Các nhà khoa học nghe nhạc của BTS để tìm hiểu thiên văn?
Gần đây trên một trang diễn đàn về Kpop ở Hàn Quốc đang bàn tán rất sôi nổi về một bài đăng nói về các nhà khoa học đã nghe bài hát “ 134340″ của BTS trong một cuộc họp.
Mới đây, một bài đăng riêng lẻ trên một diễn đàn về Kpop đã khiến cộng đồng fan Kpop nói chung và fan BTS nói riêng không khỏi tò mò. Người đăng bài “khoe” bài báo có tiêu đề về việc một nhà khoa học đã khen ngợi bài hát của BTS là “BTS khiến khoa học trở nên thật sinh động”. Cụ thể, bài hát “134340″ của BTS được phát trong cuộc họp các nhà khoa học hàng đầu thuộc viện nghiên cứu khoa học Daedeok.
Bài báo nói về việc bài hát của BTS được mở trong cuộc họp của các nhà khoa học
Bài hát “134340″ còn được nhắc đến với tên “Pluto”- chòm sao Diêm Vương (Hành tinh bé nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời, nằm ngoài cùng với kích thước rất khiêm tốn, cho nên nhiều người nó còn được biết đến với cái tên “Kẻ cô đơn nhất vũ trụ”
Như trong câu hát “Anh chỉ là một kẻ vô danh, và em cũng chỉ biết anh như một ngôi sao nhỏ bé”. Sau khi bị giáng xuống hành tinh lùn, sao Diêm Vương đã được gọi tên là tiểu hành tinh 134340, đó cũng chính là tên mà BTS đã đặt cho bài hát. Hay như câu “Có phải em đã tìm ra Eris ? Vậy tôi có gì kém hơn mặt trăng ấy ?”. Eris là hành tinh thứ 10 được tìm ra sau Diêm Vương nhưng được gọi là “mặt trăng” theo cách mỉa mai vì trong hệ mặt trời hành tinh luôn lớn hơn mặt trăng.
Có lẽ vì những kiến thức thiên văn mà BTS đưa vào bài hát đã gây tò mò cho các nhà khoa khọc chăng?
Chính nhờ lồng ghép kiến thức thiên văn vào trong lời bài hát một cách vô cùng tinh tế, ca khúc của BTS đã được các nhà khoa học khen ngợi hết lời như: “Cách các cậu ấy giải thích kiến thức khoa học trong lời bài hát rất tốt”; “Chúng ta áp dụng khoa học vào đời sống con người nhưng lại chẳng biết cách làm nó trở nên thú vị và tìm ra giá trị mới như cách BTS đã làm”.
Theo Tinnhac
Nghiên cứu cho thấy: Bệnh nhân tâm thần thích nghe nhạc của Justin Bieber và Eminem
Bạn có thể không ngờ rằng thể loại âm nhạc mà mình từng nghe lại mang đến một vài lợi ích cho các bệnh nhân tâm thần.
Báo cáo từ tờ Washington Post cho biết gần đây Đại học New York đã yêu cầu những sinh viên chuyên ngành tâm lý học điền vào bảng khảo sát đánh giá mức độ đa nhân cách của họ.
Kết quả nhóm nghiên cứu nhận được nhiều câu trả lời đáng yêu như "Love is overrated " và "For me what's right is whatever I can get away with", chúng chính là những lời bài hát.
Các sinh viên sau đó đã được yêu cầu xem xét "một loạt các lựa chọn âm nhạc", từ những tác phẩm kinh điển đến những bản hit Billboard gần đây. Người tham gia xếp hạng mỗi bài hát theo thang điểm bảy.
Sử dụng số liệu này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm mối tương quan giữa sở thích âm nhạc của sinh viên và các kết quả điều tra bệnh tâm thần. Nhóm nghiên cứu cũng yêu cầu những sinh viên khác liệt kê các bài hát có mối tương quan lớn nhất với bệnh rối loạn nhân cách.
Kết quả, bản hit năm 2015 - "What Do You Mean" của Justin Bieber, "Lose Yourself" của Eminem và "No Diggity" của Blackstreet là ba ca khúc có mối tương quan lớn nhất với bệnh rối loạn nhân cách.
Những tác phẩm có tỷ lệ thấp nhất là "Money for Nothing" của Dire Straits và bản nhạc năm 1979 của The Knack, "My Sharona".
Ban đầu, các nhà nghiên cứu đã có một giả thuyết rằng những người đa nhân cách có thể không hứng thú với ca từ trong bài hát. Tuy nhiên, kết quả được trình bày tại Hội nghị Thần kinh học năm nay lại cho thấy một sự thật hoàn toàn trái ngược.
Theo Tinnhac
Từ mượn ô tô của quản lí để quay MV tới cả công ty 'kéo nhau' qua Mỹ cổ vũ 'gà nhà': BigHit cũng đã lớn mạnh cùng BTS rồi !! Giống như việc BTS đã vượt qua bao khó khăn để có được thành công như hôm nay, BigHit cũng đã vượt qua bao khó khăn để có thể trở thành một công ty ăn nên làm ra như hiện tại. Từ một công ty đi lên từ con số âm... Bốn năm trước vào thời điểm BTS ra mắt, người ta nhắc...