Các nhà khoa học lần đầu đến được cây cao nhất trong rừng Amazon
Sau 3 năm lên kế hoạch, 5 chuyến thám hiểm và 2 tuần đi bộ xuyên rừng, các nhà khoa học đã đến được vị trí cây cao nhất, tương đương tòa nhà 25 tầng, từng được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Amazon.
Cây thân gỗ vermelho angelim, cây cao nhất được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Amazon, tại khu vực sông Jari, miền Bắc Brazil, ngày 17/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cây thân gỗ vermelho angelim (tên khoa học là Dinizia excelsa) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên sông Iratapuru ở miền Bắc Brazil. Cây cao 88,5m chu vi thân 9,9m và là cây lớn nhất từng được phát hiện ở Amazon.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện cây khổng lồ này qua các hình ảnh vệ tinh thu được vào năm 2019 khi thực hiện dự án lập bản đồ 3 chiều (3D). Một nhóm gồm các học giả, nhà môi trường và hướng dẫn viên địa phương đã tổ chức chuyến thám hiểm để tiếp cận cây này vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, thiếu vật tư và tình hình sức khỏe của một số thành viên, đoàn thám hiểm đã phải quay trở về sau 10 ngày.
Ba chuyến đi sau đó tại khu vực thung lũng Jari xa xôi trong khu bảo tồn, nằm ở ranh giới các bang Amapa và Para, đã đưa các nhà thám hiểm đến được một số cây khổng lồ khác, trong đó có cây cho hạt cao nhất từng được ghi nhận ở Brazil với chiều cao 66m. Phải đến sau chuyến thám hiểm ngày 12-25/9 vượt 250 km sông gập ghềnh hiểm trở bằng thuyền và 20 km đi bộ xuyên rừng, các nhà nghiên cứu mới có thể tiếp cận cây vermelho angelim khổng lồ.
Cây thân gỗ vermelho angelim, cây cao nhất được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Amazon, tại khu vực sông Jari, miền Bắc Brazil, ngày 17/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi cắm trại dưới gốc cây, nhóm nghiên cứu đã thu thập lá cây, đất xung quanh và các mẫu vật khác để phân tích tuổi đời của cây, ước tính ít nhất 400 đến 600 năm. Các nhà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu tại sao khu vực này lại có nhiều cây khổng lồ và những cây này lưu trữ bao nhiêu carbon.
Kỹ sư lâm nghiệp Diego Armando Silva tại Đại học liên bang Amapa cho biết khu vực này có nhiều cây khổng lồ có tổng trọng lượng lên tới 400.000 tấn, khoảng một nửa trong số đó hấp thụ carbon từ khí quyển, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, dù nằm trong khu vực khó tiếp cận, những cây khổng lồ trong khu bảo tồn đang bị đe dọa bởi tình trạng khai thác gỗ và vàng trái phép. Trong 3 năm qua, diện tích rừng bị tàn phá trung bình mỗi năm tại khu vực rừng Amazon của Brazil đã tăng 75% so với thập kỷ trước.
Giải Nobel Y sinh 2022 thuộc về nhà khoa học người Thụy Điển Svente Paabo
Ngày 3/10, Giải Nobel Y sinh năm 2022 đã được trao cho nhà khoa học, nhà di truyền học người Thụy Điển Svente Paabo.
Theo công bố của Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) lúc 16 giờ 30 ngày 3/10 (theo giờ Việt Nam), chủ nhân của Nobel Y sinh năm 2022 đã thuộc về các nhà khoa học người Thụy Điển Svente Paabo.
Theo Ban tổ chức, nhà khoa học, di truyền học người Thụy Điển Stenve Paabo được vinh danh vì những phát hiện mang tính đột phá của ông về sự tiến hóa của con người.
Nghiên cứu của nhà di truyền học Svante Pbo được đánh giá là góp phần làm thay đổi lĩnh vực nghiên cứu về nguồn gốc loài người sau khi phát triển cách tiếp cận mới cho phép giải mã chuỗi ADN từ những mẫu vật khảo cổ. Ông Pbo đã giải trình tự ADN của người Neanderthal - một nhánh người cổ xưa sinh sống tại đại lục Á - Âu cho tới tầm 40.000 năm trước.
Nhà khoa học Svante Pbo sinh năm 1955 tại Stockholm, từng học tại Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Zrich (Thụy Sĩ) và sau đó là Đại học California (Mỹ). Ông trở thành Giáo sư ở Đại học Munich (Đức) năm 1990. Sau đó, năm 1999, ông sáng lập Viện nghiên cứu Nhân chủng học tiến hóa ở Leipzig, Đức và làm việc tại đây cho tới nay.
Năm 2021, Giải Nobel Y Sinh thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian, với những khám phá về các thụ thể của con người đối với nhiệt độ và xúc giác. Trong số 13 chủ nhân của Nobel 2021, chỉ có 1 người là nữ giới; toàn bộ các giải thưởng trong lĩnh vực khoa học đều trao cho nam giới.
Theo truyền thống, Giải Nobel Y Sinh đã mở màn mùa giải Nobel năm 2022. Tiếp theo, đó sẽ là các giải thưởng Nobel Vật lý vào ngày 4/10, Hóa học ngày 5/10 và Văn học ngày 6/10. Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được công bố ở Oslo (Na Uy) vào ngày 7/10. Giải Nobel Kinh tế sẽ được trao ngày 10/10 và khép lại mùa giải Nobel năm nay.
Các cộng đồng bản địa Peru phong tỏa sông tại Amazon phản đối vụ tràn dầu Chính phủ Peru cho biết các cộng đồng bản địa ở nước này đã phong tỏa một con sông lớn ở khu vực Amazon ngày 28/9 nhằm phản đối vụ tràn dầu thô tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này. Vệt dầu loang tại bờ biển tỉnh Callao, Peru sau sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun...