Các nhà khoa học muốn lập bản đồ 3D toàn bộ thế giới trước khi Trái Đất bị biến đổi khí hậu hủy hoại
Trái Đất đang biến đổi nhanh hơn bất cứ ai có thể hình dung được. Các vụ cháy rừng, núi băng tan và còn nhiều bằng chứng khác đang từng ngày xảy ra nhiều hơn cho thấy các nền văn hóa cổ xưa đang dần biến mất.
Biến đổi ở một mức độ nào đó là điều hiển nhiên, nhưng biến đổi ngày một nhanh và dữ dội hơn do hậu quả của các hoạt động của con người khiến cho khí hậu phải biến đổi thì hoàn toàn là vấn đề nghiêm trọng.
Năm 2018, các nhà khảo cổ học đã sử dụng lase để khảo sát một phần của rừng Guatemala và phát hiện ra một thành phố cổ đã bị chôn vùi. Hiện nay, các nhà nghiên cứu của dự án “Lưu trữ Trái Đất” cũng muốn áp áp dụng phương pháp này để lập bản đồ toàn bộ phần đất liền của Trái Đất.
Mới đây, hai nhà nghiên cứu đã đề xuất một cách lưu lại thông tin về hành tinh của chúng ta. Đó là sử dụng lase để tạo ra bản đồ 3D có độ phân giải cao của toàn bộ thế giới hiện nay. Đây là một dự án phi lợi nhuận có tên “Lưu trữ Trái Đất”, do nhà khảo cổ học Chris Fisher và nhà địa lý học Steve Leisz khởi xướng. Hai nhà nghiên cứu đều đang công tác tại Trường đại học bang Colorado, Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà khảo cổ học Fisher đã phát biểu rằng khủng hoảng khí hậu đe dọa sẽ phá hủy di sản văn hóa và sinh thái của chúng ta chỉ trong vòng vài thập kỉ tới. Vậy làm thế nào để chúng ta lưu lại được những thông tin về tất cả mọi thứ hiện nay trước khi quá muộn? Câu trả lời là sử dụng phương pháp điều tra và phân loại bằng ánh sáng, hay còn gọi là phương pháp Lidar. Đây là phương pháp khảo sát từ xa bằng cách sử dụng máy bay mang thiết bị quét mặt đất bằng ánh sáng lase. Bằng phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể lập các bản đồ 3D có độ phân giải cao của một vùng rộng lớn với các vật thể, thông tin không chỉ trên mặt đất mà còn nằm sâu dưới mặt đất.
Video đang HOT
Trong thập kỉ vừa qua, công nghệ này đặc biệt có đóng góp rất nhiều trong các cuộc khảo sát khảo cổ và giúp cho các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều thành phố đã bị chôn vùi trong các khu rừng rậm ở châu Phi và Nam Mỹ, nhiều con đường của thành phố Rome cổ đại và nhiều dấu tích của các đô thị cổ đại ở Campuchia. Năm 2007, ông Fisher là thành viên của nhóm nghiên cứu sử dụng Lidar tìm kiếm dấu vết của một thành phố đã mất ở vùng rừng Honduras. Phương pháp này đã giúp họ thu thập được thông tin chi tiết về thành phố này trong vòng 10 phút mà còn nhiều hơn cả những gì nhóm đã tìm được trong 10 năm chỉ đơn thuần bằng phương pháp tìm kiếm tại thực địa.
Nhờ kinh nghiệm quí báu này, ông Fisher tin rằng các nhà khoa học cần “quét, quét nữa, quét mãi” để ghi lại thông tin về những nơi dễ bị phá hủy nhất của thế giới trước khi những nơi này biến mất. Nhiệm vụ của dự án “Lưu trữ Trái Đất” sẽ tập trung vào khảo sát toàn bộ bề mặt đất liền trái đất, tương đương 29% diện tích toàn cầu, bắt đầu với những vùng nguy cơ cao nhất như là rừng mưa Amazon và các vùng ven biển đang có nguy cơ bị xóa sổ do nước biển dâng. Ông Fisher cho biết, nhiệm vụ này có thể còn kéo dài nhiều chục năm nhưng kết quả sẽ là “món quà cuối cùng dành cho các thế hệ tương lai”.
Để dự án này hoạt động, tất nhiên phải cần có nguồn tài chính lớn. Dự án cần khoảng 10 triệu đô-la Mỹ cho việc quét phần lớn vùng Amazon trong vòng 3 năm tới. Với chi phí cao như vậy, một số nhà nghiên cứu lo ngại không biết dự án có thể hoạt động đến cùng hay không. Giáo sư Mat Disney của Khoa Địa lý, Trường đại học Luân Đôn nhận định một dự án lớn như vậy chắc chắn sẽ chiếm nguồn tài chính của các dự án khác. Ngay cả khi có đủ tài trợ thì việc xin giấy phép bay qua các không phận cấm cũng là một rào cản khá lớn. Ông nói “Ai sẽ cấp phép cho các máy bay này bay qua Brazil, chắc chắn chính phủ Brazil sẽ không đồng ý” bởi vì Tổng thống Brazil hiện nay là ông Jair Bolsonaro còn đang chống lại khoa học và mở cửa một số vùng cấm của rừng Amazon vì lợi nhuận thương mại.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Tổng Giám đốc Điều hành Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge ca ngợi giáo dục Việt Nam
Tổng Giám đốc Điều hành của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge (Cambridge Assessment English) - bà Francesca Woodward nhận định, tầm nhìn dài hạn của Việt Nam sẽ giúp thế hệ tương lai có các kỹ năng tiếng Anh rất tốt.
Theo bà Woodward, việc học tiếng Anh là một hành trình dài và bà rất ấn tượng với động lực học của học sinh Việt Nam.
Bà Francesca Woodward là Tổng Giám đốc Điều hành của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge từ tháng 1/2019 và đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của bà đến Việt Nam.
Tại sự kiện gặp gỡ báo chí tại Hà Nội ngày 9/10, bà Woodward chia sẻ, người học tiếng Anh ở Việt Nam có động lực học rất cao, và động lực đó được thúc đẩy thêm bởi tầm nhìn dài hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương. Học ngôn ngữ là một hành trình dài, cần đến cả kỹ năng và động lực để thành công và việc học tiếng Anh ở Việt Nam đang phát triển hơn lúc nào hết.
Bà Francesca Woodward - Tổng Giám đốc Điều hành của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge (Cambridge Assessment English)
"Chúng tôi làm việc với các chuyên gia giáo dục trên khắp thế giới, nhưng Việt Nam luôn khiến chúng tôi ngạc nhiên bởi sự nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng nơi đây - những nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế phi thường của Việt Nam. Khi xét đến nguồn năng lượng tuyệt vời này, không có gì ngạc nhiên khi số lượng người tham dự các kỳ thi tiếng Anh Cambridge tăng lên rất nhanh. Tôi tin rằng những nỗ lực của các trường học và học sinh Việt Nam sẽ đảm bảo thế hệ nguồn nhân lực tương lai có trình độ tiếng Anh tốt và sẽ tiếp tục tạo ra những tác động trên tầm quốc tế", bà Woodward nói.
Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge đã tổ chức các kỳ thi tiếng Anh Cambridge tại Việt Nam từ năm 2006. Các kỳ thi này được thiết kế cho các mục đích khác nhau bao gồm trường học, mục đích thông thường và giáo dục bậc cao, cũng như thương mại. Các kỳ thi dành cho trường học rất phổ biến ở Việt Nam và đem lại một phương pháp cải thiện tiếng Anh có hệ thống cho hàng ngàn học sinh mỗi năm.
Bà Woodward cũng cho rằng, kỹ năng tiếng Anh nơi làm việc vẫn đang là "vấn đề lớn", một thách thức toàn cầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ tiếng Anh phù hợp vẫn nằm trong số những yếu tố được quan tâm hàng đầu của các công ty lớn trên khắp thế giới. Đây là một vấn đề lớn.
Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge là thành viên của Đại học Cambridge danh tiếng, với sứ mệnh giúp đỡ mọi người học tiếng Anh và chứng tỏ năng lực của mình với toàn thế giới.
Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge cung cấp các kỳ thi và bài kiểm tra hàng đầu thế giới cho các giáo viên và học viên tiếng Anh tại hơn 130 quốc gia với 5,5 triệu lượt thi mỗi năm. Các kỳ thi bao gồm: Các kỳ thi tiếng Anh Cambridge (Cambridge English Qualifications); Linguaskill; IELTS; Chương trình giảng dạy tiếng Anh Cambridge (Cambridge English Teaching).
TH
Theo vnmedia
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc chỉ ra "Bộ tứ thần thánh" trong hành trình nuôi dạy con cái Khóa học "Bí quyết dạy con xuất chúng" của Tiến sĩ - Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút hàng trăm phụ huynh, những người yêu trẻ tham gia. Hàng trăm phụ huynh, những người yêu trẻ tham dự khóa học của Tiến sĩ Trần Quốc Phúc. Vốn sinh ra trong một gia đình có...