Các nhà khoa học giải mã nguyên nhân xuất hiện 9 cơn bão cùng lúc trên khắp thế giới
Bão chồng bão đang xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và mới đây các nhà khoa học đã đưa ra phân tich nguyên nhân của hiện tượng này.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy 9 cơn bão đang hoat đông ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung ở các khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Trong số đó, Mangkhut (siêu bão sắp đổ bộ vào Việt Nam) và Florence (siêu bão khiến hơn 1,5 triệu người dân Mỹ phải sơ tán) la mạnh nhất.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy 9 cơn bão xuất hiện cùng lúc trên thế giới. Ảnh: Deadline News
Cụ thể, siêu bão Mangkhut đươc dư bao đang gây nguy hiểm cho bất kỳ nơi nào mà nó quét qua, đang dần ập về phía Philippines với sức gió duy trì ở mức 265 km/h. Hệ thống Phối hợp và Cảnh báo Thảm họa Toàn cầu (GDACS) cho biết, tổng cộng khoảng 43,3 triệu người ở Philippines và miền Nam Trung Quốc là có thể bị ảnh hưởng từ siêu bão Mangkhut.
Tai Viêt Nam, theo bản tin lúc 9h sáng nay (14/9) của Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Mangkhut co thê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ của nước ta trong khoảng ngày 16-17/9 và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong khoảng ngày 17-18/9. Trong hoàn lưu bão có thể gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 17-19/9.
Florence chỉ là một trong 9 cơn bão đang hoat đông cung luc trên khăp thế giới. Ảnh: Daily Express
Trong khi đó, siêu bão Florence đang di chuyển về phía Mỹ với cấp độ 2, sức gió 177km/h sau khi bất ngờ hạ cấp từ bão cấp 4 (theo thang bão Saffir-Simpson) trong ngày 13/9 (theo giờ địa phương).
Video đang HOT
Siêu bão Fliorence bất ngờ hạ cấp nhưng được dự đoán là vẫn có thể gây ra nhiều thiệt hại lớn. Ảnh: National Post
Theo sau Florence còn có bão Helene và bão Issac trở thành mối đe dọa khi đang xuất hiện ở vùng biển Atlantic trước khi chúng di chuyển vào vùng biển Caribbean, với khả năng gây ra lũ lụt. Con cơn bão có tên là Olivia cũng đang hướng trực tiếp về phía Hawaii với sức gió tối đa là 104 km/h (tính đến ngày 11/9 giờ địa phương), gây ra mưa lớn và lũ lụt.
Điều khiến các chuyên gia thời tiết lo ngại đó là hình ảnh vệ tinh bất thường về những cơn bão mạnh cùng một lúc hình thành ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là một điều cực kỳ hiếm khi xảy ra.
Phil Klotzbach, một nhà nghiên cứu khoa học khí tượng tại ĐH bang Colorado (Mỹ), cho biết: “Cac cơn bão ở khu vực Thái Bình Dương vẫn còn hoạt động, trong khi bão ở Đại Tây Dương cũng đang mạnh lên, và điều này không phải chuyện bình thường. Tôi ngạc nhiên khi thấy những cơn bão ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đang hoạt động cùng một lúc”.
Nhiều người dân trên khắp thế giới đã hoảng sợ khi trông thấy hình ảnh vệ tinh của 9 cơn bão.
Cường độ của những cơn bão ngày càng diễn biến phức tạp có thể là do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Ảnh: Spectrum News
Lý giải về hiện tượng bất thường này, các nhà khoa học cho rằng, sự gia tăng cường độ của các cơn bão có thể là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cụ thể là khi nước biển đang trở nên ấm hơn. Điều này là một điều kiện thuận lợi cho phép sản sinh và hình thành nên các cơn bão và siêu bão.
Kristy Dahl, một nhà khoa học khí hậu của Liên minh các nhà khoa học liên quan (Union of Concerned Scientists), cho biết: “Chúng tôi biết những thay đổi này đang diễn ra. Có ít nhất một mối liên kết giả định giữa các cơn bão và nhiệt độ gia tăng ở các đại dương”.
Một nghiên cứu gần đây từ Trung Tâm Nghiên Cứu Khí Tượng Quốc gia (NCAR) của Mỹ, cho biết: “Trong khi các cơn bão, siêu bão xuất hiện tự nhiên, thì những tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra, khiến chúng tăng sức mạnh và nguy cơ gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng hơn”.
Theo Hong.vn
Tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội và các đối tác trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đó là chủ đề của Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018, tổ chức ngày 12/9 tại Hà Nội.
Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu bao gồm đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước; các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội trong và ngoài Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), các chuyên gia, nhà khoa học... Đây là Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội lần thứ III, sau 2 Hội thảo đã tổ chức trong 2 năm 2016 và 2017.
Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018
Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2018 do VUSTA tổ chức, với sự phối hợp của Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC), Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD), Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), Trung tâm Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), Trung tâm Nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam (RCED).
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA cho biết, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: "Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc phục cơ bản tình trạng huỷ hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường".
Trên thực tế, theo TS Phạm Văn Tân, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, vai trò của các tổ chức xã hội chưa được đẩy mạnh, chưa huy động và khuyến khích nguồn lực khối tư nhân tham gia sâu rộng. Vì thế, với trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, VUSTA đã không ngừng phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện trong hệ thống VUSTA đã có 86 hội ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp hội địa phương, 500 tổ chức khoa học và công nghệ và trên 101 cơ quan báo chí, đã tập hợp được gần 2 triệu trí thức trong cả nước để tham gia vào công việc này.
Ngoài phiên toàn thể, Hội thảo có 3 phiên thảo luận được tổ chức song song
TS Phạm Văn Tân bày tỏ: Với tính chất liên ngành và chuyên sâu, các tổ chức thành viên, các chuyên gia đã tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cụ thể, các trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài các tổ chức xã hội đã tham gia tích cực vào các hoạt động như truyền thông, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều sự kiện, mô hình sáng tạo được triển khai ở cộng đồng, nhiều khoá tập huấn, hội thảo được tổ chức với hình thức phong phú, các nhóm tình nguyện đã được hình thành và hoạt động hiệu quả. Các tổ chức xã hội cũng đã tổ chức nhiều sự kiện, diễn đàn nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thu hút sự quan tâm của công chúng, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và vận động chính sách bảo vệ môi trường.
Hội thảo có các tham luận chính từ các tổ chức xã hội có hoạt động nổi bật như: Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE)... Một số đề tài tham luận: Nguy cơ suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nước sông, suối; tác động của nhiệt điện than đến môi trường không khí và sức khỏe con người; vai trò và một số kết quả hoạt động tư vấn, phản biện chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường; môi trường làng nghề Việt Nam - thách thức và giải pháp; tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài...
Ra mắt Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam
Ngoài phiên toàn thể, trong 3 phiên thảo luận được tổ chức song song, các tham luận tập trung sâu hơn vào các hoạt động can thiệp, vận động chính sách mà các tổ chức xã hội đã và đang làm trong lĩnh vực sức khỏe và môi trường, nhận diện những thách thức và cơ hội mới để đề xuất các giải pháp.
Hội thảo diễn ra trong 01 ngày, kết thúc bằng việc ra mắt Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam. Với sứ mệnh "Vì nước sạch cho mọi người và sức khỏe cho cộng đồng", Liên minh gồm các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia và đóng góp nhằm tăng cường nước sạch cho mọi người và sức khỏe cho cộng đồng. Các tổ chức sáng lập Liên minh gồm: Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC), Trường Đại học Y tế công cộng, Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS), Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD)./.
Tin, ảnh: Thành Tâm
Theo cpv.org.vn
Nghệ An cần tăng cường các giải pháp chỉ đạo việc xả lũ của Thủy điện Bản Vẽ Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại buổi làm việc của đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT và tìm kiếm cứu nạn với UBND tỉnh Nghệ An sáng nay 31/8. Cuộc làm việc diễn ra sáng nay 31/8. Cùng dự có các sở, ngành liên quan. Ảnh: Thu Huyền Nghệ An là tỉnh...