Các nhà khoa học khẩn trương giải mã biến thể Omicron
Các biện pháp phòng dịch mà nhiều quốc gia áp dụng để ngăn ngừa lây lan biến thể mới Omicron đang giúp các nhà khoa học có thêm thời gian để giải đáp các câu hỏi then chốt liên quan đến biến chủng này.
Một em nhỏ tiêm vaccine COVID-19 tại Johannesburg (Nam Phi). Ảnh: AP
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi tên biến chủng mới (B.1.1.529) của virus SARS-CoV-2 là Omicron và xếp nó vào nhóm biến chủng đáng lo ngại.
Mỹ, Canada, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia đã áp đặt hạn chế nhập cảnh với du khách từ phía Nam châu Phi – nơi có nhiều trường hợp mắc Omicron. Omicron được phát hiện lần đầu ở Nam Phi và đến nay đã ghi nhận các ca mắc biến chủng này tại Bỉ, Botswana, Israel và Hong Kong (Trung Quốc).
Bloomberg cho biết các phòng thí nghiệm ở châu Âu, Mỹ và châu Phi đang chuẩn bị nghiên cứu để đánh giá Omicron tác động thế nào đến những người đã được tiêm vaccine COVID-19 hoặc từng mắc COVID-19 trước đó. Cùng thời điểm, các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ đợt bùng phát ở Nam Phi để tìm hiểu mức độ lây truyền của biến thể mới và liệu nó có nguy hiểm hơn hay không.
Ngày 26/11, các nhà khoa học và nhiều chính khách cho biết sẽ cần nhiều tuần để giải đáp những câu hỏi này. Nghiên cứu sẽ khởi đầu bằng việc tập trung vào 50 đột biến của Omicron trong đó có 32 đột biến trên protein gai, vốn là nơi virus xâm nhập tế bào con người. Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm và qua việc quan sát các trường hợp mắc Omicron trên thực tế.
Công việc đầu tiên của virus là tồn tại trong vật chủ, và thiên nhiên đã lập trình để chúng thay đổi hình dạng. Virus SARS-CoV-2 đã đột biến và thay đổi nhiều với biến thể đáng quan ngại đầu tiên là Alpha được xác định vào tháng 12/2020. Omicron là biến thể đáng quan ngại thứ năm của SARS-CoV-2 được WHO đặt tên. WHO đánh giá Omicron mang nhiều nguy cơ khiến người từng mắc COVID-19 tái nhiễm cao hơn so với các biến thể khác.
Video đang HOT
Hãng BioNTech (Đức) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về Omicron và sẽ đưa ra dữ liệu liên quan đến hiệu quả của vaccine đối với biến thể này trong hai tuần tới. BioNTech và Pfizer (Mỹ) đã cam kết có thể đưa ra phiên bản mới vaccine của hai hãng này trong vòng 100 ngày nếu cần thiết.
Moderna cũng nghiên cứu liệu mũi vaccine bổ sung có thể vô hiệu Omicron hay không và kết quả sẽ có trong vài tuần tới. Moderna ngày 26/11 cũng cho biết đang nghiên cứu loại vaccine bổ sung nhắm tới Omicron. Hãng này xác nhận có thể đưa vaccine mới vào thử nghiệm trong 60-90 ngày.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn nhận định của các chuyên gia Nam Phi cho biết chưa thể xác định liệu Omicron có gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn hay không. Cũng như các biến thể khác, một số người mắc Omicron không có bất cứ triệu chứng nào.
Bà Wendy Barclay tại Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết điều rõ ràng bây giờ là Omicron lây lan nhanh hơn các biến thể trước đó. Bà Barclay nhận định ngay cả khi biến thể mới kháng được vaccine và kháng thể đơn dòng thì các bác sĩ vẫn không mất hết vũ khí. Theo bà, những loại thuốc đang được các công ty dược điều chế có thể có tác dụng nhờ cơ chế hoạt động của chúng trong cơ thể người. Thay vì nhằm vào protein gai của virus như vaccine, các loại thuốc tìm cách ngăn chặn virus sinh sôi.
WHO cảnh báo về Omicron, Đông Nam Á siết đi lại với các nước châu Phi
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, dù ca Covid-19 đang có xu hướng giảm ở hầu hết các nước Đông Nam Á, nhưng khu vực này vẫn cần cảnh giác, tăng cường các biện pháp phòng dịch, tăng độ phủ vaccine.
Nhiều nước trên thế giới đã siết quy định đi lại với một số nước châu Phi do lo ngại biến chủng Omicron (Ảnh: Getty).
"Mặc dù số ca Covid-19 đang giảm ở hầu hết các nước trong khu vực (Đông Nam Á), nhưng số ca nhiễm ở những nơi khác tiếp tục tăng cộng với sự xuất hiện của biến chủng đáng lo ngại mới là lời cảnh báo về mối đe dọa vẫn còn. Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực hết sức để bảo vệ mình trước mối đe dọa của virus và ngăn nó lan rộng. Bằng mọi giá, chúng ta cũng không được lơ là cảnh giác", Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, giám đốc WHO phụ trách khu vực Đông Nam Á, cảnh báo.
Bà nhấn mạnh: "Virus càng lây lan, nó càng có cơ hội để biến đổi và đại dịch sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa".
Quan chức WHO khuyến cáo, các nước Đông Nam Á cần đánh giá nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron và có các biện pháp ứng phó thích hợp. Các nước trong khu vực cần tăng cường năng lực giám sát, giải trình tự gen, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp cả về y tế và xã hội nhằm ngăn virus lây lan. Các biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang ở nơi công cộng, giữ khoảng cách, tránh tập trung đông người ở không gian kín, rửa tay thường xuyên và tiêm chủng vaccine.
Theo bà Singh, tính đến cuối tuần này, khoảng 31% dân số Đông Nam Á đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, 21% đã tiêm một mũi, trong khi gần 48% dân số hay một tỷ người vẫn chưa tiêm mũi nào.
Khuyến cáo được đưa ra trong bối cảnh giới khoa học bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện của B.1.1.529, một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. B.1.1.529 được phát hiện lần đầu tiên tại Botswana hôm 11/11 và cũng đã xuất hiện ở Nam Phi, Bỉ, Hong Kong, Israel, Cộng hào Séc và có thể cả Đức.
WHO ngày 26/11 chính thức gắn cho biến chủng này tên gọi Omicron và xếp nó vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Theo các nhà khoa học, Omicron có tổng cộng khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai, cấu trúc virus sử dụng để bám dính và xâm nhập tế bào người.
Đây là phiên bản virus đột biến nhiều nhất từ trước đến nay, làm dấy lên lo ngại nó thậm chí có thể nguy hiểm hơn Delta - biến chủng trội toàn cầu khiến nhiều nước lao đao. Tuy nhiên, giới khoa học cần thêm khoảng vài tuần nữa mới có thể xác định liệu các đột biến có làm cho Omicron tăng khả năng lây lan, giảm hiệu quả của vaccine hay né miễn dịch không.
Đông Nam Á siết đi lại với nhiều nước châu Phi
Lo ngại Omicron có thể gây ra làn sóng Covid-19 mới, một số nước Đông Nam Á đã lập tức hạn chế đi lại đối với nhiều nước châu Phi. Giới chức Thái Lan ngày 27/11 thông báo sẽ tạm thời ngừng nhập cảnh đối với người đến từ 8 quốc gia châu Phi bị coi là có nguy cơ cao với biến chủng Omicron.
Opas Karnkawinpong, một quan chức y tế cấp cao của Thái Lan, cho biết bắt đầu từ ngày 1/12/2021, Thái Lan sẽ không tiếp nhận người đến từ các nước châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe. Du khách của các nước này không được phép đăng ký nhập cảnh vào Thái Lan bắt đầu từ hôm nay. Người đến từ các nơi khác của châu Phi, kể cả đã tiêm chủng, không được miễn cách ly như quy định hiện hành.
Malaysia cũng bắt đầu siết đi lại với một số nước châu Phi từ hôm nay. Theo đó, người dân không được phép đến 7 quốc gia gồm Nam Phi, Botswana, Lesotho, Mozambique, Namibia và Zimbabwe. Người nước ngoài có tiểu sử đi lại qua những nước trên trong vòng 14 ngày cũng không được phép nhập cảnh Malaysia, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết. Công dân và thường trú nhân của Malaysia từ 7 nước trên trở về phải cách ly tập trung 14 ngày kể cả đã tiêm chủng.
Trước đó, hôm 26/11, Philippines và Singapore cũng thông báo hạn chế đi lại với 7 nước châu Phi trên. Lệnh cấm nhập cảnh, quá cảnh đối với người đến từ các nước này của Singapore có hiệu lực từ ngày 27/11, trong khi của Philippines có hiệu lực từ 26/11 đến ngày 15/12. Ngoài ra, Philippines sẽ truy vết dịch tễ mọi cá nhân có lịch sử đi lại đáng lo ngại vừa nhập cảnh Philippines trong tuần qua. Những người này sẽ phải cách ly y tế tập trung 14 ngày và làm xét nghiệm PCR.
Singapore vẫn cho phép nhập cảnh với công dân và thường trú nhân trở về từ các nước châu Phi trên nhưng với điều kiện cách ly y tế tập trung 10 ngày.
Du khách ồ ạt rời khỏi Nam Phi do lo sợ "siêu biến chủng" Omicron Nhiều du khách đã đổ xô tới sân bay để rời khỏi Nam Phi vì lo ngại biến chủng mới Omicron với đột biến nhiều chưa từng thấy. Du khách xếp hàng tại quầy vé ở sân bay quốc tế tại Johannesburg, Nam Phi ngày 26/11 (Ảnh: Reuters). Theo hãng tin AFP, những du khách với vẻ ngoài lo lắng đã đổ dồn...