Các nhà khoa học nói gì về giải thưởng Khoa học tự nhiên năm 2012?
Với những hiệu quả to lớn mang lại cho đời sống người dân, công trình Thoát lũ ra biển Tây đã được Ban tổ chức cuộc thi Nhân tài Đất Việt Nam 2012 tôn vinh với giải thưởng khoa học tự nhiên Việt Nam. Vậy các nhà khoa học nói gì về công trình này?
Dự án triển khai đã đạt được mục tiêu
GS.TSKH Phạm Hồng Giang – Chủ tịch Hội Đập lớn và PT Nguồn nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn Thế giới, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp & PTNT:
Có thể khẳng định các dự án được triển khai đã đã đạt các mục tiêu. Hệ thống thủy lợi vùng tứ giác Long Xuyên đã thành công lớn, phát huy hiệu quả toàn diện, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của cả vùng.
Giá trị xuất sắc của những Nghiên của của cố GS. Nguyễn Sinh Huy và cộng sự đã là cơ sở khoa học cho những quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL nói chung, đặc biệt trong vùng tứ giác Long Xuyên, đã đạt những thành tựu to lớn.
Đầu vàm kênh Võ Văn Kiệt (trước là kênh T5) thoát lũ ra biển Tây.
Về khoa học, đây là những đề xuất hoàn toàn mới mẻ. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã cảm thấy bó tay. Nhiều chuyên gia lâu năm có kinh nghiệm trong nước cũng nghi ngại, không đồng tình, cho rằng không hiệu quả, gây phèn, ảnh hưởng môi trường,…Song thực tế đã hoàn toàn khẳng định sự đúng đắn tại những đề xuất của cố GS. Nguyễn Sinh Huy.
Cũng cần nói thêm rằng, mặc dầu có một số ý kiến phản đối song ý tưởng và phương án của cố GS Nguyễn Sinh Huy đã được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý ở trung ương và địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo có tính quyết đoán của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó, mà thiếu điều này thì quả thực là việc tiến hành sẽ bị ngáng trở rất lớn.
Một công trình thành công lớn
TS Lê Ngọc Thanh- Viện trưởng Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM
Video đang HOT
Hệ thống kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên (TGLX) là một công trình thành công lớn, phát huy hiệu quả toàn diện, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng. Thành công của dự án không chỉ giới hạn trong vùng TGLX, mà còn vượt ra khỏi phạm vi dự án. Những đề xuất của Nhóm nghiên cứu đã là cơ sở khoa học cho những quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển thủy lợi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Về mặt khoa học thì đây là những đề xuất hoàn toàn mới và độc đáo. Đã có nhiều tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế tham gia nghiên cứu quy hoạch lũ ĐBSCL và đều chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu. Nhiều chuyên gia trong nước không đồng tinh, nghi ngờ, cho rằng hệ thống công trình không hiệu quả,…nhưng chỉ có thực tế mới chứng minh được sự đúng đắn của các đề xuất.
Còn nhớ vào những năm cuối cùng tháng 8/1997, khi có quyết định pháp lệnh thông tuyến kênh T5, ngay bản thân những người ủng hộ dự án, từ các nhà quản lý, các chuyên gia, cho đến Nhóm nghiên cứu đều hết sức lo âu. Khi tuyến kênh được nối thông, tất cả cùng vui sướng nhẹ nhõm, những tính toán lý thuyết và thực tế diễn ra đã phù hợp với nhau, dòng nước bạc mang nhiều phù sa đã được chuyển về Tứ giác Hà Tiên và thoát ra biển Tây.
Một công trình văn hóa thế kỷ
TS Nguyễn Đình Kỳ – Viện trưởng Viện Địa lý – Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đây là một công trình địa lý ứng dụng đem lại hiệu quả kép nhiều mặt về Kinh tế – Sinh Thái – Môi trường to lớn cho vùng tứ giác Long Xuyên- Tứ giác Hà Tiên. Một công trình khoa học tổng hợp sáng tạo vận dụng và nắm rõ quy luật hệ thống tự nhiên địa lý sinh thái để điều tiết, điều khiển thiên nhiên.
Công trình là một bài toàn quy hoạch hoàn chỉnh từ tự nhiên đến kinh tế xã hội đã gắn kết thủy lợi và nông nghiệp – giao thông – xây dựng. Hiệu quả xã hội thật sự lớn lao làm thay đổi “cảnh quan tự nhiên và nhân sinh” dẫn đến quy hoạch lại hệ thống giao thông nội đồng, quy hoạch cụm- tuyến dân cư, đê bao kiểm soát lũ…Xây dựng mô hình chung sống với lũ, khai thác lợi thế của lũ và đi theo là kết cấu hạ tầng nông thông vùng lũ đã thực sự đổi mới, phát triển có điện – đường – trường – trạm.
Bên cạnh đó công trình có ý nghĩa chính trị- xã hội to lớn và còn nguyên giá trị cho tới hôm nay khi giải quyết vấn đề “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn” đang trở nên rất cấp thiết.
Từ bám sát thực tiễn của nông dân với mong muốn phục vụ dân thoát lũ, hai nhà khoa học Nguyễn Sinh Huy, Hồ Chín đã đề xuất ý tưởng khoa học lãng mạn, táo bạo và đã biết dựa vào nhà quản lý khoa học lớn (GS.VS Nguyễn Văn Hiệu), nhà chính trị lớn quốc gia, cố Thủ tướng Võ văn Kiệt để biến ý tưởng thành quyết sách và quốc sách “chung sống với lũ lụt” và “điều khiển lũ vào biển Tây.
Sự thành công của công trình cho đến nay hiệu quả kinh tế đã để lại một mô hình lịch sử to lớn, một công trình văn hóa thế kỷ. Tâm huyết, tầm nhìn của nhà khoa học, nhà kĩ thuật, nhà quản lý, nhà chính trị từ Trung ương đến địa phương đã kết tinh và thăng hoa trên đất phương nam.
Theo Dantri
Đánh giá công trình trong lĩnh vực KHTN sẽ được trao Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2012
Chiều 6/11, Hội đồng Khoa học thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã tổ chức đánh giá các sản phẩm tham dự Giải thưởng NTĐV trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, chọn ra sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải năm nay.
Buổi đánh giá sản phẩm dự thi.
Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học đầu ngành. Theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, họ là "những cây đại thụ của khoa học Việt Nam trong lĩnh vực tự nhiên".
Đứng đầu Hội đồng là Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, các thành viên còn lại gồm GS.TSKH Phạm Hồng Giang, PGS.TS Phạm Huy Tiến, TS Nguyễn Đình Kỳ, TS Lê Ngọc Thanh, PGS.TS Đỗ Trường Thiện. Đây là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên của Việt Nam.
Các nhà khoa học đánh giá, xem xét những sản phẩm dự thi trong lĩnh vực KHTN năm nay.
Về việc xem xét, đánh giá các sản phẩm KHTN dự thi NTĐV 2012, ông Nguyễn Văn Hiệu cho biết, tiêu chí lớn nhất Hội đồng đặt ra là sản phẩm phải thực sự góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện nay.
"Tiêu chí HĐKH đặt ra cho sản phẩm không chỉ có giá trị khoa học, mà phải góp phần giải quyết vấn đề bức xúc trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội", ông Hiệu nói, "Mục tiêu cuối cùng là đưa khoa học vào giải quyết vấn đề kinh tế xã hội".
Các nhà khoa học đưa ra những tiêu chí rất cụ thể, theo đó Hội đồng "đặt nặng" yêu cầu áp dụng vào thực tiễn, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế Việt Nam hiện nay đối với các sản phẩm dự thi. Sản phẩm đoạt giải NTĐV phải thực sự hữu ích cho xã hội, cho đất nước.
Với tiêu chí này, các thành viên HĐKH đã đánh giá, xem xét những sản phẩm dự thi và bỏ phiếu một cách nghiêm túc, khoa học.
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu tổng kết buổi đánh giá, chấm chọn sản phẩm
Nhà báo Phạm Huy Hoàn, TBT báo Dân trí, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng cho biết: "HĐKH đã chọn ra sản phẩm KHTN rất xứng đáng để trao giải NTĐV trong năm nay cho lĩnh vực này. Tuy nhiên đây là sản phẩm gì thì BTC sẽ công bố vào đêm trao giải, lúc 20h ngày 19/11 tại Cung văn hoá Hữu Nghị Việt Xô".
Nhà báo Phạm Huy Hoàn, TBT báo Dân trí, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng cho biết kết quả sẽ được công bố vào đêm trao giải 19/11.
Trao đổi với Dân trí, GS Nguyễn Văn Hiệu cho biết thêm, sản phẩm vinh dự được trao giải thưởng năm nay là một công trình lớn, đã và đang góp phần rất lớn thay đổi diện mạo, cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam hiện nay để được tôn vinh tại Lễ trao giải thưởng".
Đêm trao giải Nhân tài đất Việt 2012 bắt đầu từ 20h ngày 19/11, được truyền hình trực tiếp trên VTV2 và Báo điện tử Dân trí
BTC và các nhà khoa học trong Hội đồng chụp ảnh lưu niệm
Theo Dantri
"EVN đã sao chép, bóp méo thông tin động đất" Không chỉ sao chép không có sự đồng ý của tôi, EVN còn thêm bớt, làm méo mó nội dung" - TS Lê Trần Chấn, nguyên Trưởng phòng Địa lý Sinh vật (Viện Địa lý). TS Lê Trần Chấn. TS Chấn cho biết, năm 1996, Viện Địa lý khi đó thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, được...