dễ sống sót nhất trước một vụ nổ hạt nhân.
Hình ảnh một vụ thử ở đảo san hô Mururoa vào năm 1971. Ảnh: AFP
Bom hạt nhân được biết đến là “kẻ hủy diệt” kinh hoàng. Song dù chúng có thể tàn phá một khu vực rộng lớn và khiến nhiều người thiệt mạng, con người hoàn toàn có thể sống sót sau một vụ nổ hạt nhân, miễn là trú ẩn ở vị trí đủ xa quả cầu lửa.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Vật lý chất lỏng, các nhà khoa học đã xem xét cụ thể thiệt hại do sóng xung kích do vụ nổ hạt nhân tạo ra. Những đợt sóng này thường đủ mạnh và nhanh đến mức có thể nhấc bổng một người lên không trung.
Các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình máy tính tiên tiến để xem sóng xung kích từ một quả bom hạt nhân đi qua một cấu trúc đứng vững như thế nào. Họ đã xem xét tốc độ sóng xung kích ở nhiều nơi khác nhau – bao gồm cửa sổ, cửa ra vào, hành lang và các khu vực khác nhau của căn phòng, để xem nơi tồi tệ nhất là ở đâu.
Ông Dimitris Drikakis, Giáo sư tại Đại học Nicosia ở Cộng hoà Cyprus, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Trước nghiên cứu của chúng tôi, mối nguy hiểm đối với những người bên trong tòa nhà bê tông cốt thép chịu được sóng nổ là không rõ ràng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tốc độ sóng xung kích vẫn là một mối nguy hiểm đáng kể và vẫn có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong”.
Đồng tác giả – Giáo sư Nicosia Ioannis Kokkinakis cho rằng: “Các vị trí nguy hiểm nhất trong nhà cần tránh là cửa sổ, hành lang và cửa ra vào. Mọi người nên tránh xa những địa điểm này và ngay lập tức trú ẩn”.
Tất nhiên, thời gian giữa vụ nổ và sóng xung kích xuất hiện có thể chỉ là vài giây, vì vậy, con người sẽ phải phản ứng rất nhanh khi thời điểm đó xảy đến.
Các tác giả lưu ý rằng ngoài sóng xung kích, một quả bom hạt nhân còn mang đến vô số mối nguy hiểm khác, bao gồm bụi phóng xạ, các tòa nhà bị hư hại có thể đổ nát và sụp đổ, hư hỏng đường dây điện, đường khí đốt và tất nhiên là cả đám cháy do chính quả cầu lửa gây ra.
Video đang HOT
“Mọi người nên quan tâm đến tất cả những điều trên và tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức”, ông Drikakis lưu ý.
Đáng chú ý, trước đây thường có quan niệm rằng những người trú ẩn bên trong tòa nhà được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép có thể chịu được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân. Song điều này đã được nghiên cứu mới phủ nhận.
Theo đó, những không gian hẹp bên trong những căn phòng, các tòa nhà thực tế có thể góp phần vào tốc độ của sóng xung kích, tạo ra những “luồng gió” có thể xé toạc các góc với lực gấp 18 lần trọng lượng cơ thể con ngườii.
Tất nhiên, tình huống dễ sống sót nhất là các quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu.
Ba Lan kiểm kê các hầm tránh bom, kêu gọi công dân rời ngay Belarus
Ba Lan bắt đầu kiểm kê các hầm trú bom từ thời Chiến tranh Lạnh để đảm bảo chúng sẵn sàng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Warsaw cũng kêu gọi công dân rời ngay Belarus.
Người dân trong một hầm trú ẩn không kích ở Lviv, miền tây Ukraine, cách biên giới Ba Lan 70km, vào tháng 8/2022. Ảnh: Getty Images
Tờ Polstat News đưa tin ngày 10/10, trích dẫn bình luận của Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Hành chính Maciej Wasik, cho biết Ba Lan đã tiến hành kiểm tra khoảng 62.000 "nơi trú ẩn".
Hoạt động này nhằm đánh giá xem mỗi nơi trú ẩn có được trang bị thích hợp và phù hợp để sử dụng hay không. "Nếu không, chúng tôi sẽ thực hiện các bước để điều chỉnh chúng", ông Wasik nói.
Mặc dù chương trình này được đưa ra vào thời điểm xung đột ở nước láng giềng Ukraine đang leo thang, nhưng ông Wasik nhấn mạnh rằng người Ba Lan không gặp nguy hiểm.
"Chúng tôi thuộc NATO, chúng tôi là một phần của Liên minh châu Âu. Chúng tôi không tham gia vào cuộc chiến này, mặc dù chúng tôi rất ủng hộ Ukraine, nhưng Ba Lan là một quốc gia an toàn", Thứ trưởng Wasik trấn an người dân.
Ông cho biết: "Chúng tôi đang chuẩn bị cho những viễn cảnh đen tối nhất. Chúng tôi cam kết điều này. Chúng tôi đã chuẩn bị, mặc dù có rất ít khả năng chúng sẽ diễn ra".
Việc đánh giá nơi trú ẩn sẽ mất khoảng hai tháng. Ông Wasik lưu ý rằng chương trình này đã được lên kế hoạch từ trước và cuộc rà soát nơi trú ẩn được báo cáo cùng ngày một cách ngẫu nhiên với ngày Nga tiến hành các cuộc không kích vào Kiev và nhiều thành phố lớn khác của Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc không kích được thực hiện để trả đũa cho hành động mà ông gọi là cuộc tấn công khủng bố của Ukraine vào cầu Crimea.
Xe cộ bốc cháy trên đường phố Kiev, Ukraine trong cuộc không kích của Nga vào sáng 10/10. Ảnh: Reuters
Khi được hỏi tại sao việc kiểm kê nơi trú ẩn được thực hiện hơn 7 tháng sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, ông Wasik cho biết chính phủ Ba Lan đang "phân loại những thứ đã bị lãng quên kể từ Chiến tranh Lạnh".
Warsaw là một trong những nước có tiếng nói phản đối xung đột Nga -Ukraine mạnh mẽ nhất trong NATO, kêu gọi các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn và đề nghị Mỹ đặt vũ khí hạt nhân ở Ba Lan.
Theo báo cáo, 62.000 nơi trú ẩn dân sự của đất nước này có khả năng chứa khoảng 1,3 triệu người, chỉ tương đương với khoảng 3,4% dân số Ba Lan. Một số khu vực, chẳng hạn như tỉnh Wielkopolska, không có các cơ sở trú ẩn công cộng như vậy. Vào tháng 6, Bộ Nội vụ và hành chính đã đề xuất rằng người Ba Lan có thể trú ẩn trong nhà để xe và tầng hầm.
Cùng ngày 10/10, Warsaw đã khuyến cáo công dân của mình rời khỏi Belarus khi xung đột Ukraine leo thang. Hướng dẫn được chính phủ Ba Lan công bố trên trang web chính thức kêu gọi công dân Ba Lan ở Belarus nên rời khỏi nước này "với các phương tiện thương mại và tư nhân sẵn có".
Warsaw đã công bố hướng dẫn tương tự cho người Ba Lan ở Nga vào tháng trước.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trước đó trong ngày 10/10 tuyên bố ông nhận được thông tin cho rằng Ukraine đang âm mưu một cuộc tấn công tương tự vụ tấn công cầu Crimea nhằm vào Belarus.
Để đối phó, ông Lukashenko đã tập trung 15.000 quân gần biên giới với Ukraine, cảnh báo Ukraine chớ thử bất cứ điều gì tương tự như vụ tấn công cầu Crimea ở Belarus.
Belarus ngày 9/10 cáo buộc các lực lượng Ukraine đã phá hủy hầu hết các cây cầu và gài mìn những con đường dọc theo biên giới với nước này. Minsk cáo buộc Kiev lên kế hoạch cho các cuộc tấn công sắp xảy ra trên lãnh thổ của mình.
Ông Anatoly Lappo, Chủ tịch Ủy ban Biên giới Nhà nước Belarus, cho biết trên đài truyền hình Belarus TV: "Hôm nay, hầu hết các cây cầu biên giới đã bị nổ tung, các tuyến đường sắt và ô tô ở biên giới đã bị gài mìn toàn bộ".
Một ngày trước khi thông tin trên được đưa ra, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng đại sứ của họ tại Belarus đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Belarus và được trao công hàm chính thức nói rằng "Ukraine đang có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ của Belarus." Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ "bác bỏ dứt khoát" cáo buộc này.
Trong lúc căng thẳng dọc theo đường biên giới dài 1.000 km với Ukraine gia tăng, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố rằng họ có khả năng triển khai 500.000 quân được huấn luyện "nếu cần".
Điều gì xảy ra nếu chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ bùng nổ Các nhà quan sát nhận định chiến tranh hạt nhân là sự kiện khó có khả năng xảy ra nhưng không phải là mối đe dọa không có thật. Khó xảy ra nhưng không phải là mối đe dọa không có thật Cuộc chiến ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 7 giữa bối cảnh các chuyên gia hy vọng cuộc xung đột...