Các nhà khoa học Nga thử nghiệm virus có thể tiêu diệt tế bào ung thư
Các nhà khoa học Nga cho biết, giai đoạn đầu tiên của các thử nghiệm, được thiết kế để chứng minh rằng loại thuốc này không gây hại cho con người, có thể kết thúc sớm nhất là vào giữa năm 2022.
Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh hoá và Y học cơ bản của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã hoàn thành việc phát triển một loại virus có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể người và đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về loại thuốc được cho sẽ là một bước đột phá tiềm năng, Phó Giám đốc Viện Vladimir Richter thông tin.
Để đảm bảo theo đúng quy trình pháp lý, các nhà nghiên cứu sẽ đệ trình tất cả các tài liệu cần thiết cho việc này cho Bộ Y tế vào tuần tới. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên sẽ là kiểm tra xem thuốc có vô hại với con người hay không và sẽ tiếp tục trong một năm rưỡi nữa.
“Chúng tôi đã tạo ra một loại virus dựa trên vắc-xin bệnh đậu mùa. Sau đó đã loại bỏ hai gene khỏi virus, những gene xác định độc lực làm cho nó ít nguy hiểm hơn. Sau đó, chúng tôi đã thay thế các gene này bằng hai gene khác, giúp tăng cường khả năng của virus”, các nhà khoa học cho biết.
Video đang HOT
Virus được thiết kế mới sẽ tiêm vào cơ thể bệnh nhân, sau đó nó tìm thấy một tế bào ung thư, lây nhiễm và bắt đầu sinh sản. Trong quá trình này, virus tạo ra các protein giết chết tế bào và bắt đầu lan rộng hơn khắp cơ thể để tìm kiếm các tế bào ung thư mới. Đồng thời, virus không thể lây nhiễm hoặc sinh sản trong các tế bào không gây ung thư.
“Kết quả chúng tôi đã có một loại thuốc ức chế khối u ung thư một cách hiệu quả, tìm kiếm và tiêu diệt di căn. Nó thực chất là một loại thuốc tự sao chép. Về lý thuyết, loại thuốc mới này có thể chống lại các khối u trong cơ thể trong một thời gian dài sau một mũi tiêm”, Richter nói.
Virus ban đầu được các nhà khoa học phát triển để chống ung thư vú, nhưng các thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy nó cũng có hiệu quả chống lại các loại ung thư khác.
Khoa học vừa tạo ra chuột mang tế bào người
Bằng việc tiêm tế bào gốc của người vào phôi chuột, các nhà khoa học sẽ tạo ra giống chuột cho kết quả thử nghiệm chính xác hơn.
Việc kết hợp các khối tạo dựng di truyền (genetic building blocks) của hai loài động vật khác nhau nghe có vẻ như phim khoa học viễn tưởng có cái kết thảm họa. Nhưng đây chính xác là sự thật mà các nhà khoa học đang làm bằng cách tiêm tế bào gốc của con người vào phôi chuột.
Theo Science News, thí nghiệm sau 17 ngày phát triển, một trong những phôi thu được có chứa đến hơn 4% tế bào người.
Những giống sinh vật lai này được gọi là chimera. Các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đã tiến hành thí nghiệm thêm tế bào người vào phát triển phôi động vật, nhưng chưa có thí nghiệm nào thành công như lần này.
Các nhà khoa học chỉnh sửa tế bào gốc của con người bằng cách điều chỉnh protein và đưa nó trở về trạng thái nguyên bản khi chưa phát triển. Việc này giúp tế bào thích nghi với môi trường mới trong phôi chuột.
Tế bào người (màu xanh lá) đang phát triển trong phôi chuột (màu xanh dương. Ảnh: Science Alert.
Sau 17 ngày được tiêm, tế bào người đã lan rộng đến phần lớn cơ thể của phôi động vật. Các tế bào người này tại các mô sẽ hình thành các bộ phận như tim, não và máu. Không phải tất cả các phôi đều phát triển như nhau. Ví dụ tế bào người có thể xuất hiện ở mắt. Và có những phôi lại xuất hiện tế bào người ở bộ phận khác.
Vậy ý nghĩa của thí nghiệm này là gì? Mục đích cuối cùng không phải tạo ra sinh vật lai người và động vật như trong truyền thuyết. Nếu những sinh vật lai này đạt đến độ trưởng thành nhất định, thì chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm các phương pháp điều trị, chữa bệnh mới trước khi thực hiện trên người.
Nói một cách đơn giản, nhưng con chuột mang tế bào người sẽ có kết quả thử nghiệm chính xác hơn so với chuột thông thường.
Trong tương lai, các nhà khoa học cũng có thể phát triển các bộ phận người trên cơ thể của lợn. Đây là loài có nội tạng khỏe mạnh và phù hợp cho các thí nghiệm cấy ghép.
Tuy nhiên đó là khía cạnh khoa học, vấn đề nhân đạo lại là chuyện khác. Nếu nói mạng sống con người có giá trị hơn mạng sống của các loài động vật khác thì thật tàn nhẫn. Những sinh vật mang tế bào người này chỉ dùng cho mục đích vì con người.
Dù sao thì phôi chuột chứa 4% tế bào người của thí nghiệm lần này cũng là một bước thử nghiệm quan trọng, tiền đề cho nhiều phát triển của khoa học sinh học trong tương lai.
Sự sống có thể tồn tại được trên Sao Hỏa, Sao Kim Micromycetes (một loại nấm siêu nhỏ) có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khí quyển giống như Sao Kim, nơi có mức độ phóng xạ cao. Thông tin này đã được các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu vũ trụ của Viện hàn lâm khoa học Nga chứng minh. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nấm vẫn...