Các nhà khoa học hồi sinh tế bào và nội tạng của lợn đã chết
Các nhà khoa học vừa công bố một kết quả chấn động rằng họ đã khôi phục sự lưu thông máu và chức năng tế bào trên khắp cơ thể của những con lợn vừa chết cách đó một giờ
Phát hiện mới khiến các nhà khoa học định nghĩa lại về cái chết. Ảnh minh họa: AFP
Đây được coi là một bước đột phá trong nghiên cứu buộc các chuyên gia nghĩ rằng chúng ta cần cập nhật định nghĩa về cái chết.
Theo hãng tin AFP, phát hiện này còn làm dấy lên hy vọng về một loạt ứng dụng y tế trong tương lai đối với loài người. Trước mắt, ứng dụng có thể giúp các cơ quan tồn tại lâu hơn và có khả năng cứu sống hàng nghìn người trên toàn thế giới cần cấy ghép.
Tuy nhiên, kết quả cũng nảy sinh một cuộc tranh luận về đạo đức trong quá trình nghiên cứu – đặc biệt là sau khi một số con lợn có vẻ ngoài đã chết khiến các nhà khoa học giật mình khi cử động trong quá trình thử nghiệm.
Trước đó, trong năm 2019, nhóm nghiên cứu làm việc tại Mỹ này đã khiến giới khoa học sửng sốt khi tìm cách khôi phục chức năng tế bào trong não của lợn vài giờ sau khi chúng bị chặt đầu.
Đối với nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đã mở rộng kỹ thuật này trên toàn bộ cơ thể.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tạo ra cơ chế đau tim ở những con lợn được gây mê thí nghiệm. Kết quả là máu ngừng chảy trong cơ thể và không cung cấp oxy nuôi dưỡng tế bào. Điều này đồng nghĩa với việc những con lợn này chết trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Sau đó, các nhà khoa học lại truyền vào cơ thể con vật chất lỏng có chứa máu của chính con vật đó, cũng như một dạng tổng hợp của hemoglobin – protein vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu – và các loại thuốc bảo vệ tế bào và ngăn đông máu.
Máu bắt đầu lưu thông trở lại và nhiều tế bào bắt đầu hoạt động bao gồm các cơ quan quan trọng như tim, gan và thận trong 6 giờ tiếp theo của thí nghiệm.
“Những tế bào này đã khôi phục chức năng vài giờ sau khi chúng ngưng hoạt động. Điều này cho chúng ta thấy quá trình chết của tế bào có thể được tạm ngưng”, Nenad Sestan – tác giả chính của nghiên cứu hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học Yales – giải thích.
Trong khi đó, đồng tác giả chính trong nghiên cứu, anh David Andrijevic, hy vọng kỹ thuật mới với tên gọi OrganEx có thể được sử dụng để cứu nội tạng.
“Kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng để cấp cứu cho người. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ đưa bệnh nhân vào trạng thái mà họ không thể sống nếu không có hỗ trợ y tế “, Brendan Parent, nhà đạo đức sinh học tại Đại học Dược Grossman, nhận định trong một bài viết đăng trên Nature.
Theo nhà nghiên cứu Sam Parnia – Đại học Dược Grossmand, nghiên cứu này chỉ ra cái chết không vạch định rõ ràng hoặc trắng hoặc đen mà nó là một quá trình sinh học có thể chữa trị và đảo ngược trong nhiều giờ sau khi cái chết xảy ra.
Benjamin Curtis, một nhà triết học đạo đức tại Đại học Nottingham Trent của Vương quốc Anh, cho biết định nghĩa về cái chết cần được cập nhật vì nó xoay quanh khái niệm không thể thay đổi.
“Nghiên cứu này cho thấy nhiều quá trình mà chúng ta nghĩ là không thể đảo ngược thực tế không phải vậy. Do đó, định nghĩa y học hiện tại về cái chết cũng cần thay đổi. Một người có thể không thực sự chết trong vài giờ sau khi các chức năng cơ thể ngừng hoạt động. Nếu như vậy, có thể có những thi thể nằm trong nhà xác vẫn chưa chết”, ông Curtis bày tỏ ý kiến.
iPhone tiếp tục là smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc
iPhone của Apple tiếp tục là thương hiệu smartphone bán chạy nhất ở Trung Quốc trong tháng thứ hai liên tiếp.
Theo Counterpoint Research, iPhone tiếp tục hồi sinh tại Trung Quốc khi giữ vững thành tích là điện thoại thông minh được mua nhiều nhất tại quốc gia này.
iPhone tiếp tục là smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc
IPhone chiếm tới 23,6% doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong tháng 11, tăng so với mức 22% vào tháng 10/2021.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng iPhone đã duy trì vị trí dẫn đầu thị trường trong hai tháng liên tiếp ở Trung Quốc. Thương hiệu điện thoại Trung Quốc Vivo đứng ở vị trí thứ 2 sau Apple với 17,8% thị phần.
Thành tích này của iPhone có nhiều nguyên nhân, đáng chú ý nhất là sự ra mắt của dòng iPhone 13 nhận được sự quan tâm lớn của người dùng tại Trung Quốc.
iPhone 13 có camera được nâng cấp, thời lượng pin dài hơn và một số cải tiến khác với mức giá ngang bằng với iPhone 12.
Ngoài ra, các mẫu iPhone khác của Apple cũng có được doanh số tuyệt vời tại thị trường đông dân nhất thế giới với sức cạnh tranh cao, vốn có rất nhiều hàng nội địa, cả những thương hiệu cao cấp với các flagship.
Một lý do khác thúc đẩy doanh số iPhone là dịp Lễ độc thân (11/11) của Trung Quốc mang về doanh số bán hàng kỷ lục.
Counterpoint Research dự đoán doanh số iPhone của Apple dự kiến sẽ giảm từ tháng 12/2021 hoặc tháng 1/2022 vì phần lớn người dùng iPhone đã dừng việc nâng cấp thiết bị của họ.
Sự gia tăng doanh số của iPhone cũng có tác động từ việc Huawei tụt dốc ở mảng smartphone. Một số thương hiệu hàng đầu khác của Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Vivo cũng đang phải hứng chịu những trừng phạt khắc nghiệt từ Mỹ.
Đền thờ Pantheon - kiệt tác kiến trúc 2000 năm tuổi của đế chế La Mã cổ đại, 2 lần bị phá hủy và lại hồi sinh Là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô Rome (Ý), đền thờ Pantheon cho đến ngày nay vẫn khiến du khách phải choáng ngợp bởi những chi tiết tinh tế và lối kiến trúc đặc sắc. Nhắc đến La Mã cổ đại, chúng ta nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc tuyệt tác tinh xảo trải dài khắp nước...