Các nhà khoa học Mỹ đã hoàn thành chế tạo vắc-xin virus corona
Các nhà khoa học tại Greffex, một công ty công nghệ di truyền có trụ sở tại Houston, Texas, tuyên bố đã chế tạo được vắc-xin virus corona.
Một công ty kỹ thuật di truyền ở Houston, Texas thông báo đã chế tạo được vắc-xin để ngăn chặn virus corona sẵn sàng thử nghiệm trên động vật (hình ảnh trên kính hiển vi điện tử)
Công ty thông báo đã hoàn thành việc phát triển vắc-xin và nó đã sẵn sàng để thử nghiệm trên động vật và để được cơ quan quản lý xem xét.
Thông tin được đưa ra sau khi các nhà khoa học Anh tuyên bố đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin của mình và các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin thông báo đã tạo ra hợp chất mà họ tin rằng có thể sử dụng làm vắc-xin.
Vô số các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để làm điều tương tự, mặc dù họ đang thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, phát triển vắc-xin chỉ là bước đầu tiên. Hầu hết các ước tính cho thấy từ thử nghiệm đến sản xuất có thể mất 18 tháng đến hai năm, mặc dù Greffex chưa công bố tiến trình của mình.
Greffex cho biết, để đảm bảo an toàn, các nhà khoa học của họ không sử dụng bất kỳ dạng virus corona bài – sống hoặc bất hoạt – để chế tạo vắc-xin.
Hầu hết các vắc-xin sẽ chứa virus sống đã làm yếu hoặc virus bất hoạt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, virus corona mới chỉ được biết rất ít, lây lan rất nhanh và đã giết chết nhiều người đến mức các nhà khoa học tại Greffex không muốn gây nguy cơ phơi nhiễm có thể dẫn đến căn bệnh chết người được gọi là COVID-19.
Thay vào đó, họ đã chế tạo vắc-xin dựa trên một adenovirus.
Adenovirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp do virus, chiếm từ 2-5% số ca cảm lạnh.
Chúng cũng đã được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất vắc-xin.
Các công ty khác đang phát triển các vắc-xin sự tuyển dựa trên những vắc-xin được phát triển trước đây trong đợt dịch SARS nhưng đã bị bỏ rơi sau khi dịch bệnh được ngăn chặn sau sáu tháng.
Các nhà khoa học tại Đại học Texas, Austin, đã phải chế tạo lại phân tử tạo nên protein trên bề mặt của virus corona (nay là SARS-CoV-2) để tạo ra bản đồ ba chiều của cấu trúc.
Và hợp chất họ tạo ra có thể hoạt động như một loại vắc-xin, kích hoạt phản ứng miễn dịch với virus.
Giống như nhóm UT Austin và các cộng sự của họ tại Moderna Therapeutics, nhóm Greffex tin rằng quy trình sản xuất của họ là một trong những cách nhanh nhất để sản xuất vắc-xin.
‘Bí quyết trong việc chế tạo vắc-xin là liệu bạn có thể chia vắc-xin đã tạo ra thành một số liều nhất định, có thể thử nghiệm vắc-xin một cách nhanh chóng và hiệu quả và sau đó có thể tiêm vắc-xin cho bệnh nhân không – và đó là điều mà chúng tôi có – và đó là một lợi thế so với các công ty khác”, Giám đốc điều hành Greffex John Price nói.
Vắc-xin của Greffex được đưa ra sau khi Viện Y tế Quốc gia (NIH) cấp cho công ty khoản tài trợ lên tới 18,9 triệu đô la để phát triển một nền tảng “plug-and-play” cho phép thêm một vài thành phần cụ thể vào công thức cơ bản và nhanh chóng thiết kế vắc-xin.
Bây giờ khi vắc-xin dự tuyển đã sẵn sàng, họ sẽ phải thử nghiệm trên động vật, sau đó bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 ở người, tiếp theo là 2 giai đoạn thử nghiệm trên người khác, và cuối cùng là phê chuẩn của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA)Mỹ.
Các vắc-xin có thể mất tới một thập kỷ để phát triển.
Ngay cả với tất cả các giải pháp nhanh nhất có thể, việc thử nghiệm theo yêu cầu của FDA là rất nghiêm ngặt và tốn thời gian, do đó việc sản xuất vắc-xin nhanh nhất cũng vẫn sẽ mất khoảng 18 tháng đến một năm.
Cẩm Tú
Theo DM/dantri
Những nghiên cứu mới cảnh báo về mực nước biển trên toàn cầu
Thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử từng được ghi nhận, trong đó 5 năm vừa qua là năm nóng nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh Nam Cực vừa trở thành khu vực mới nhất trên Trái Đất lập kỷ lục về nền nhiệt cao, hai báo cáo khoa học mới nhất tiếp tục đưa ra cảnh báo con người về nguy cơ lục địa tiếp tục ấm lên, dẫn đến làm tan chảy các dòng sông băng và theo đó sẽ khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao thêm hàng chục mét.
Khu vực thuộc Nam Cực hiện là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo công bố ngày 14/2, một nhóm các nhà khoa học đã ghi nhận mức nhiệt 20,75 độ C tại trạm nghiên cứu trên đảo Seymour - một phần của một quần đảo ngoài khơi phía Bắc của Nam Cực - trong ngày 9/2. Theo nhà khoa học người Brazil Carlos Schaefer, đây là lần đầu tiên tại Nam Cực chứng kiến nền nhiệt vượt mốc 20 độ C, phá vỡ kỷ lục được thiết lập cách đó chỉ một tuần - với 18,3 độ C theo số liệu ghi nhận tại trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina tại đây.
Chia sẻ với báo giới, nhà khoa học Carlos Schaefer cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến xu hướng ấm lên ở nhiều địa điểm chúng tôi đang theo dõi. Trước đây, chúng tôi chưa từng thấy tình trạng này".
Khu vực thuộc Nam Cực hiện là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất, tăng 3 độ C chỉ trong vòng 50 năm qua. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ở Nam Cực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nio, khiến nước ở các đại dương trở nên nóng hơn. Ngoài ra, sự dịch chuyển của dòng hải lưu và việc khu vực Nam bán cầu đang trong mùa Hè cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ trung bình tăng cao kỷ lục.
Một báo cáo nghiên đăng trên chuyên san "Earth System Dynamics" ngày 14/2 cũng dự báo rằng hiện tượng băng tan ở Nam Cực có thể sẽ khiến mực nước biển tăng thêm tới 58 cm vào cuối thế kỷ này, cao gấp 3 lần so mức tăng trong thế kỷ trước. Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà khoa học Anders Levermann thuộc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức) đánh giá "yếu tố Nam Cực đang trở thành mối nguy cơ lớn nhất và bất ổn nhất đối với mực nước biển trên toàn cầu". Theo nhóm nghiên cứu của ông Levermann, việc các nước nhanh chóng giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế băng tan.
Cũng liên quan dự báo về mực nước biển trong tương lai, các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu gian băng gần nhất của Trái Đất, giai đoạn cách đây từ 129.000 đến 116.000 năm. Sau khi đo các đồng vị từ tro núi lửa trong các mẫu băng, nhóm nghiên cứu đã xác định được một khoảng trống trong các dữ liệu về mật độ băng, trong đó cho thấy rõ mực nước biển dâng cao khi nhiệt độ ấm lên.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cũng cho rằng các tảng băng tan chảy đã đóng góp thêm 15 cm cho mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 20 và theo đó, môi trường sống của hơn một tỷ người trên thế giới sẽ trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương.
Thanh Phương
Theo baotintuc.vn
Cuộc sống của nhà khoa học giữa tiết trời -22 độ ở trạm nghiên cứu tia vũ trụ trên ngọn núi cao 3.200 m Suốt nhiều tháng trời, các nhà khoa học tại trạm nghiên cứu Cosmic Ray Research Station phải gồng mình chịu đựng cái lạnh thấu xương trên độ cao 3.200 m. Tọa lạc tại dãy núi Aragats ở Armenia, xấp xỉ 1/3 chiều cao của đỉnh Everest, nhiệt độ xung quanh trạm nghiên cứu vào mùa đông hoàn toàn có thể hạ gục một...