Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao
Các chuyên gia Di truyền học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã đề xuất phương pháp mới, mở ra con đường tạo các giống cây trồng nông nghiệp có năng suất cao hơn và sức kháng bệnh mạnh hơn, cụ thể là giống lúa .
Quỹ Khoa học Nga (RSF) đã thông báo tin vui này với Sputnik.
Giống lúa của tương lai được tạo ra như thế nào?
Theo giải thích của các chuyên gia từ RSF, mã di truyền của thực vật chứa đầy các đoạn DNA lặp lại có thể nằm lần lượt hoặc rải rác khắp bộ gen.
Các gen phân tán, còn gọi là “gen nhảy”, ảnh hưởng đến hoạt động của các gen khác và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của thực vật, khả năng kháng bệnh và điều kiện môi trường bất lợi của chúng. Việc nhúng gen từ các sinh vật khác vào chúng là hướng đi đầy triển vọng để tạo ra các giống cây trồng mới.
Trong suốt vòng đời của thực vật, “gen nhảy” thay đổi rất nhiều (đột biến) và các chương trình máy tính hiện có không nhìn thấy chúng nữa, gây trở ngại cho quá trình chỉnh sửa tiếp theo.
Để tháo gỡ khó khăn này, các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã phát kiến cách tiếp cận sử dụng bảng toán học được tinh chỉnh dần dần, so sánh chúng với các phần DNA hiện thực.
Video đang HOT
Các tác giả của công trình nghiên cứu xác nhận rằng, không giống như những lối tiếp cận truyền thống, phương pháp mới họ có khả năng phát hiện ngay cả những đoạn lặp lại đã bị đột biến.
Sau khi phân tích bộ gen lúa (Oryza sativa) bằng thuật toán mới, họ đã xác định được 992.739 đoạn lặp lại thuộc 79 họ khác nhau. Chỉ số này nhiều hơn 56% so với số đoạn lặp lại được xác định bởi thuật toán EDTA, vốn được các nhà sinh vật học sử dụng rộng rãi. Đồng thời, các đoạn lặp lại chiếm 66% toàn bộ bộ gen lúa, cũng vượt quá ước tính trước đây.
Nhiệm vụ quan trọng và triển vọng rộng lớn
“Gạo là sản phẩm lương thực chính, phục vụ nhu cầu đời sống của hơn 1 tỷ người. Do đó, có một nhiệm vụ trọng đại là phát triển các giống mới có năng suất cao của loại cây trồng này”, chuyên gia Evgeny Korotkov phụ trách dự án được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tài trợ, đứng đầu nhóm phân tích toán học về trình tự DNA và protein của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, cho biết. Ý kiến của ông được trích dẫn trong tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
Theo lời ông Korotkov, để giải quyết vấn đề phát triển các giống lúa mới, cần phải hiểu cấu trúc bộ gen lúa và tìm ra trong đó tất cả các thành tố di truyền cơ động. Tập thể chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang đã phát hiện ra số lượng lớn những trình tự chưa từng được phát hiện, điều này giúp tìm ra những điểm thành công để tích hợp gen thực vật khác vào bộ gen lúa và tạo ra giống lúa mới.
Trong tương lai, các nhà khoa học dự kiến áp dụng cách tiếp cận này cho những loại cây trồng nông nghiệp khác, cũng như cố gắng tinh chỉnh làm cho phương pháp này nhạy hơn nữa. Kế hoạch của họ bao gồm việc tạo ra một cơ sở dữ liệu về các đoạn lặp lại phân tán được tìm thấy trong nhiều loại cây trồng khác nhau, sẽ mở dành chia sẻ cho cộng đồng khoa học quốc tế cũng như để tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm tiếp theo.
Kết quả của công trình nghiên cứu với sự tài trợ từ Quỹ Khoa học Nga đã được công bố trên tạp chí Rice Science.
Pháp cảnh báo nguy cơ chiến tranh ở trung tâm châu Âu, nêu tính chất của 'mối đe doạ Nga'
Pháp đã gọi Liên bang Nga là "mối đe dọa trực tiếp nhất" đối với lợi ích của nước này và sự ổn định của lục địa châu Âu trong tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc gặp ở Paris ngày 8/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo The Kyiv Independent của Ukraine ngày 15/7 cho biết trong tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia mới được công bố ngày 14/7, Pháp cho rằng Liên bang Nga đang sử dụng mọi công cụ trong tay để phá hoại sự ủng hộ dành cho Ukraine và thách thức trật tự quốc tế vì lợi ích của chính mình, đồng thời chỉ ra các hoạt động phá hoại của Moskva (Moscow) trên khắp lục địa châu Âu.
Theo The Kyiv Independent, tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia này do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủy quyền, nhằm xác định các mục tiêu và thách thức chiến lược của Paris đến năm 2030. Tài liệu nêu rõ việc ủng hộ Ukraine trước sự gây hấn của Liên bang Nga "đã trở thành ưu tiên chiến lược tức thời của hầu hết các quốc gia châu Âu".
Kể từ khi Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhiều lần cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột công khai giữa liên minh quân sự do Mỹ đức đầu này và Moskva trong những năm tới.
Vào ngày 11/7 vừa qua, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp, Tướng Thierry Burkhard, cho biết Liên bang Nga coi Pháp - một trong những quốc gia hỗ trợ quân sự chính cho Kiev - là "kẻ thù chính của họ ở châu Âu".
"Trong những năm tới, và đến năm 2030, mối đe dọa chính đối với Pháp và châu Âu là nguy cơ xảy ra chiến tranh công khai ngay tại trung tâm châu Âu", tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia cảnh báo.
Tài liệu cho biết Liên bang Nga đã tăng cường các cuộc tấn công mạng, hoạt động phá hoại và gián điệp nhằm vào Pháp và các đồng minh, đồng thời triển khai "toàn bộ năng lực chiến tranh quy ước" trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Pháp cũng cảnh báo rằng Liên bang Nga đang tìm cách làm nản lòng các đồng minh của Ukraine trong việc tăng cường hỗ trợ quân sự, đồng thời củng cố các mối quan hệ với Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
"Cuối cùng, Moskva vẫn tiếp tục tái vũ trang với mục tiêu tăng quân số thêm 300.000 binh sĩ, 3.000 xe tăng và 300 máy bay chiến đấu vào năm 2030. Chi tiêu quân sự của họ hiện chiếm gần 40% ngân sách quốc gia", tài liệu Đánh giá Chiến lược Quốc gia của Pháp nêu rõ.
Phản ánh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, tài liệu thừa nhận rằng Washington đang theo đuổi một "chính sách đối ngoại khó lường hơn" và điều này sẽ có hậu quả lớn đối với NATO và cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Mặc dù ban đầu chỉ trích NATO và miễn cưỡng phê duyệt viện trợ quân sự mới cho Ukraine, nhưng trong những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã thay đổi quan điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: THX/TTXVN
Sau cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã rút lại tuyên bố trước đây rằng liên minh quân sự này đã lỗi thời, và ca ngợi quyết định gần đây tại hội nghị thượng đỉnh ở The Hague nâng mức chi tiêu quốc phòng mục tiêu lên 5%.
Hai nhà lãnh đạo cũng vạch ra một kế hoạch để NATO mua vũ khí chất lượng cao của Mỹ, bao gồm cả hệ thống phòng không Patriot nhằm cung cấp cho Ukraine, giúp nước này chống lại Liên bang Nga và đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa cũng như thiết bị bay không người lái (UAV) ngày càng dữ dội của Liên bang Nga.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 14/7, Tổng thống Trump nói: "Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận hôm nay: chúng tôi sẽ gửi cho họ (Ukraine) vũ khí, và họ (châu Âu) sẽ chi trả. Mỹ sẽ không thanh toán bất kỳ khoản nào. Chúng tôi sẽ không mua, nhưng chúng tôi sẽ sản xuất, và họ (châu Âu) sẽ trả tiền cho số đó".
Khi được hỏi rằng khi nào số vũ khí đó, bao gồm cả hệ thống Patriot, sẽ đến Ukraine, Tổng thống Trump trả lời rằng: "Chúng tôi sẽ có một số (vũ khí) được chuyển đến rất sớm, chỉ trong vài ngày tới" và cho biết thêm là các quốc gia châu Âu hiện đang sở hữu hệ thống Patriot sẽ chuyển giao chúng cho Ukraine.
"Chúng sẽ bắt đầu đến rất sớm", ông Trump nói.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cho biết thêm đợt viện trợ tiếp theo cho Ukraine sẽ bao gồm nhiều loại thiết bị quân sự hơn ngoài hệ thống tên lửa Patriot.
Tổng thống Ukraine tiết lộ nội dung các cuộc điện đàm sau khi Tổng thống Trump ra tối hậu thư với Nga Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng Thư ký NATO Mark Rutte sau khi nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt thuế quan nghiêm khắc đối với Liên bang Nga nếu không đạt được tiến triển về lệnh ngừng bắn trong vòng 50 ngày. Bài đăng trên mạng xã hội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ sa thải 17 chánh án tòa di trú

Indonesia nói về 'nỗ lực phi thường' để đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Những câu hỏi đặt ra sau loạt vụ nổ trên nhiều tàu hàng ghé thăm cảng Nga

Tổng thống Ukraine ký luật đa quốc tịch, chấm dứt hàng thập kỷ tranh luận

Hamas thay đổi chiến thuật: Những đống đổ nát ở Gaza trở thành mối đe dọa với IDF

Phản ứng của người dân Ukraine sau khi Tổng thống Trump đưa ra 'tối hậu thư' với Nga

Tăng tốc hành động vì con người

Thái Lan: Bà Paetongtarn Shinawatra đề nghị gia hạn thời gian nộp bản tuyên bố bào chữa

Nga chọn ứng dụng Max làm nền tảng nhắn tin quốc gia

UNESCO lựa chọn quốc gia đăng cai kỳ họp Ủy ban Di sản Thế giới năm 2026

Apple chi nửa tỷ USD xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm tại Mỹ

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol đề nghị xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ
Có thể bạn quan tâm

Không nhận ra thiếu gia nhà bầu Hiển khi làm bố đơn thân, để lộ cảnh bên trong dinh thự bạc tỉ gây choáng
Netizen
16:11:45 16/07/2025
Vì sao Ronaldo muốn Messi sang Saudi Arabia?
Sao thể thao
16:02:49 16/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối chuẩn vị nhà, ai thấy cũng muốn được về ăn cơm
Ẩm thực
16:02:25 16/07/2025
Luật sư nói lý do Jack khởi kiện Thiên An
Sao việt
15:59:17 16/07/2025
Mẹ Jack phản hồi vụ lightstick: Thông tin chưa kiểm chứng làm ảnh hưởng tài chính và uy tín công ty, tung lightstick mới hứa hẹn sẽ thực hiện
Nhạc việt
15:56:19 16/07/2025
Bình An và 3 vai "trai đểu" khiến khán giả ghét cay ghét đắng trên màn ảnh nhỏ
Phim việt
15:20:07 16/07/2025
Chung Hân Đồng: Từ "mỹ nhân không ai dám cưới" đến quý cô độc thân giàu có
Sao châu á
15:17:18 16/07/2025
Hà Nội được du khách Việt tìm kiếm hàng đầu cho kỳ nghỉ lễ 2/9
Du lịch
15:14:05 16/07/2025
Tổng thống Trump đưa ra loạt thông báo thuế quan mới

Bị rào lại lối đi nhờ, lái ô tô tông thẳng vào người hàng xóm
Pháp luật
14:49:43 16/07/2025